Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Con chữ nơi mù sương

Tiêu Dao - 10:28, 19/11/2019

Ở miền núi xa xôi của xứ Quảng, bao năm rồi có những thầy cô cứ lặng lẽ hy sinh, đem con chữ đến từng thôn nóc.

Bức ảnh ngày khai giảng của các em học sinh vùng cao khiến cộng đồng xúc động.
Bức ảnh ngày khai giảng của các em học sinh vùng cao khiến cộng đồng xúc động.

Lớp học nghèo trên núi cao

Trên sườn dốc núi cao chênh vênh, những phòng học đơn sơ, tuềnh toàng tranh tre nứa lá. Học sinh các lớp mầm non và tiểu học, là con em bà con dân tộc ở điểm trường Tắc Pỏ, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), nhỏ thó và đen đúa nhưng đôi mắt vẫn ánh lên vẻ ngây thơ và niềm mơ ước. Thấy chúng tôi vào lớp học, những đứa trẻ ở bậc tiểu học nhanh nhảu đứng dậy, khoanh tay chào khách lạ. Chia sẻ về nghề, cô giáo Trà Thị Thu bảo, “cất công lên được đến đây là cả một “kỳ tích đời người”.

Những ngày đầu tiên cô khăn gói lên đây thắp sáng ước mơ con chữ, bà con trên những nóc cao mây mù này chẳng thể nào tưởng tượng nổi sẽ có một ngày, những đứa con sớm tối lên nương, lên rẫy lại được những thầy cô giáo người dưới xuôi dạy đánh vần, tập viết, dạy chữ Bác Hồ.

Trên sườn dốc chênh vênh, 3 phòng học đơn sơ, tuềnh toàng tranh tre nứa lá, là nơi các em ở điểm trường này ngày ngày cùng nhau học bài. Dù tiếng Kinh còn lõm bõm, nhưng các em luôn miệng “Thưa cô! Thưa thầy!” khiến những thầy cô trẻ tuổi chưa một lần xa nhà cũng phải nao lòng.

Nói là trường cho sang chứ thực chất là lớp học dựng bằng ván gỗ đơn sơ, mái lợp bằng tôn, nằm chênh vênh trên một quả đồi cao. Điểm trường nằm xa trung tâm xã, chỉ có thể đi bộ đường mòn trong rừng núi mất hơn 2 giờ. Phụ trách lớp là 2 cô giáo trẻ có thâm niên cắm bản để gieo chữ trên rẻo cao cho học sinh đồng bào Ca Dong.

Cô giáo Thu chia sẻ, ở điểm trường này, cô và cô giáo Úi cùng phụ trách. Cô Úi từ Nam Giang (Quảng Nam) tới đây hơn năm. Còn cô công tác ở đây 5 năm. “Ở đây có 10 điểm trường nữa như thế và thậm chí khó khăn hơn. Có điểm trường đi bộ 7 - 8 tiếng mới tới. Nhiều lúc cũng buồn, nhưng nhìn những đứa trẻ vui đùa, chăm chút viết chính tả, say mê làm con tính, lại không nỡ về lại dưới xuôi nữa!”, cô giáo Thu bộc bạch.

Hơn 5 năm ở điểm trường này, cô giáo Thu ban ngày dạy các em trên lớp, tối lại phải ru các em ngủ cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Nỗi nhớ của cô và cả nỗi nhớ của trò.

Cô giáo Úi cùng học trò đi hái rau rừng để cải thiện bữa ăn.
Cô giáo Úi cùng học trò đi hái rau rừng để cải thiện bữa ăn.

Dâng tuổi thanh xuân nơi miền hoang vắng

Trò chuyện với chúng tôi, thầy Hiệu trưởng Lê Huy Phương kể, sống trên núi, có khi nửa năm hoặc cả năm trời mới biết đến mùi cá biển, miếng thịt heo, thịt bò. Thông tin liên lạc, một nhu cầu thực tế mà thời nay ai cũng cần, nhưng ở vùng núi này xem là chuyện hiếm hoi.

Buổi tối đến, các cô giáo chuyện trò với nhau, nói về manh áo rách, nói về đồ ăn thức uống cho mùa mưa tới, nói về những chuyện riêng vốn rất thầm kín của phụ nữ. Và thể nào cũng cứ tới giữa chừng câu chuyện, thì lại có người nhớ nhà... Rồi cứ thế từng người một lần lượt lặng lẽ theo đuổi những cảm xúc riêng của mình, có khi lại lật giở ra những trang giáo án để vùi tâm tình vào đó cho đỡ nhớ.

Có thể chẳng có một từ ngữ nào nói hết được những khó khăn nơi đây, nhưng lúc nào cũng thế, tấm lòng của những thầy cô đều hướng về học sinh, những đứa trẻ vùng cao chân lấm tay bùn. Từng lứa học trò lớn lên, biết còn mấy đứa sẽ được đi học tiếp cấp 2, rồi cấp 3. Rồi sẽ còn mấy đứa lặn lội hơn 40km để ra trung tâm huyện trọ học để tiếp tục nuôi ước mơ con chữ để về xây dựng nóc làng nơi đây. Dẫu sao vẫn cứ phải hy vọng!

Đêm trên đỉnh Ngọc Linh, cái lạnh và cái buồn cứ bủa vây trong cơn mưa rừng rả rích. Một giai điệu boléro buồn buồn từ chiếc đài đã tróc hết lớp mạ bên ngoài đang hát những bản tình ca về quê hương. Tôi hiểu những cô giáo còn quá trẻ ở nơi đây phải gắng gượng lắm để vượt qua được hết nỗi buồn, sự thiếu thốn và cả những mong ước rất giản dị của mình. Bởi nếu không có được sự dũng cảm, có lẽ chẳng còn ai có thể trụ nổi được đến tận bây giờ, như cô giáo Thu đã ở điểm trường này 5 năm qua. Tất cả họ xứng đáng được vinh danh.

cô trò ở vùng cao
cô trò ở vùng cao
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ Công an chính thức ban hành Hướng dẫn tuyển sinh ngành Công an năm 2023

Bộ Công an chính thức ban hành Hướng dẫn tuyển sinh ngành Công an năm 2023

Bộ Công an vừa ban hành Hướng dẫn tuyển sinh Công an Nhân dân (CAND) năm 2023. Hướng dẫn quy định cụ thể về đối tượng tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tổ chức kỳ thi đánh giá tuyển sinh CAND năm 2023, các phương thức tuyển sinh vào các học viện, trường CAND đối với trình độ đại học chính quy tuyển mới.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thời sự - PV - 12 phút trước
Ngày 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 15 phút trước
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 1 giờ trước
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình, là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 1 giờ trước
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu dàng của tháng 3.
Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 2 giờ trước
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu dàng của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 2 giờ trước
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những cô thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 2 giờ trước
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.
Chung tay bảo vệ môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường

Media - Quỳnh Trâm - CVT tại Thanh Hóa - 2 giờ trước
Thời gian qua, tại khu vực ven biển của tỉnh Thanh Hoá đã xuất hiện tình trạng rác thải vứt bừa bãi gây bức xúc cho người dân địa phương. Để hạn chế tình trạng này gây việc ô nhiễm môi trường biển, đoàn viên thanh niên tại các huyện vùng biển Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm chung tay làm sạch cảnh quan môi trường biển nơi đây.