Không chỉ là nữ Trưởng thôn uy tín và trách nhiệm với công việc của thôn bản, chị Lê Thị Hương, ở xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) còn là một người đam mê và tâm huyết với việc giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, nhất là những bộ trang phục, những làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo.
Lễ chúc sức khỏe là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Ê Đê. Nghi lễ thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Đồng thời, cầu mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên chở che, phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, thành đạt.
Thực hiện chương trình công tác năm 2022 của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, ngày 30/4 - 1/5, Trung tâm kết hợp với Hội Tuổi trẻ Sán Dìu - Kết nối từ bản sắc tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu cộng đồng tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Với mong muốn bảo tồn và phát huy được giá trị âm nhạc truyền thống của dân tộc Ba Na. Các bạn trẻ ở làng Đăk Yo, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã ngày đêm luyện tập cồng chiêng và những điệu múa xoang, nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống của dân tộc mình.
Qua tiếng chiêng ba, qua hồn thổ cẩm, cùng gạo nương và những vũ điệu say nồng bên ché rượu cần chàng trai Hrê, Đinh Văn Sây - người được mệnh danh là "Y Moan của núi rừng Ba Tơ" say sưa, tự hào kể về duyên nợ của mình với văn hóa dân tộc; về những việc anh đã làm để giữ gìn và lan toả bản sắc văn hoá Hrê đến với cộng đồng.
Đồng bào DTTS ở Tây Nguyên xưa quan niệm rằng, tượng gỗ phải gắn liền với nhà mồ. Tuy nhiên, trong dòng chảy văn hóa hiện đại, sự độc đáo từ nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ mà giờ đây đồng bào các DTTS Tây Nguyên không chỉ coi tượng gỗ là biểu tượng tâm linh, mà còn dùng tượng vào việc trưng bày, trang trí. Cũng vì thế, nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian này đang xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống cộng đồng.
Múa dân gian dân tộc có lịch sử hình thành lâu đời và có sức sống bền vững với thời gian. Những điệu múa truyền thống qua bao thế hệ truyền nối, được coi là cội nguồn của nghệ thuật múa, là chất liệu quý giá và trở thành nguồn cảm hứng vô tận đối với các nghệ sĩ, biên đạo múa chuyên nghiệp.
"Tìm hiểu văn hóa Thái, tôi như được khai phá chính mình và hiểu hơn những giá trị văn hóa hàng ngàn năm của cha ông". Ông Cao Bằng Nghĩa (dân tộc Thái) ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), người đã có thời gian hơn 40 năm tìm tòi, nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thái bộc bạch.
Ngày 22/3, bà Kpă Tố Nga, Trưởng đoàn Ca múa Dân tộc tỉnh Đắk Lắk cho biết: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vừa ban hành kế hoạch tham gia triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” từ ngày 7 đến ngày 14/4, tại Bảo tàng TP. Cần Thơ, với tên gọi “Nhạc cụ truyền thống trong đời sống của đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk”.
Ngày 21/3, ông Đinh Một, Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tiếp tục công nhận Bảo tàng Đắk Lắk xếp hạng I trong hệ thống bảo tàng Việt Nam theo Quyết định số 572/QĐ-BCHTTDL ban hành ngày 16/3/2022.
Những giai điệu dân ca mộc mạc, giản dị nhưng giàu ý nghĩa nhân văn của đồng bào dân tộc Lự vang lên trong lễ hội Căm Mương (lễ cúng bản). Đây là dịp để bà con dân bản dâng lễ vật cầu khấn thần sông, thần núi, thần khe, thần suối, thần rồng, phù hộ cho bà con dân bản được ăn nên làm ra, điều lành ở lại, điều dữ mang đi.
Bắc Trà My được Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch (VH-TT&DL) Quảng Nam chọn thực hiện các tiết mục tham dự Liên hoan diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên lần thứ III - năm 2022. Đến nay, công tác chuẩn bị cho liên hoan cơ bản hoàn thiện.
Điệu múa Tắc xình luôn có sức hấp dẫn không chỉ với đồng bào dân tộc Sán Chay, tỉnh Thái Nguyên, mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều dân tộc anh em khác sinh sống trên vùng cao phía Bắc.
Làng gốm Bát Tràng nằm ven Sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Không chỉ là một làng nghề truyền thống nổi tiếng, nơi đây còn có một ngôi chùa gốm sứ nổi tiếng. Sự kết hợp giữa gốm sứ của văn hóa làng nghề và kiến trúc tâm linh ở chùa Tiêu Dao đã mang lại vẻ đẹp độc đáo và lưu giữ hồn cốt làng nghề truyền thống.
Khiêm tốn và trang nghiêm giữa những dãy phố, Bắc Đế Miếu (Chùa Ông Bắc) - di tích kiến trúc cấp quốc gia (năm 1987) với phong cách pha trộn Việt - Hoa, không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của đồng bào người Hoa ở An Giang, mà còn là điểm tham quan nổi tiếng bởi vẻ cổ kính, thanh nghiêm bên dòng sông Long Xuyên.
Trong 3 ngày từ 22-24/2, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San Gia Lai tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền dạy hát ru, hát dân ca Gia Rai, Ba Na năm 2022 theo hình thức trực tuyến nhằm phát hiện, bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu.
671 nghệ nhân được đề nghị xét tặng các danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” là những nhân tố đã, đang nắm giữ, bảo vệ và trao truyền những giá trị tinh túy của các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
Trang phục thổ cẩm của các đồng bào DTTS Tây Nguyên nói chung và Gia Rai, Ba Na nói riêng thể hiện chiều sâu lịch sử, bản sắc văn hóa tộc người và các giá trị thẩm mỹ, tín ngưỡng, tâm linh. Thời gian qua, nhằm giữ gìn và bảo tồn nghề dệt truyền thống, các cấp, chính quyền tỉnh Gia Lai và những nghệ nhân dệt đã đưa ra nhiều giải pháp, xây dựng nhiều mô hình để bảo tồn văn hóa Tây Nguyên.
Hơn 1.000 năm trước, những pho Kinh lá buông, di sản thành văn đầu tiên của Phật giáo Nam Tông theo dòng truyền lưu từ Ấn Độ, Sri Lanka, đã làm nên cuộc thiên di lịch sử trên khắp miền Đông Nam Á. Thừa hưởng kỹ thuật biên Kinh trên lá, cộng đồng người Khmer vùng biên giới của tỉnh An Giang đã gìn giữ, lưu truyền và phát huy nghệ thuật độc đáo này qua nhiều thế hệ. Đối với đồng bào Khmer, đó không chỉ là kỹ thuật chế tác thuần túy, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh.
Sáng 9/2 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Nhâm Dần), thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức Lễ dâng hương, Khai lễ đền Mẫu Thác Bà.