Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Góp tuổi thanh xuân cho sự học vùng cao

Hồng Phúc - 21:19, 29/01/2020

Với những giáo viên cắm bản, học sinh đến lớp đầy đủ đã là một niềm hạnh phúc… Đó là tâm sự của cô Nguyễn Thị Thảo, sinh năm 1989, giáo viên Trường PTDT bán trú tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Cũng như rất nhiều giáo viên “cắm bản” khác, cô Thảo đang góp tuổi thanh xuân của mình để chăm lo cho sự học ở vùng cao.

Lớp học của cô giáo Thảo
Lớp học của cô giáo Thảo

Cái khổ có lẽ cũng chán mình lâu rồi

Cuối năm, núi rừng Tây Bắc chìm trong cái lạnh tê buốt khi nhiệt độ giảm xuống dưới 10oC; Trường PTDT bán trú tiểu học Lao Chải và cả khu bán trú chìm trong sương mờ. Trường có 1.069 học sinh thì có đến gần 800 trẻ ở bán trú, 100% là người Mông. 

Đã 6 năm gắn bó với trường nên cô Nguyễn Thị Thảo đã quen với tiết trời khắc nghiệt nơi núi rừng heo hút này. Cô bảo, có lẽ cái khổ nó cũng chán mình rồi. Với những giáo viên cắm bản, học sinh đến lớp đầy đủ đã là một niềm hạnh phúc bởi ở vùng cao, tình trạng học sinh bỏ học, trốn học còn rất nhiều. Vì thế, giáo viên phải kiêm thêm cả nhiệm vụ “tìm” trẻ mỗi khi thấy chúng không tới trường.

Cô kể, dù có những đứa trẻ nhà xa tận bản Háng Gàng cách trường gần 20 cây số thì cũng phải tìm đến để “ngọt nhạt” dỗ các em đi học. Trời thương thì may ra nắng, nếu mưa đường lầy lội đi lại khó khăn thì các em càng ngại đi học, lúc ấy cô Thảo phải đến kịp không để “bệnh lười” của học sinh được “ủ lâu” vì sợ những tiết học sau các em sẽ bị hổng kiến thức.

Tráng A Già là học sinh lớp 2 do cô Thảo làm Chủ nhiệm. Già mải chơi, hay trốn học. Thấy mọi biện pháp đã áp dụng đều không hiệu quả với cậu học sinh bướng bỉnh, cô Thảo đã tới tận nhà em xin phép bố mẹ cho Già tới ở với cô 1 tuần. Từ nghiêm khắc kỷ luật sinh hoạt, học bài, đồng thời động viên, khuyến khích, từ khi ở với cô Thảo, Tráng A Già đã thay đổi hẳn, chăm chỉ đến lớp. 

“Khi gần các con, mình mới cảm nhận rõ chúng thực sự là một tờ giấy trắng. Mình không những dạy con chữ cho các em mà còn phải truyền động lực, cảm hứng để chúng vươn lên thay đổi hoàn cảnh nghèo khó, luẩn quẩn với ruộng nương”, cô Thảo chia sẻ. 

Những nỗ lực của cô Thảo được đền đáp khi học sinh đi học đầy đủ và chăm chỉ học tập. Ngay thời điểm cuối năm, khi núi rừng chìm trong sương lạnh, học sinh ở Trường PTDT bán trú tiểu học Lao Chải vẫn đến lớp đầy đủ. Các em tự giác xếp hàng ngay ngắn đi bộ cùng cô giáo Thảo quãng đường gần 1km từ khu bán trú đến trường mỗi ngày.

Cô giáo Thảo cùng các em học sinh Trường PTDT bán trú tiểu học Lao Chải
Cô giáo Thảo cùng các em học sinh Trường PTDT bán trú tiểu học Lao Chải

“Mình tạm quên mình đi … ”

Một tuần với cô Thảo là những ngày bận rộn nối tiếp khi lên trường dạy học, ăn ngủ cùng học sinh. Cuối tuần, chị lại đứng lớp dạy chữ xoá mù cho đồng bào ở xã Lao Chải. Có gia đình, bố mẹ và con cái đều học cô Thảo. 

Nói chuyện mới biết, cô giáo Thảo còn làm thêm công việc bán hàng online để có thêm thu nhập ngoài đồng lương giáo viên eo hẹp, cuối tuần nào trống lịch dạy chị cũng bận bịu đi giao hàng. 

Quyết định đến Lao Chải cắm bản, chấp nhận xa gia đình nhỏ, chị ở cùng con gái thứ 2, còn con lớn ở với chồng. Hai mẹ con sống trong căn phòng trọ cách trường 5km, những ngày không phải trực bán trú, chị mới có nhiều thời gian hơn dành cho con gái 4 tuổi vì ngày thường phải thuê người đưa đón con đến trường. Mỗi tháng, chị mong chờ cuộc sum họp ngắn ngủi khi người chồng vượt hơn 200 cây số từ Yên Bái lên thăm. 

