Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Hấp dẫn

Hấp dẫn "Tết làng Việt" chào Xuân Quý Mão 2023 tại làng cổ Đường Lâm

Văn hóa dân tộc - Hồng Phúc - 15:06, 13/01/2023
UBND TP. Hà Nội chỉ đạo, giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Chương trình "Tết làng Việt" chào Xuân Quý Mão 2023 tại sân đình Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm - thị xã Sơn Tây trong 2 ngày, 14 - 15/1/2023 (23 và 24 tháng Chạp năm Nhâm Dần).
56 tác phẩm về mùa Xuân sẽ ra mắt công chúng tại triển lãm

56 tác phẩm về mùa Xuân sẽ ra mắt công chúng tại triển lãm "Sắc màu Xuân đất nước"

Văn hóa dân tộc - Hồng Phúc - 14:35, 11/01/2023
Ngày 11/1/2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội), triển lãm '’Sắc màu Xuân Đất nước'” được chính thức khai mạc.
Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai: Dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai: Dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên

Văn hóa dân tộc - Ngọc Thu - 18:37, 28/12/2022
Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai diễn ra tại Tp. Pleiku đã khép lại với những sự kiện quan trọng, ý nghĩa, hấp dẫn. Trong đó, hoạt động tôn vinh giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.
Chăm lo bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể là chăm lo cái cốt lõi của bản sắc dân tộc...

Chăm lo bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể là chăm lo cái cốt lõi của bản sắc dân tộc...

Văn hóa dân tộc - Hoàng Thùy - 10:50, 22/12/2022
"Chăm lo bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là chăm lo sự gắn kết giữa truyền thống, hiện tại và tương lai, chăm lo cái cốt lõi của bản sắc dân tộc. Các sở, ban, ngành địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể gắn với phát triển kinh tế"... Đó là quan điểm, sự nhìn nhận thống nhất của tỉnh Đắk Lắk, đã được Phó Chủ tịch tỉnh H’Yim Kdoh nhấn mạnh tại Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mới diễn ra gần đây, khi tỉnh có thêm 2 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ơớng - Ngôi nhà chung của người Ve ở Nam Giang

Ơớng - Ngôi nhà chung của người Ve ở Nam Giang

Văn hóa dân tộc - Hồng Phúc - Văn Sơn - 09:04, 19/12/2022
Trên rẻo cao mù sương, với cái lạnh vùng biên cương Đắc Pring, huyện Nam Giang (Quảng Nam) xa xôi trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, chúng tôi ngồi trong không gian thiêng liêng của Ơớng (nhà làng) và đắm chìm trong sử thi, trường ca bất tận của người Ve (nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng). Ơớng là nơi để sự đoàn kết, nét đẹp văn hóa tinh thần của người Ve tiếp tục được bảo tồn và phát huy.
Cô gái trẻ

Cô gái trẻ "khai sinh" dự án vải lanh thủ công Hemp Hmong Việt Nam

Văn hóa dân tộc - Hồng Phúc - 17:17, 08/12/2022
Vàng Thị Dế (SN 2002) sinh ra ở bản Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khác với nhiều bạn bè trang lứa, Dế là cô gái khá mạnh mẽ, dám vượt qua nhiều sóng gió, định kiến để được đi học đại học và khởi nghiệp ở tuổi 20. Một lần liều bán tấm vải lanh dệt thủ công - “của hồi môn” của gia đình, không ngờ lần "liều" này đã giúp Dế tìm ra được hướng đi của cuộc đời.
Hoà Bình: Nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các DTTS đạt mục tiêu Chương trình MTQG

Hoà Bình: Nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các DTTS đạt mục tiêu Chương trình MTQG

Văn hóa dân tộc - Việt Hà - 17:23, 11/11/2022
Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình đã quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của các DTTS. Từ đó có các giải pháp bảo tồn, khai thác, phục vụ tốt ho công tác giáo dục truyền thống, quảng bá phát triển du lịch địa phương.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Để đại ngàn luôn vang tiếng cồng chiêng (Bài cuối)

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Để đại ngàn luôn vang tiếng cồng chiêng (Bài cuối)

Văn hóa dân tộc - Lê Hường - 13:54, 05/11/2022
Từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 05 và Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 và tiếp theo là giai đoạn 2022-2025, cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đang cùng nhau bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch (Bài 4)

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch (Bài 4)

Văn hóa dân tộc - Lê Hường - 06:16, 03/11/2022
Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới, cơ hội thoát nghèo bền vững, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống đồng bào DTTS.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Mở rộng đất diễn cho cồng chiêng (Bài 3)

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Mở rộng đất diễn cho cồng chiêng (Bài 3)

Văn hóa dân tộc - Lê Hường - 06:38, 02/11/2022
Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng không chỉ cấp chiêng, trang phục truyền thống, truyền dạy cồng chiêng, mà còn phải tạo “đất diễn” để cồng chiêng cất tiếng. Vì vậy, Đắk Lắk đang tích cực phục dựng các hoạt động các nghi lễ, lễ hội truyền thống, tổ chức các chương trình biểu diễn cồng chiêng, ngày hội văn hóa các dân tộc, mở rộng không gian để văn hóa cồng chiêng lan tỏa, phát huy giá trị bản sắc văn hóa đặc sắc.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Hiệu quả từ việc cấp chiêng (Bài 2)

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Hiệu quả từ việc cấp chiêng (Bài 2)

Văn hóa dân tộc - Lê Hường - 05:30, 01/11/2022
Đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, tỉnh Đắk Lắk nỗ lực triển khai Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh, bố trí kinh phí cấp chiêng, trang phục truyền thống, mở các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng và tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Đưa Nghị quyết bảo tồn, phát huy cồng chiêng vào cuộc sống (Bài 1)

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Đưa Nghị quyết bảo tồn, phát huy cồng chiêng vào cuộc sống (Bài 1)

Văn hóa dân tộc - Lê Hường - 13:25, 31/10/2022
Những năm qua, Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS và đạt hiệu quả tích cực. Đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết 05 và Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 và tiếp theo là giai đoạn 2022-2025, với những cách làm cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, không chỉ bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa cồng chiêng, mà qua đó giúp cho đồng bào hiểu hơn những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, từ đó nhiều di sản văn hóa khác của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng được bà con trân quý, chú trọng giữ gìn.
Từ bản Nước Đắng đến Giải Sao Mai

Từ bản Nước Đắng đến Giải Sao Mai

Văn hóa dân tộc - Minh Ngọc- Ngọc Lê - 19:17, 28/10/2022
Có một chàng trai người Bru Vân Kiều đã vượt dãy Trường Sơn, vượt qua nhiều khó khăn để đến với tình yêu âm nhạc. Bằng niềm đam mê, chàng trai đó đã để lại dấu ấn về khả năng ca hát và trở thành niềm tự hào của bà con DTTS tỉnh Quảng Bình.
Tìm lại giá trị đích thực của du lịch cộng đồng

Tìm lại giá trị đích thực của du lịch cộng đồng

Văn hóa dân tộc - Sỹ Hào - 09:32, 16/10/2022
Mai Châu (Hòa Bình) là điểm rất sáng trên bản đồ du lịch qua miền Tây Bắc cũng như của cả nước, với mô hình du lịch cộng đồng. Dẫu đã có thời điểm “làng làng làm du lịch, nhà nhà mở dịch vụ du lịch”, nhưng du lịch cộng đồng nơi đây sẽ không bị “bão hòa”, nếu đi trúng hướng và khai thác đúng giá trị.
Điện Biên: Sẵn sàng cho Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào

Điện Biên: Sẵn sàng cho Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào

Văn hóa dân tộc - Tuấn Ninh - 20:47, 30/09/2022
Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III tại tỉnh Điện Biên, năm 2022 sắp diễn ra. Đến thời điểm này, các khâu chuẩn bị cho sự kiện đã cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng cho Ngày hội lớn.
Lung linh Mường Lò: Những vòng Xòe bất tận... (Bài 2)

Lung linh Mường Lò: Những vòng Xòe bất tận... (Bài 2)

Văn hóa dân tộc - Văn Hoa - 08:56, 30/09/2022
Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" là di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, là sự kiện được cộng đồng dân tộc Thái và Nhân dân khắp cả nước đón chờ đã diễn ra đêm 24/9. Mặc dù đêm diễn ra sự kiện, thời tiết có mưa nặng hạt, nhưng không ngăn được sợi dây gắn kết cộng đồng và tình yêu Xòe trong của cộng đồng người Thái. Ngọn lửa đêm vẫn rực cháy, những bàn tay nắm chặt nhau tạo nên những vòng Xòe bất tận...
Lung linh Mường Lò: Cùng

Lung linh Mường Lò: Cùng "say" trong điệu Xòe (Bài 1)

Văn hóa dân tộc - Văn Hoa - 10:50, 26/09/2022
Những ngày này, người Thái ở mọi miền Tổ quốc đều gác lại mọi công việc, tất cả cùng hướng về miền đất Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) để cùng được “say” trong những điệu Xòe.
Đồng Nai đưa phòng học và đọc tiếng Chăm vào hoạt động

Đồng Nai đưa phòng học và đọc tiếng Chăm vào hoạt động

Văn hóa dân tộc - Lê Hoàng - Hiên Nguyên - 20:00, 14/09/2022
Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ và Lực lượng vũ trang huyện Long Thành vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành đưa vào hoạt động công trình phòng đọc và phòng học tiếng Chăm tại Thánh đường Hồi giáo ấp 6, xã Bình Sơn.
Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Tìm giải pháp để giữ gìn

Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Tìm giải pháp để giữ gìn "kho báu" (Bài cuối)

Văn hóa dân tộc - Lê Hường-Thùy Dung - 09:10, 08/09/2022
Lo lắng trước nguy cơ sử thi đang dần bị "quên lãng" và dần biến mất trong cộng đồng, một số nghệ nhân đã tìm mọi cách truyền lại cho con cháu. Người có khả năng hát được sử thi thì tiếp tục nối bước cha ông học hỏi thêm, người không hát được sử thi thì âm thầm sưu tầm để gìn giữ. Tuy nhiên, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cũng cần điều chỉnh, tiếp tục có chính sách, cơ chế hỗ trợ đặc biệt để sử thi mãi mãi trường tồn trong đời sống cộng đồng các dân tộc ở Tây nguyên.
Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Buôn làng nhớ những đêm khan (Bài 2)

Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Buôn làng nhớ những đêm khan (Bài 2)

Văn hóa dân tộc - Lê Hường-Thùy Dung - 19:02, 06/09/2022
Sử thi là nghệ thuật truyền khẩu độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, được lưu giữ trong trí nhớ các nghệ nhân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật dân gian truyền miệng này lại rất dễ mai một. Bởi nghệ nhân am hiểu, thuộc nhiều sử thi ngày càng hiếm hoi, trong khi người trẻ vẫn chưa sẵn sàng đón nhận vốn liếng cha ông để lại. Theo thời gian, những đêm khan đang dần vắng bóng ở các buôn làng.