Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Ngày 24/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tri ân, tưởng nhớ những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Với người Bru-Vân Kiều, các làn điệu dân ca và âm thanh của các loại nhạc cụ truyền thống, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ, hội và cả đời sống thường ngày. Đặc biệt, tiếng đàn Ta Lư đã ăn sâu vào tâm hồn nhiều thế hệ, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Bru-Vân Kiều.
Được phục dựng từ năm 2006, Lễ hội truyền thống đình Lục Nà, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc của Nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu. Đến nay, Lễ hội đã trở thành điểm hẹn văn hóa đầu Xuân với nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn...
Tết Giáp Thìn năm nay, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế lần đầu tiên mở cửa đón người dân, du khách tại 2 di tích vừa được trùng tu, tôn tạo là điện Thái Hòa và điện Kiến Trung.
A Lưới và Nam Đông (Thừa Thiên Huế) là 2 huyện miền núi có nhiều thành phần DTTS sinh sống như Pa Cô; Tà Ôi; Cơ Tu; Bru-Vân Kiều…Với địa hình và thời tiết đặc thù; cùng với văn hóa truyền thống đa sắc màu của các dân tộc nên A Lưới và Nam Đông đang có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Theo đó, các địa phương đã tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc đầu tư, quảng bá bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Ngày 15/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam và gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao tổ chức "Hội thảo về thân thế sự nghiệp Văn Cao và Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Văn Cao".
Tối 11/11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai), UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai và Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023, với chủ đề “Gia Lai - Những sắc màu văn hóa”. Dự lễ, có ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên; cùng hơn 1.300 thành viên của các đoàn cồng chiêng.
“Khắp Nôm” tức là hát Nôm, câu hát giàu chất trữ tình, lời ca trau chuốt mượt mà làm người nghe say đắm, ẩn chứa trong lời ca là những giá trị văn hóa đặc trưng, nhân văn sâu sắc của cộng đồng người Tày ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc của dân tộc là niềm tự hào mà bao thế hệ người Khmer nỗ lực giữ gìn và phát triển.
Lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc đang dần được khôi phục, hồi sinh trong mỗi cộng đồng dân cư, nhiều lễ hội gắn liền với phát triển du lịch, tôn vinh, quảng bá đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề, các di sản văn hóa, danh lam, thắng cảnh được tổ chức đã khẳng định giá trị văn hóa, sức sống và tầm quan trọng của lễ hội trong phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên xu thế hiện nay môi trường tồn tại của lễ hội ngày càng có nhiều thay đổi. Hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc đang có những biến động, thậm chí đứng trước nguy cơ biến dạng, ngày càng mai một. Vì vậy, khôi phục lễ hội dân gian truyền thống là việc làm cần thiết, cấp bách, tuy nhiên cũng cần phải đi vào thực chất và bền vững.
Gia Lai là vùng đất còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Vì vậy, từ khi Bảo tàng tỉnh Gia Lai được thành lập từ năm 1989 đến nay, đơn vị luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu, sưu tầm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các DTTS tại địa phương, trong đó trang phục truyền thống của người Gia Rai.