Lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc đang dần được khôi phục, hồi sinh trong mỗi cộng đồng dân cư, nhiều lễ hội gắn liền với phát triển du lịch, tôn vinh, quảng bá đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề, các di sản văn hóa, danh lam, thắng cảnh được tổ chức đã khẳng định giá trị văn hóa, sức sống và tầm quan trọng của lễ hội trong phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên xu thế hiện nay môi trường tồn tại của lễ hội ngày càng có nhiều thay đổi. Hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc đang có những biến động, thậm chí đứng trước nguy cơ biến dạng, ngày càng mai một. Vì vậy, khôi phục lễ hội dân gian truyền thống là việc làm cần thiết, cấp bách, tuy nhiên cũng cần phải đi vào thực chất và bền vững.
Gia Lai là vùng đất còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Vì vậy, từ khi Bảo tàng tỉnh Gia Lai được thành lập từ năm 1989 đến nay, đơn vị luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu, sưu tầm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các DTTS tại địa phương, trong đó trang phục truyền thống của người Gia Rai.
Sừng sững giữa núi non hùng vĩ, hơn 100 ngôi nhà rông ở huyện Krông Chro (Gia Lai) có thiết kế độc đáo, tinh xảo được người Ba Na lưu giữ và bảo tồn.
Văn hóa Chăm là một mảng khá đậm trong bức tranh đa sắc màu của văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trong đó, âm nhạc là một phần rất quan trọng. Không chỉ lời ca, tiếng hát mang lại thanh âm, giai điệu độc đáo, cuốn hút, các nhạc cụ truyền thống đa dạng còn chứa đựng cả thế giới tâm linh, tín ngưỡng riêng của người Chăm.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, đoàn nghệ nhân dân tộc Brâu và Rơ Măm của tỉnh Kon Tum gồm 28 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất, tại tỉnh Lai Châu năm 2023.
Cứ mỗi độ thu sang, khi những cánh đồng lúa đã trĩu hạt vàng óng trên thung lũng Mường Lò, những chàng trai, cô gái Thái lại dập dìu lời yêu bên sàn Hạn Khuống, hoà mình cùng những lời ca, điệu nhạc và những vũ điệu mê say. Hình ảnh Mường Lò - vùng đất của những sắc hoa ban nở trắng trời mỗi độ xuân về, một loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, từ bao đời nay đã trở thành biểu tượng gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.
Lễ Katê được coi là một trong những lễ hội quan trọng và lớn nhất của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận thậm chí người ta còn gọi là “Tết” Katê, Tết của dân tộc Chăm. Lễ hội Katê hàng năm được tổ chức vào ngày 1/7 lịch Chăm (tức tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch). Thông thường, người Chăm tổ chức lễ hội suốt mấy ngày trước và sau Katê nhằm mục đích tưởng nhớ và ôn lại công đức của ông bà, tổ tiên. Đồng thời cũng là dịp vui chơi giải trí, giao lưu cộng đồng sau một năm lao động vất vả.
Gần 20 năm qua, Lễ hội Katê được tỉnh Bình Thuận phục dựng tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết) và trở thành một trong những lễ hội tiêu biểu được tỉnh lựa chọn để phát triển du lịch. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm của đồng bào Chăm mà Lễ hội Katê còn góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh Bình Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế.
Vừa qua, tại Công viên hồ Phai Loạn, Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn năm 2023.
Ngày 14/10, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Hà Nội) đã tổ chức các hoạt động nghi lễ Lễ Sen Dolta. Phóng viên ghi lại một số hình ảnh về các nghi lễ Sen Dolta.
Lễ Sene Dolta là một trong những lễ quan trọng trong năm của đồng bào Khmer Nam bộ. Năm nay, lễ diễn ra từ ngày 13 đến 15/10. Trên địa bàn khu vực biên giới Tây Nam bộ trong những ngày này đồng bào Khmer có thêm nhiều niềm vui khi được các đoàn công tác của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội, các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đến thăm, tặng quà và cùng đồng bào tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.
Tối 10/10, tại Trung tâm Sinh hoạt cộng đồng (Quảng trường Trần Quang Khải), UBND tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” và kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).
Trong kho tàng nghệ thuật của các DTTS ở Việt Nam, dân ca, dân vũ là loại hình diễn xướng dân gian và gắn liền với đời sống tinh thần của dân tộc. Đối với tỉnh Hòa Bình, việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS gắn với phát triển du lịch luôn được các cấp chính quyền tỉnh Hòa Bình quan tâm, đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội một cách bền vững.
Với lợi thế thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu quanh năm mát mẻ, đồng bào DTTS tại chỗ vẫn bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, phong phú, những năm qua, huyện Kon Plông đã phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch. Qua đó, thu hút đông đảo du khách đến với Kon Plông.
Tiếp nối chuỗi sự kiện trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV - năm 2023, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”, ngày 9/9, các đoàn tham gia Ngày hội đã trình diễn nhiều hoạt động văn hóa, mang đậm bản sắc các dân tộc miền Trung, gồm 2 nội dung: Trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương và trưng bày, chế biến, giới thiệu ẩm thực đặc trưng của các dân tộc.
Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có 8 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 5 di sản của đồng bào Khmer là Lễ hội đua ghe ngo, nghệ thuật trình diễn sân khấu Dù kê, nghệ thuật trình diễn dân gian múa Rom vong, nghệ thuật trình diễn nhạc Ngũ âm, nghệ thuật sân khấu Rô băm. Những loại hình nghệ thuật này đang được các nghệ nhân tâm huyết nỗ lực gìn giữ, truyền dạy, phát huy để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân và phát triển du lịch.
Sáng 6/9, tại Khu Văn hóa Hồ Sen, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023. Qua đó, việc tổ chức sự kiện này nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của người dân Nam Bộ, cũng như quảng bá đến bạn bè trong và ngoài nước về vùng đất và con người Hậu Giang.
Ngày 1/9, tại xã Quảng An, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) đã diễn ra Chương trình Trải nghiệm ẩm thực miền Sán Cố với chủ đề “Ẩm thực miền Sán Cố, xã Quảng An là sợi dây kết nối con người và văn hóa”. Chương trình thu hút đông đảo người dân địa phương cũng như khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Ngày 28/8, tại huyện miền núi Như Xuân, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến về phòng, chống bạo lực gia đình, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình năm 2023. Đây là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG 1719.
Nằm trong chuỗi các hoạt động của Tuần Văn hóa - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV năm 2023, tối 26/8, UBND huyện Tiên Yên tổ chức Lễ hội nghệ thuật đường phố Tiên Yên năm 2023 với chủ đề chủ đề "Tiên Yên - Nơi kết nối sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc".