Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện những giáo viên “gieo chữ trên non”

Thanh Huyền - 10:39, 09/12/2019

Sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là hành trình gian nan và đầy khó khăn, thử thách. Những thầy, cô giáo đang thầm lặng“gieo chữ trên non” đã và đang viết tiếp những câu chuyện đẹp về hình ảnh người thầy trên những bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn nhiều gian khó của Tổ quốc.

Thầy giáo La Văn Quân dạy học trò trên lớp
Thầy giáo La Văn Quân dạy học trò trên lớp

Thầy giáo La Văn Quân, Trường PTDTBT THCS Thuần Mang, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn):

Bản thân tôi là người con của đồng bào dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có 4 anh chị em, ở thôn Củm Nhá, xã Lãng Ngâm - xã thuộc vùng ĐBKK của huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn). Thấu hiểu nỗi vất vả của gia đình, quê hương, bản thân tôi vươn lên từ hoàn cảnh khó khăn, luôn cố gắng nỗ lực học tập và trở thành người thầy giáo để đem cái chữ về cho bản làng, cho trẻ em nghèo quê tôi. 

Hiện tại, tôi đang giảng dạy tại Trường PTDTBT THCS Thuần Mang. Trường có 100% là học sinh DTTS. Trong đó, học sinh dân tộc Mông chiếm khoảng 60%, chủ yếu thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đường đến trường phải vượt đèo, vượt suối… Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường chỉ có mình tôi là giáo viên người Mông. Vì thế, bản thân tôi đã luôn ý thức phải phát huy lợi thế trong giao tiếp bằng tiếng dân tộc mình biết (tiếng Mông, tiếng Tày và tiếng Dao) để tích cực giao lưu với học sinh, tìm hiểu nguyên nhân học sinh nghỉ học, vận động cha mẹ các em cho các em ra lớp học tập. 

Những năm qua, công tác tuyển sinh đầu cấp của nhà trường luôn đạt 100%. Nhiều học sinh có ý định bỏ học, tôi luôn gặp gỡ, trao đổi, phân tích cho các em hiểu, vận động gia đình ủng hộ việc học tập của các em. Với sự nỗ lực, góp sức nhỏ bé của mình đã giúp nhiều em tiếp tục theo học, nhiều học sinh đã tốt nghiệp THCS, THPT, đi học nghề hoặc tham gia học các trường chuyên nghiệp, với những ước mơ, hoài bão về một tương lai tốt đẹp - đó thật sự là điều ý nghĩa nhất trong những năm dạy học của tôi.

Cô giáo Trần Thị Thu Phương ân cần dạy dỗ các em học sinh dân tộc Chứt, bản Rào Tre
Cô giáo Trần Thị Thu Phương ân cần dạy dỗ các em học sinh dân tộc Chứt, bản Rào Tre

Cô giáo Trần Thị Thu Phương, điểm trường bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh): 

 Tôi sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hương Khê (Hà Tĩnh). Đến nay đã hơn 7 năm kể từ ngày tôi đặt chân đến ngôi Trường Mầm non Hương Liên, huyện Hương Khê nhận nhiệm vụ giảng dạy. Dù hiện nay vẫn đang là giáo viên hợp đồng, hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi tôi đang còn phải chăm sóc bố chồng thương binh nằm một chỗ và chăm lo cho 2 con nhỏ, nhưng tôi đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi công việc được giao.

Từ năm học 2017 - 2018 đến nay, tôi đã tình nguyện tham gia giảng dạy tại điểm trường bản Rào Tre, xã Hương Liên. Đây là điểm trường dành cho các em học sinh dân tộc Chứt. Điểm trường nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Hằng ngày tôi phải đến từng gia đình để vận động đưa các em đến trường và chăm sóc các em từ miếng ăn giấc ngủ. Bằng sự chân thành đó tôi đã nhận lại được tình yêu thương quý mến của các em học sinh và phụ huynh nơi đây. Tôi thấy mình thật may mắn và tự hào khi được cống hiến một phần nhỏ của mình để giúp đỡ các em. 

Thầy giáo Y Giêng và các học trò
Thầy giáo Y Giêng và các học trò

Thầy giáo Y Giêng, Trường Tiểu học Ea Lâm, huyên Sông Hinh (Phú Yên):

Tôi là người con của dân tộc Ê-đê, sinh ra và lớn trên mảnh đất núi rừng Sông Hinh (Phú Yên), trong một gia đình thuần nông có bốn anh chị em. Nhờ những nỗ lực hết mình trong học tập, tháng 1/2010 tôi vinh dự trở thành nhà giáo, công tác tại Trường Tiểu học Ea Lâm, huyên Sông Hinh cho đến nay. 

 Những ngày mới đi dạy, chứng kiến những cô cậu học trò bé bỏng, gầy guộc, tóc vàng hoe cháy nắng vì một buổi đi học, một buổi phụ giúp gia đình làm rẫy, chăn bò mà lòng tôi xót xa. Những hình ảnh thuở ấu thơ hiện về trong tâm trí tôi, ngày ấy, tôi cũng không biết nói tiếng phổ thông, cũng lem luốc, vất vả... rồi càng gần gũi học sinh hơn, hiểu biết học sinh hơn, yêu thương học sinh hơn. Học sinh người Ê-đê thường có tâm lý ngại giao tiếp, ít cởi mở, ngại hòa đồng, ngại không dám thể hiện mình trước tập thể. Tôi đã dạy dỗ, trao truyền cho học sinh về kiến thức, về nghị lực, lòng kiên trì vượt khó.

Nhận thấy phần đông học sinh DTTS gặp khó khăn trong việc tiếp cận môn tiếng Việt, tôi đã dày công tìm tòi và viết đề tài sáng kiến “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc Ê-đê lớp 4, Trường Tiểu học Ea Lâm”. Và nhiều học trò của tôi đã biết quy tắc viết chính tả, tự tin hơn khi học môn tiếng Việt. Các em đã trở nên dạn dĩ trước đám đông, tích cực trong các phong trào trường lớp. 

Tôi luôn tâm niệm rằng “Nếu giáo viên không am hiểu, đồng cảm, làm bạn cùng các em, các em rất dễ mặc cảm, từ đó xem nhẹ việc học, dẫn đến bỏ học”. Vì vậy, tôi sẽ luôn cố gắng gần gũi với học sinh bằng sự tận tụy và gương mẫu, từ đó giáo dục các em tiến bộ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Kon Tum: Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tâm huyết của đội ngũ giáo viên, sự đồng tình ủng hộ của người dân, công tác giáo dục cho học sinh vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của tỉnh. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc & Phát triển có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Kon Tum.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 6 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 11 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 15 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 15 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.