Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ cho mạch nguồn chảy mãi

PV - 16:06, 29/08/2018

Chuyện ông Chu Tuần Ngân đứng ra dạy chữ Dao khiến cả bản cứ tấm tắc khen mãi: “Nó tốt thật đấy, nhờ nó mà con cháu Bản Pình và cả người Dao tận huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên (Tuyên Quang), Chợ Đồn (Bắc Kạn)… đều được biết cái chữ tổ tiên”. Còn với ông Ngân, việc làm đó xuất phát từ việc chưa lúc nào ông thôi canh cánh những dự định hay, việc làm tốt để người Dao không quên nguồn cội.

Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ hát Páo Dung thôn Vàng Ngược, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ hát Páo Dung thôn Vàng Ngược, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang).

Nhớ “chà phìn”…

“Chà phìn” là chữ đầu tiên thầy giáo Chu Tuần Ngân, thôn Bản Pình, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dạy các học trò. Tiếng Dao “chà phìn” có nghĩa là tổ tiên, gốc gác. Ông giải thích, người Dao phải nhớ đến “chà phìn” cũng như con chim rừng kiếm ăn không quên về tổ, lá cây rừng bao năm vẫn rụng về cội. Nhớ đến tổ tiên, nguồn cội thì con người mới lớn lên, trưởng thành được; sau này có chết, cái vía vẫn được tổ tiên nhận mặt không sợ đi lạc.

Ông Ngân dạy rất dễ hiểu, chính cách giảng giải, ví von rõ ràng như thế nên nhiều người thích học lắm. Tính đến nay, đã qua 8 mùa lúa, 6 mùa ngô, ông tự gắn mình với nghiệp truyền chữ. Ông bảo, đó là sự nối nghiệp thiêng liêng! Từ đời ông nội đến bố đều là thầy tạo (thầy cúng) thông thạo chữ Nôm Dao. Ngày đó, bản Pình có tục lệ truyền chữ cho trai làng chuẩn bị cấp sắc. Vào những ngày đầu xuân, gia đình ông lại bận rộn dạy chữ cho các học trò.

“Tục lệ truyền chữ” nay đã mai một. Giờ đây, lớp trẻ chỉ học tiếng phổ thông, học ngoại ngữ giỏi mà không nhớ nổi mặt chữ của tổ tiên. Những kho sách lưu truyền bao đời chỉ nằm im trong hòm gỗ, nỗi lo thất truyền chữ nôm Dao khiến ông không khỏi lo lắng. Những trăn trở ấy thôi thúc ông lên UBND xã nộp đơn xin mở lớp dạy chữ. Được xã đồng tình ủng hộ, đôi chân, đôi tay ông như khỏe hơn, dẻo dai hơn. Ông bàn với vợ gấp gáp sửa sang lại căn nhà, lắp thêm bóng điện sáng; lội suối, sang bản bên nhờ đóng thêm mấy bộ bàn ghế. Bà Yến-vợ ông sốt sắng đạp xe lên tận huyện để phô tô sách, mua giấy, bút…

Nhìn vợ chồng ông tất tả chuẩn bị, người già trong bản ai nấy tích cực bảo ban con cháu đi học. Xưa kia người Dao sống trong rừng, không biết tiếng phổ thông thì phải học chữ để làm người. Giờ thạo tiếng Kinh rồi thì học lại tiếng mẹ đẻ. Cái gì không biết thì phải học. Cái bụng người Dao thật thà không dấu dốt bao giờ!

Vậy là, cứ tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần, Lợi cháu cụ Tiện, cái Hảo cháu cụ Bảo rồi cả mấy bạn trẻ Hợi, Đại, Lương…cũng đi học. Đại bảo, học chữ nôm Dao để biết lễ nghi, phép tắc, cách cư xử, đạo làm người; các bài thuốc cổ; gia phả nhiều đời, nguồn gốc tên người và làng mạc sinh ra nữa.

Sách học được thầy giáo Ngân dịch ra từ những cuốn sách cổ. Dẫu đối với ông đó là báu vật gia truyền nhưng ông sẵn sàng gửi tặng học trò.

Ông giải thích học chữ Nôm Dao không chỉ để mọi người hiểu về ngôn ngữ, chữ viết mà còn giúp mọi người hiểu về nhân nghĩa, hiểu đạo lý làm người, giúp con người hướng thiện, tránh xa điều tà ác. Chứng kiến lớp trẻ đọc được sách, viết được chữ là lòng ông lại rộn ràng, hạnh phúc biết bao.

