Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình đã quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của các DTTS. Từ đó có các giải pháp bảo tồn, khai thác, phục vụ tốt ho công tác giáo dục truyền thống, quảng bá phát triển du lịch địa phương.
Từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 05 và Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 và tiếp theo là giai đoạn 2022-2025, cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đang cùng nhau bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này.
Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới, cơ hội thoát nghèo bền vững, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống đồng bào DTTS.
Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng không chỉ cấp chiêng, trang phục truyền thống, truyền dạy cồng chiêng, mà còn phải tạo “đất diễn” để cồng chiêng cất tiếng. Vì vậy, Đắk Lắk đang tích cực phục dựng các hoạt động các nghi lễ, lễ hội truyền thống, tổ chức các chương trình biểu diễn cồng chiêng, ngày hội văn hóa các dân tộc, mở rộng không gian để văn hóa cồng chiêng lan tỏa, phát huy giá trị bản sắc văn hóa đặc sắc.
Đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, tỉnh Đắk Lắk nỗ lực triển khai Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh, bố trí kinh phí cấp chiêng, trang phục truyền thống, mở các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng và tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng.
Những năm qua, Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS và đạt hiệu quả tích cực. Đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết 05 và Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 và tiếp theo là giai đoạn 2022-2025, với những cách làm cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, không chỉ bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa cồng chiêng, mà qua đó giúp cho đồng bào hiểu hơn những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, từ đó nhiều di sản văn hóa khác của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng được bà con trân quý, chú trọng giữ gìn.
Có một chàng trai người Bru Vân Kiều đã vượt dãy Trường Sơn, vượt qua nhiều khó khăn để đến với tình yêu âm nhạc. Bằng niềm đam mê, chàng trai đó đã để lại dấu ấn về khả năng ca hát và trở thành niềm tự hào của bà con DTTS tỉnh Quảng Bình.
Mai Châu (Hòa Bình) là điểm rất sáng trên bản đồ du lịch qua miền Tây Bắc cũng như của cả nước, với mô hình du lịch cộng đồng. Dẫu đã có thời điểm “làng làng làm du lịch, nhà nhà mở dịch vụ du lịch”, nhưng du lịch cộng đồng nơi đây sẽ không bị “bão hòa”, nếu đi trúng hướng và khai thác đúng giá trị.
Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III tại tỉnh Điện Biên, năm 2022 sắp diễn ra. Đến thời điểm này, các khâu chuẩn bị cho sự kiện đã cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng cho Ngày hội lớn.
Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" là di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, là sự kiện được cộng đồng dân tộc Thái và Nhân dân khắp cả nước đón chờ đã diễn ra đêm 24/9. Mặc dù đêm diễn ra sự kiện, thời tiết có mưa nặng hạt, nhưng không ngăn được sợi dây gắn kết cộng đồng và tình yêu Xòe trong của cộng đồng người Thái. Ngọn lửa đêm vẫn rực cháy, những bàn tay nắm chặt nhau tạo nên những vòng Xòe bất tận...
Những ngày này, người Thái ở mọi miền Tổ quốc đều gác lại mọi công việc, tất cả cùng hướng về miền đất Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) để cùng được “say” trong những điệu Xòe.
Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ và Lực lượng vũ trang huyện Long Thành vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành đưa vào hoạt động công trình phòng đọc và phòng học tiếng Chăm tại Thánh đường Hồi giáo ấp 6, xã Bình Sơn.
Lo lắng trước nguy cơ sử thi đang dần bị "quên lãng" và dần biến mất trong cộng đồng, một số nghệ nhân đã tìm mọi cách truyền lại cho con cháu. Người có khả năng hát được sử thi thì tiếp tục nối bước cha ông học hỏi thêm, người không hát được sử thi thì âm thầm sưu tầm để gìn giữ. Tuy nhiên, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cũng cần điều chỉnh, tiếp tục có chính sách, cơ chế hỗ trợ đặc biệt để sử thi mãi mãi trường tồn trong đời sống cộng đồng các dân tộc ở Tây nguyên.
Sử thi là nghệ thuật truyền khẩu độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, được lưu giữ trong trí nhớ các nghệ nhân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật dân gian truyền miệng này lại rất dễ mai một. Bởi nghệ nhân am hiểu, thuộc nhiều sử thi ngày càng hiếm hoi, trong khi người trẻ vẫn chưa sẵn sàng đón nhận vốn liếng cha ông để lại. Theo thời gian, những đêm khan đang dần vắng bóng ở các buôn làng.
Sử thi là một loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo, nhiều người đánh giá, nó như linh hồn của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Loại hình nghệ thuật này được sáng tạo, tích lũy lâu đời, nó ảnh hưởng đến lời ăn tiếng nói, luật tục, nghệ thuật, tín ngưỡng, nếp sống của con người và cộng đồng. Sử thi phản ánh mọi khía cạnh đời sống từ tạo lập buôn làng, sản xuất nương rẫy, chiến tranh giữa các bộ tộc, đến thực hành nghi lễ, lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán. Tuy nhiên, nhiều năm qua người nghe sử thi vơi dần, người hát kể sử thi cũng hiếm dần. Những đêm khan huyền thoại cũng từng ngày vắng bóng, chẳng bao lâu nữa sử thi chỉ còn trong ký ức.
Soọng cô là một thứ "men" khiến bao thế hệ người Sán Dìu say đắm, coi đó là một báu vật để luôn nỗ lực gìn giữ. Tuy nhiên, việc bảo tồn Soọng cô trong điều kiện thực tại và xu thế phát triển cần sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có người Sán Dìu sinh sống.
Mới đây, cô gái dân tộc Thái Lò Thị Thùy Dương, 24 tuổi, xã Quài Cang (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) thực tập sinh tại thành phố Holstebro (Đan Mạch) đã thực hiện bộ ảnh với trang phục truyền thống dân tộc Thái tại 5 nước châu Âu. Sau khi được đăng tải, bộ ảnh nhanh chóng thu hút cư dân mạng và nhận được nhiều khen ngợi khi giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc mình đến bạn bè quốc tế.
Trước những nỗ lực không ngừng nghỉ của các nghệ nhân, những người lớn tuổi nhằm “cứu nguy” cho làn điệu Soọng cô, nhiều bạn trẻ đã “động lòng” và tự ý thức gìn giữ tài sản của cha ông. Song, vì rất nhiều nguyên nhân, việc bảo tồn tiếng hát Soọng cô còn nhiều khó khăn, thách thức.
Mặt nạ Kađong của người Dao ở huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) không chỉ là tác phẩm điêu khắc độc đáo, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào.
Bằng tình yêu và trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ tiếng hát Soọng cô, nhiều nghệ nhân, nhiều câu lạc bộ (CLB) đã động viên, khuyến khích để kết nạp thêm những hội viên nhỏ tuổi. Họ đã nỗ lực dạy nói, dạy hát cho thế hệ trẻ, đưa các hội viên nhỏ tuổi đi giao lưu giữa các CLB trong và ngoài tỉnh; đi biểu diễn trong các ngày lễ, sự kiện lớn của địa phương... Trước nỗ lực của các ông bà, thế hệ đi trước, tình yêu, trách nhiệm giữ gìn văn hóa dân tộc đã lớn dần trong lớp trẻ.