Trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà nghiên cứu Tống Đại Hồng luôn chọn con đường khó để đi. Ông tìm tòi viết thơ song ngữ, làm thơ lục bát bằng tiếng Tày, xây dựng từ điển và tin học hóa chữ Nôm Tày Tuyên Quang… Trên con đường dài và khó, Tống Đại Hồng như người lữ hành thong dong nhưng không hề độc hành, ông vui và tin vào điều đó.
Trong không gian kiến trúc của nhà sàn, nhà dài, gươl và nhà mồ của người Cơ Tu chứa đựng nhiều giá trị độc đáo mang tính nhân văn sâu sắc nhằm giáo dục con cháu trong làng sống đoàn kết, quý trọng, bảo vệ “mẹ đại ngàn” rừng núi.
Những năm gần đây, người Ơ Đu ở Tương Dương (Nghệ An) đang khôi phục lại nghề dệt vải, nhuộm vải và may trang phục truyền thống. Đáng chú ý, ở công đoạn nhuộm vải, người Ơ Đu vẫn làm theo phương thức thủ công độc đáo được truyền lại từ thời cha ông.
UBND tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản gửi Sở VHTTDL, các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh thông báo về việc không tổ chức lễ hội Katê năm 2021 của đồng bào Chăm Ninh Thuận theo đạo Bà-la-môn để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) rất phong phú, đa dạng với tín ngưỡng tục thờ cúng hai hệ thống thần linh nhân thần và nhiên thần gồm ba cõi Thiên - Địa – Nhân. Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống của một trong 54 dân tộc Việt Nam.
Dù chưa thành lập các câu lạc bộ (CLB), chưa mở các lớp bài bản chuyên nghiệp, tự túc kinh phí hoạt động, nhưng thời gian qua, tại các thôn, bản đồng bào dân tộc Dao ở xã Minh An, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có nhiều nhóm nhỏ được thành lập như, nhóm học chữ Nôm Dao, nhóm văn nghệ, nhóm thêu, nhóm múa...; Với sự nỗ lực hoạt động của các nhóm này, đang góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với chính quyền địa phương cấp 10 bộ trang phục nữ truyền thống Mnông cho đội nghệ nhân buôn Jiê Yuk (xã Đắk Phơi, huyện Lắk) và cấp 11 bộ trang phục truyền thống Ê Đê (4 bộ trang phục nữ và 7 áo nam) cho nghệ nhân buôn Cuah A, (xã Yang Reh, huyện Krông Bông).
Trong lĩnh vực múa dân gian, có những điệu múa của đồng bào DTTS chỉ xuất hiện trong các nghi lễ truyền thống, gắn với không gian linh thiêng nên ít khi xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn. Tiêu biểu như điệu múa chiêu của dân tộc Xơ Đăng và các điệu múa chuông, múa rùa, múa dao, múa kiếm... của dân tộc Dao.
Lễ Then xò lụ (Then cầu con) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Thái ở bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang được gìn giữ và phát huy. Qua nghi lễ, nhiều điệu múa cùng lời hát Then được bảo tồn.
Đầu năm 2021, Bảo tàng Ama H’Mai được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp phép hoạt động. Bảo tàng nằm giữa buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột với kiến trúc nhà sàn giả gỗ, rộng hơn 1.000m2. Chủ nhân bảo tàng là ông Mẫn Phong Sơn, một người có tình yêu tha thiết với văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Định cư dưới chân núi Chư Yang Sin, từ nhiều đời, đồng bào Mnông ở xã Yang Tao, huyện Lắc (Đắk Lắk) gắn bó với nghề gốm truyền thống. Yang Tao là vùng đất duy nhất ở Tây Nguyên có nghề gốm.
Bảo tàng Đắk Lắk vừa tổ chức khai mạc trực tuyến Trưng bày chuyên đề “Những ngôi nhà xưa ở Tây Nguyên”. Trưng bày giới thiệu một số hình ảnh về kiến trúc nhà ở của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.
Những ngày Thu, tiết trời se lạnh, nắng hanh hao trải vàng khắp không gian. Giá như không có dịch Covid-19, sẽ thú vị biết mấy khi gác lại mọi công việc để làm một chuyến ngược đường Tây Bắc, hòa mình vào những phiên chợ vùng cao để cảm nhận được vẻ đẹp chợ phiên vào mùa Thu.
Làng dân tộc Thái tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) là nơi tái hiện đầy đủ khung cảnh một ngôi làng truyền thống của đồng bào Thái. Với nhà sàn, ẩm thực, phong tục tập quán… đồng bào Thái ở các tỉnh, thành về làm việc, sinh sống... tất cả tạo lên một không gian văn hóa sinh động giữa "Ngôi nhà chung" của 54 dân tộc anh em.
Cây lanh, vải lanh được xem như một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông. Đặc biệt, vải lanh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông. Ngoài ra, công việc trồng lanh, dệt vải còn thể hiện đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó và sự khéo léo của người phụ nữ Mông.
Dân cư sinh sống lâu đời nhất trên vùng đất Krông Pa (Gia Lai) là người Gia Rai (nhóm Gia Rai Mthur), chiếm 68% dân số. Người Gia Rai ở Krông Pa vẫn còn theo tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” nên có nhiều nghi lễ tâm linh, trong đó có lễ cúng Yang Mot.
Trong đợt khảo sát sưu tầm chuyên đề các hiện vật nông cụ bổ sung bộ sưu tập nông cụ phục vụ trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Yên Bái, cán bộ chuyên môn của Bảo tàng đã phát hiện một di tích văn hóa thời Hậu kỳ Đá cũ (tiền văn hóa Hòa Bình) tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái.
Suốt một thời gian dài, múa rối cạn của người Tày huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên vắng bóng trong đời sống của cộng đồng. Phải đến năm 2012, loại hình nghệ thuật này mới được khôi phục. Tiếc rằng, khi rối cạn mới hồi sinh lại đối mặt với nguy cơ mai một…
Đắk Nông là vùng đất hội tụ những giá trị văn hóa lâu đời, đặc sắc của đồng bào các tộc thiểu số Tây Nguyên. Đặc biệt, đây là địa phương có hơn 40.000 người Mnông sinh sống (chiếm khoảng 50% tổng số người Mnông ở Việt Nam).
Đó là thông tin đáng chú ý trong kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (Tày, Thái, Dao) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do UBND tỉnh Cao Bằng thực hiện. Kết quả này mới được thông báo bằng văn bản ban hành ngày 29/7/2021