“Mình tạm quên mình đi, bởi mình biết rằng, nhiều người cần mình lắm!…”, cô giáo Thảo tâm sự. 

Trong câu chuyện, cô Thảo ít nhắc đến hai chữ khó khăn mà nói nhiều đến hạnh phúc. Cô bảo mình còn có các em, có đồng nghiệp san sẻ cùng. “Tôi chỉ là một trong hàng vạn thầy, cô giáo cắm bản trên khắp đất nước đang làm công việc này. Gắn bó với lũ trẻ, tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc, niềm hạnh phúc của một người mẹ, một người thầy”, cô Thảo cho biết.

Chia tay Lao Chải khi Xuân mới đang về, chúng tôi tin rằng, với những người dân ở đây, những giáo viên “cắm bản” như cô Thảo không đơn thuần chỉ là người đem đến con chữ cho họ mà còn là một nguồn hy vọng, gieo vào họ những điều tốt đẹp về tương lai tươi sáng. Giữa họ, có một sợi dây vô hình nhưng lại gắn kết bền chặt. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 19:57, 13/11/2024
Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước đầu trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy xã hội số không chỉ góp phần quan trọng nâng tầm lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, mà còn đẩy nhanh tiến trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên phân bổ trên 7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên phân bổ trên 7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:46, 13/11/2024
Những năm qua, phong trào xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Thái Nguyên quan tâm. Từ phong trào này, đã có hàng trăm ngôi nhà được xây dựng, giúp không ít người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn có nơi ở ổn định, yên tâm để tập trung làm việc, góp phần đổi thay cuộc sống.
Sớm giải quyết bất đồng giữa phụ huynh và nhà trường để đưa trẻ trở lại lớp học

Sớm giải quyết bất đồng giữa phụ huynh và nhà trường để đưa trẻ trở lại lớp học

Media - Trọng Bảo - 19:44, 13/11/2024
Những ngày vừa qua, nhiều phụ huynh có con em đang học tại Trường Mầm non Hoa Sen, xã Bảo Hà, huyện bảo Yên, tỉnh Lào Cai tỏ ra bức xúc. Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh không đồng thuận trong việc chọn nhà cung cấp thực phẩm của nhà trường, dẫn đến việc tổ chức bữa ăn bán trú bị gián đoạn, nên nhiều phụ huynh có con học tại trường đã cho trẻ nghỉ học.
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:37, 13/11/2024
Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.
Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Du lịch - Hà Hữu Nết - 19:37, 13/11/2024
Mùa mưa, cỏ hồng ken dày như thảm nhung xanh khổng lồ, mùa khô hồng rực như làn môi thiếu nữ. Truyện kể ngày xưa, cảm kích trước tình yêu bất diệt của KaHồng, sau khi qua đời K’Sương biến thành hạt sương, hằng đêm vương trên cỏ hồng như lời xin lỗi khôn nguôi.
Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng. Người phụ nữ thổi đinh tút nổi tiếng ở buôn Chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:35, 13/11/2024
Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó trưởng Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ngành và 15 đội thi đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thầy cả Dương Quốc Khánh - Vị chức sắc có uy tín trong đồng bào Chăm huyện Bắc Bình

Thầy cả Dương Quốc Khánh - Vị chức sắc có uy tín trong đồng bào Chăm huyện Bắc Bình

Công tác Dân tộc - Lâm Tấn Bình - 19:33, 13/11/2024
Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong những đợt tập huấn truyền dạy chữ viết Chăm, dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc hay nghệ thuật hát ngâm Ariya…, đều có sự tham gia đứng lớp của thầy cả, vị chức sắc có uy tín Dương Quốc Khánh ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Các đội ghe Ngo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội lớn

Các đội ghe Ngo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội lớn

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 19:27, 13/11/2024
Mọi công tác chuẩn bị hoàn tất, các đội ghe Ngo nam và nữ đến tranh tài đã sẵn sàng cho ngày hội lớn, quyết đạt thành tích trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm...

Phóng sự - Tào Đạt - 19:15, 13/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời gian lên, xuống thất thường, kéo theo lượng cá, tôm “thưa vắng”. Mùa nước nổi mà tôm cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, không còn lựa chọn nào khác nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.
Bão số 8 giật cấp 11 vẫn đang trên khu vực Bắc Biển Đông

Bão số 8 giật cấp 11 vẫn đang trên khu vực Bắc Biển Đông

Thời sự - Minh Thu - 19:10, 13/11/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (62 - 88km/h), giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ 10 - 15km/h.