Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đem tri thức đến vùng đất khó Hồng Ngài

Trọng bảo - 10:30, 01/07/2020

Hồng Ngài vẫn được biết tới là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai). Ở nơi xa xôi ấy, đội ngũ các thầy cô giáo vẫn đang ngày đêm miệt mài đem tri thức đến với con em đồng bào các dân tộc.

Cô giáo Phạm Thị Cúc với những em học sinh thân yêu
Cô giáo Phạm Thị Cúc với những em học sinh thân yêu

Cách trung tâm xã Y Tý khoảng 15km, nhưng cũng phải mất gần 2 tiếng đồng hồ chúng tôi mới đến được Hồng Ngài. Dọc đường đá hộc lởm chởm, dấu vết những trận lũ in rõ trên cung đường này khi vài cây số lại gặp một đoạn bị đứt gãy, nước xối ra thành dòng thác nhỏ.

Điểm Trường Tiểu học và Mầm non Hồng Ngài nằm chênh vênh trên mỏm đồi, ven con đường nối từ trung tâm thôn đến cột mốc 85 - cột mốc xa nhất trên tuyến biên giới Bát Xát và có lẽ cũng là một trong những cột mốc nằm ở nơi có địa hình hiểm trở khó tiếp cận nhất trên tuyến biến giới Lào Cai. Điểm trường gồm một dãy nhà cấp 4 là lớp học mầm non và một dãy nhà bằng vật liệu lắp ghép là lớp tiểu học.

Thời tiết ở Hồng Ngài khắc nghiệt, đang trời quang mây tạnh, phút chốc có thể ào xuống ngay cơn mưa rào. Cô giáo Hà Thị Thu Hiền, giáo viên Trường Mầm non Y Tý mới tăng cường vào Hồng Ngài, cho biết: Mùa Hè còn đỡ, mùa Đông thì sương mù, băng giá, trường học lúc nào cũng chìm trong sương. Người mới lên, khách du lịch thì thấy thơ mộng, chứ các thầy cô ở đây thì khổ sở vì ảnh hưởng đến cả công việc và sinh hoạt hằng ngày.

“Mùa Đông nằm ngủ chúng em phải che áo mưa trên màn để phòng sương lạnh tràn vào ướt hết chăn màn. Có lần đọc chính tả cho học sinh, có một em ngồi mãi không thấy viết được chữ nào, đọc đến lần thứ 3 vẫn không viết, thấy lạ em đến gần mới biết tay em đã tê cóng vì lạnh không thể nào viết được. Thương các em lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào, mỗi thầy cô giáo chúng em chỉ biết tự động viên nhau cố gắng dạy các em thật tốt để sau này các em lớn lên có tri thức, cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn”, cô Hiền tâm sự.

Cùng với cô Hiền là cô Phạm Thị Cúc, nhà ở huyện Văn Bàn (Lào Cai). Con nhỏ gửi ở quê, cô Cúc một mình lên công tác nơi vùng biên xa xôi này. Cô Cúc bảo, mỗi chuyến về nhà thăm chồng con thực sự là cả mấy chặng đường gian nan. Cũng có lúc nản, nhưng khi lên lớp, nhìn ánh mắt trong veo của học sinh cô lại có thêm động lực để công hiến với mong muốn góp sức mình cho sự đổi thay ở mảnh đất biên giới nghèo khó này. “Khó khăn nhất khi đứng lớp là học sinh còn nhỏ, nhiều em chưa nói được tiếng phổ thông, nên giáo viên vừa là người trông trẻ, vừa dạy tiếng phổ thông rồi vừa dạy từng kỹ năng sống cho các em…”, cô Cúc chia sẻ.

Đường tới trường của các em học sinh ở Hồng Ngài
Đường tới trường của các em học sinh ở Hồng Ngài

Chúng tôi gặp thầy giáo Vàng A Má, một người con sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất Hồng Ngài khắc nghiệt này. Thầy Má cho biết cách đây hơn 20 năm, cũng ở nền lớp học này, bập bẹ học những con chữ đầu tiên. Học hết lớp 3, thầy Má ra trung tâm xã học tiếp, mang theo bao nỗi lo của gia đình…..

Rồi cứ thế vượt qua bao khó khăn, thầy Má tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm và được phân công về dạy học ngay chính trên quê hương mình. Tự hào hơn, khi hôm nay thầy giáo trẻ người Mông này lại chính là người đứng trên bục giảng gieo con chữ cho con em đồng bào mình. Thầy Má bảo, học sinh toàn con em mình nên vừa làm nhiệm vụ thầy giáo vừa kiêm cả người anh, người chú để dạy bảo các em.

Qua năm tháng, những mầm xanh được ươm ngày nào nay đã vươn lên, thầy Má, cô Hiền và cô Cúc tự hào kể tên nhiều em học sinh giỏi từng học ở Hồng Ngài đã thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp, với một tương lai rộng mở phía trước, như em Vàng Thị Cúc đã tốt nghiệp Đại học Luật, em Vàng Thị Lan đang học Sư phạm Ngữ Văn, em Vàng A Tếnh đang là sinh viên ngành Lâm nghiệp...

“Niềm vui lớn nhất của chúng em là giờ đây, mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng các gia đình đã hiểu tầm quan trọng của con chữ nên đều cho con tới lớp, tới trường với mong muốn mai này con em mình sẽ có một tương lai tươi sáng hơn”, cô Hiền chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 4 giờ trước
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 5 giờ trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.