Lớp học dần dà thu hút nhiều người. Người Dao Chiêm Hóa, Hàm Yên, Bắc Kạn… cũng “gõ cửa” xin nhập học. Có những người ở xa đến, tranh thủ thời gian ông dạy liên tục để họ sớm hoàn thành khóa học. Anh Bàn Văn Nhiên năm nay đã 40 tuổi, nhưng vẫn lặn lội từ Bản Nà Rìa, Chợ Đồn (Bắc Kạn) sang tìm ông để học chữ Dao. Nhờ ham học hỏi, giờ đây anh đã trở thành thầy Tạo của bản Dao Nà Rìa. Anh bảo: “Trước đây tôi chỉ biết nói chứ không biết viết tiếng Dao, được theo học tôi càng thấy chữ của người Dao mình rất hay. Đây là kho tàng kiến thức để sau này còn truyền dạy cho con cháu”.

Ông Chu Tuần Ngân hướng dẫn cách đọc chữ Nôm Dao cho người Dao xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Ông Chu Tuần Ngân hướng dẫn cách đọc chữ Nôm Dao cho người Dao xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang).

“Của hiếm” của bản

Ngay từ khi còn nhỏ Chu Tuần Ngân đã là “của hiếm” của bản Pình. Ông là người đầu tiên của bản biết chữ, đảng viên đầu tiên đảm nhận nhiều chức vụ từ cán bộ đoàn, xã đội trưởng đến Chủ tịch UBND xã, Bí thư Đảng ủy xã… Nay đã về hưu, bước sang tuổi 70 ông vẫn tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã. Dù ở cương vị nào ông vẫn hết lòng vì việc làng, việc bản. Ví như việc làm thông tỏ tư tưởng bà con về tảo hôn, không cho đẻ nhiều, không thách cưới cao, giảm bớt lễ nghi trong ma chay cưới hỏi, cấp sắc…

Ông bảo: “Ban đầu nhiều người không nghe đâu. Có nhà làm đám cưới cho con trai hết hai con trâu, mổ thêm mấy con lợn nữa, chưa tính gà, vịt, gạo, rượu… Thế là tốn kém quá, lại làm tấm gương xấu cho nhà khác. Được góp ý thì từ người trẻ đến người già đều nhao nhao lên cãi lại. Ấy dà, đông người như thế sao nói được gì nữa! Dạy chữ nghĩa thì họ không cãi mình, còn chuyện cúng bái này thì chỉ tin lời thầy tạo, thầy cúng thôi”.

Không trách bà con được, xưa nay người Dao làm gì thì đều do các ông thầy đưa ra các lễ nghi, thủ tục thôi. Thế là ông Ngân đọc sách và bắt đầu nghiên cứu để học các bài cúng từ ngắn đến dài. Cái nghiệp làm thầy tạo, thầy cúng của ông bắt đầu từ những ý nghĩ đó. Dần dà, vừa làm thầy cúng giúp bà con, vừa chủ động cắt bỏ các lễ nghi rườm rà. Lâu lâu người Dao cũng quen và tin rằng: Tổ tiên bây giờ cũng chả thích cúng nhiều, nói lâu nữa. Con cháu chỉ cần thành tâm là được thôi. Ví như trước đây, đám cưới mất tới 3 ngày 3 đêm thì giờ chỉ còn 2 ngày 1 đêm; lễ cấp sắc trước phải mất tới 3 ngày 2 đêm giờ chỉ còn 1 ngày 1 đêm…

Chuyện hôn nhân cận huyết thống giờ chẳng còn nữa, chuyện tảo hôn bớt đi nhiều rồi. Hai năm trở lại đây bản Pình không có trường hợp tảo hôn. Con cháu bản Pình giờ được học nhiều, hiện nay cả bản đã có 5 người đã và đang học tại các trường cao đẳng, đại học trong nước.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa Dao, cách đây 4 năm ông viết đơn lên xã cho thành lập Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc thôn bản Pình, xã Trung Minh và Câu lạc bộ hát Páo Dung thôn Vàng Ngược, xã Trung Minh. Mỗi câu lạc bộ có 40 thành viên, ông chịu trách nhiệm cố vấn, tức là giúp cho mỗi thành viên tập luyện thành thục các điệu múa, lời ca của dân tộc.

Không chỉ cần mẫn sưu tầm, ông còn tự đặt lời cho các giai điệu. Ông bảo, người Dao có câu: “Ruộng cũ cày sâu sẽ thành ruộng mới…”. Vậy là, những lời hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, về vẻ đẹp của quê hương đang đổi thay từng ngày được ông sáng tác và đi biểu diễn khắp nơi trong tỉnh.

Nói được, làm được nên giờ đây mỗi câu nói ông có sức nặng như đá. Ở tuổi 70, nhiều người ví ông như cây cột vững chãi, người nào cần có thể dựa vào được. Liên tục mấy năm liền ông là Người có uy tín của bản làng. Nhiều năm liền ông vinh dự được dự Lễ Tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu các tỉnh vùng Tây Bắc.

GIANG LAM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 9 phút trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 23 phút trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 27 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 28 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 31 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 32 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 33 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 34 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 39 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 41 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.