Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thầy cô vùng cao sáng đèn giúp học sinh ôn tập

Đào Thọ - 14:21, 29/06/2020

Không quản ngại thời tiết nóng bức hay mưa gió, cứ mỗi buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, các thầy cô giáo vùng cao ở Nghệ An lại sáng đèn giúp học sinh ôn tập lại kiến thức ban ngày đã học ở lớp.

Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập

Không quản ngại thời tiết nóng bức hay mưa gió, cứ mỗi buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, các thầy cô giáo vùng cao ở Nghệ An lại sáng đèn giúp học sinh ôn tập lại kiến thức ban ngày đã học ở lớp.

Bữa cơm tối vừa xong, tiếng trống trường đã điểm 6 tiếng báo hiệu giờ vào học. Thấy chúng tôi hơi ngạc nhiên, thầy Nguyễn Văn Đăng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Huồi Tụ (huyện Kỳ Sơn) giải thích, đó là tiếng trống trường để giục học sinh học ban đêm. Mỗi ngày, giáo viên ở đây đều phải thay phiên nhau tập trung ôn tập cho các em từ 19h 30 đến 21h 30. Công việc của họ là vừa trực cho học sinh trật tự học bài, vừa củng cố kiến thức cho những em còn yếu. Nếu học sinh có nhu cầu hỏi bài, giáo viên có thể hướng dẫn các em thêm.

Theo thầy Nguyễn Đức Luyện thì mỗi tuần như vậy, thầy đều trực một đêm. Công việc này đã tiến hành được cả chục năm nay và đã thành thói quen đối với giáo viên. “Chúng tôi muốn rèn luyện cho các em thói quen học tập, ý thức tự giác, tự lập trong môi trường bán trú”, thầy Luyện nói.

Cô Trần Thị Thanh Phương, một giáo viên có thâm niên bám trụ với ngôi trường nơi rẻo cao này cho hay, học sinh nơi đây có thói quen cứ đêm đến là vào rừng bẫy chuột, bẫy sóc hoặc đi chơi từ bản này sang bản khác, rất nguy hiểm. Thời gian đầu, cô giáo bắt các em ngồi học liền 2 giờ đồng hồ, một số em rất khó chịu. Tuy nhiên, sau khi được thầy, cô động viên và hướng dẫn cách học, sáng mai lên lớp trả bài lại được điểm cao nên em nào cũng hào hứng học tập.

Ngồi miệt mài đến hết giờ nhưng em Xồng Y Lầu vẫn chưa muốn về phòng để ngủ. Năm nay Y Lầu phải thi vào lớp 10 nên em cảm thấy lo lắng hơn. Thấu hiểu điều đó, khi đã hết giờ, giáo viên trực vẫn ngồi lại động viên em tiếp tục học. 

Còn tại huyện Tương Dương, nhiều điểm trường chưa có điện lưới, giáo viên vẫn chung tay nhau góp tiền mua từng chiếc bóng tích điện miệt mài giúp học sinh học tập. Có mặt tại điểm bản Minh Thành của Trường Tiểu học xã Lượng Minh, vào 19 giờ tối, khi tiếng trống trường vang lên từ bên kia khe Mạt cũng là lúc những đứa trẻ í ới gọi nhau thắp đèn dầu vượt suối đến lớp. 

Theo chân đám trò nhỏ đi về phía trường tiểu học, chúng tôi thấy mấy cô giáo trẻ đã đứng đợi ở bên suối để dẫn từng em học sinh đi qua. Trong phòng học, mỗi cô phụ trách một lớp hướng dẫn tỉ mỉ từ cách đánh vần đến viết chữ, tính toán. Cô Lương Thị Vân, một giáo viên trẻ sinh năm 1995 vượt 50km từ xã Xá Lượng lên đây cắm bản tâm sự: “Ban đêm không có điện, các cô phải tranh thủ chạy hàng chục cây số nạp bóng tích điện để thắp sáng cho các cháu đến trường học bài. Nhờ vậy mà chất lượng học tập được nâng cao hẳn”. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Thiết, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho hay: “Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An với hệ thống 19 trường bán trú. Điều kiện giao thông cách trở nên hàng nghìn học sinh phải ở lại trường để học tập. Do đó, từ hàng chục năm nay, các trường trên địa bàn huyện đã tổ chức học tập ban đêm cho học sinh trên tinh thần tự nguyện của giáo viên. Đến thời điểm này, chúng tôi vẫn duy trì và thực hiện đều đặn”. 

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An với hệ thống 19 trường bán trú. Từ hàng chục năm nay, các trường trên địa bàn huyện đã tổ chức học tập ban đêm cho học sinh trên tinh thần tự nguyện của giáo viên. Đến thời điểm này, chúng tôi vẫn duy trì và thực hiện đều đặn”.

Ông Phan Văn Thiết Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng nỗ lực “nâng chuẩn” các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS

Sóc Trăng nỗ lực “nâng chuẩn” các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS

Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng DTTS và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh DTTS. Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn lực từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất.
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/12, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40 - Phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2024 để xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền.
Hơn 300 đại biểu đến từ 50 quốc gia tham dự Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất tại Quảng Nam

Hơn 300 đại biểu đến từ 50 quốc gia tham dự Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất tại Quảng Nam

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 1 phút trước
Sáng 10/12, tại Tp. Hội An (Quảng Nam), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất.
Gia Lai lưu giữ hơn 4.500 bộ cồng chiêng Ba Na và Gia Rai

Gia Lai lưu giữ hơn 4.500 bộ cồng chiêng Ba Na và Gia Rai

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 10/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã thông báo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hiện tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.
Kon Tum: Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Kon Tum: Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 10/12, tại Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
Sơn La tăng cường hướng dẫn Nhân dân bảo vệ sức khỏe trước thời tiết chuyển rét

Sơn La tăng cường hướng dẫn Nhân dân bảo vệ sức khỏe trước thời tiết chuyển rét

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, nền nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm cả chục độ C, ngành Y tế Sơn La đã chủ động triển khai các phương án bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.
Cơ hội phát triển sản phẩm của tỉnh Quảng Nam từ du lịch

Cơ hội phát triển sản phẩm của tỉnh Quảng Nam từ du lịch

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Vừa qua, tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism từ ngày 9-11/12/2024.
Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ

Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 10/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghìn năm trò diễn Xuân Phả. Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ. Tar lốq - Món ăn đặc trưng của người Pa Kô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tây Ninh: Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển

Tây Ninh: Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 10/12, tại Trung tâm Hội nghị nghị tỉnh, UBND tỉnh Tây Ninh long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tây Ninh lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, dân chủ, đổi mới sáng tạo, phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển”.
Hội LHPN Cao Bằng đa dạng hóa tuyên truyền về bình đẳng giới tại cơ sở

Hội LHPN Cao Bằng đa dạng hóa tuyên truyền về bình đẳng giới tại cơ sở

Tin tức - P.V - 5 giờ trước
Đa dạng hóa truyền thông về “xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Cao Bằng trong triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới (BĐG) đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực tại cơ sở.
Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với yêu cầu

Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với yêu cầu "3 nhất"

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 10/12, tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình - sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an nhân dân Việt Nam.
Thăm thẳm giai điệu khèn Mông

Thăm thẳm giai điệu khèn Mông

Phóng sự - Thanh Hải - 8 giờ trước
Với bao biến cố đã trải qua, bao đổi thay của bản làng từ thuở khai sơn phá thạch… nhưng tiếng khèn của người Mông ở miền biên viễn xứ Nghệ vẫn luôn là hồn cốt của dân tộc. Âm thanh ấy không chỉ là bài ca lao động, là tâm tư, tình cảm mà còn là lịch sử tộc người, là cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc trên đỉnh núi cao.
Hành hương về đất Mũi

Hành hương về đất Mũi

Phóng sự - Tào Đạt - 8 giờ trước
“Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam. Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời”. Lời bài hát “Áo mới Cà Mau” của nhạc sĩ Thanh Sơn đã thôi thúc nhiều người, trong đó có tôi đến với vùng đất cực Nam Tổ quốc.