Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cô gái trẻ "khai sinh" dự án vải lanh thủ công Hemp Hmong Việt Nam

Hồng Phúc - 17:17, 08/12/2022

Vàng Thị Dế (SN 2002) sinh ra ở bản Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khác với nhiều bạn bè trang lứa, Dế là cô gái khá mạnh mẽ, dám vượt qua nhiều sóng gió, định kiến để được đi học đại học và khởi nghiệp ở tuổi 20. Một lần liều bán tấm vải lanh dệt thủ công - “của hồi môn” của gia đình, không ngờ lần "liều" này đã giúp Dế tìm ra được hướng đi của cuộc đời.

Vàng Thị Dế - cô gái 20 tuổi “khai sinh” dự án Hemp Hmong Việt Nam
Vàng Thị Dế - cô gái 20 tuổi “khai sinh” dự án Hemp Hmong Việt Nam

Ngược dòng...

Người Mông quan niệm, con gái "đến tuổi" thì phải lấy chồng. Đó là lý do nhiều bạn học của Dế chỉ học đến lớp 6, lớp 7 đã nghỉ học để làm vợ, làm mẹ. Dế thì khác, từ nhỏ cô gái này đã học rất giỏi, luôn có khát khao cháy bỏng rằng, con chữ sẽ giúp mình bước chân ra khỏi bản làng để khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.

Dế học hết lớp 9, thì mẹ không cho đi học tiếp. Bà quan niệm, con gái học cao thế nào cuối cùng cũng vẫn về lấy chồng thôi. Sau khi khóc hết nước mắt thuyết phục mẹ và nhờ tới sự tác động của bố, mẹ Dế cũng đành xuôi theo cô con gái cứng đầu.

Học hết PTTH, một lần nữa Dế bị mẹ cấm cản, không cho thi đại học. Dế vẫn cương quyết thi và đỗ vào Đại học Văn hóa (Hà Nội). Biết con có ý định khăn gói xuống Hà Nội học tập, mẹ Dế ngăn cản quyết liệt, bởi đau đáu một nỗi “nhà nghèo, lo ăn còn chưa xong, tiền đâu học đại học”. Dế nhìn mẹ với ánh mắt đầy quyết tâm rồi bảo: “Nếu mẹ không cho đi, con vẫn sẽ đi”.

Mặc dù mẹ phản đối, nhưng Dế lại có sự ủng hộ của bố. Ông đã chạy vạy khắp nơi vay được 2 triệu đồng - hành trang cho con gái xuống Hà Nội đi học.

Ở Thủ đô, Dế làm đủ thứ việc, từ phát tờ rơi cho đến phục vụ quán ăn, bán hàng Online… để có tiền trang trải học hành. Biến cố xảy ra năm 2021, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Dế không thể đi làm thêm, nên không kiếm được tiền. Sau một thời gian bị kẹt tại Hà Nội vì giãn cách xã hội, tháng 10 năm đó, cô gái trẻ trở về Hà Giang. Dế không ngờ rằng, lần trở về này đã khởi đầu cho một bước ngoặt không chỉ trong cuộc sống của bản thân, mà còn thay đổi tích cực đời sống của cộng đồng người Mông quê hương mình.

Khi đồ "gia bảo" trở thành hàng hóa

Một buổi chiều muộn, mẹ bảo Dế lên dọn gác. Trong lúc dọn dẹp, em thấy những tấm vải lanh rất đẹp được mẹ cất giữ cẩn thận. Đây là loại vải truyền thống gắn bó với người Mông cả trong đời sống thường nhật và cả đời sống tâm linh.

Thời điểm đó, kinh tế gia đình Dế rất khó khăn. Dế mạnh dạn hỏi mẹ: “Con bán những tấm vải lanh này được không?”

“Bán đi thì sau này lấy gì làm váy khi lấy chồng?”, mẹ Dế đáp.

“Mẹ tin con đi, con bán nó rồi sau này sẽ mua về nhiều hơn”, Dế quả quyết.

Phụ nữ Mông tốn công sức cả năm trời mới dệt được 1- 2 tấm vải lanh
Phụ nữ Mông tốn công sức cả năm trời mới dệt được 1- 2 tấm vải lanh

Dế bắt đầu chụp ảnh những tấm vải lanh đăng bán trên Facebook cá nhân. “Em rất bất ngờ khi vừa đăng thì đã có một chị ở Sài Gòn hỏi mua một tấm. Đơn hàng đầu tiên có giá 560.000 đồng”, Dế kể.

Sau khi nhận được hàng Dế gửi, vị khách rất ưng và sau đó mua hết số vải lanh mà Dế có. Thuận lợi bước đầu ấy đã khiến Dế nảy ra ý định kể những câu chuyện về vải lanh truyền thống của dân tộc mình nhằm quảng bá báu vật của người Mông đến mọi miền Tổ quốc.

Nghĩ là làm, Dế đến từng nhà trong bản, gom từng mét vải một. “Để cho ra đời một tấm vải lanh rất mất công sức và tốn nhiều thời gian, nên phụ nữ Mông không dệt vải lanh để làm kinh tế. Các mẹ làm vải lanh để may váy cho mình, may áo cho chồng, làm của hồi môn cho con… Chỉ đến khi không đi làm kiếm tiền được, khi đã già, khi trên gác không còn ngô, thì các mẹ mới đem vải lanh đi bán để đổi lấy một ít tiền sinh hoạt. Vì được làm cho gia đình, tốn công sức cả năm trời mới tạo ra 1 - 2 tấm, nên vải của các mẹ rất đẹp, đều là “gia bảo” cả”, Dế kể.

Sau khi cần mẫn gom vải, Dế đăng trên Facebook cá nhân để “tìm chủ” mới. Không chỉ là những bức ảnh đẹp, Dế kể câu chuyện về tình yêu chung thủy của đồng bào với tấm vải lanh truyền thống, về phong tục, tập quán được người Mông gìn giữ hàng trăm năm...

Qua một thời gian, hiệu ứng lan tỏa trên mạng xã hội khiến cô gái Mông và các bà, các mẹ bất ngờ. Những tấm vải lanh truyền thống của dân tộc mình theo chân các vị khách xuống núi vào Nam, ra Bắc. Không chỉ vậy, Dế còn mang “bảo vật” ấy vượt cao nguyên đá Đồng Văn để vươn ra thế giới. Hiện nay, khách mua vải lanh của Dế chủ yếu là khách nước ngoài.

Vải lanh theo chân các vị khách nước ngoài đến nhiều nơi trên thế giới
Vải lanh theo chân các vị khách nước ngoài đến nhiều nơi trên thế giới

Dế kể: “Từng có khách sống ở Mỹ đặt em đơn hàng vải lanh giá trị lên tới hơn 50 triệu đồng. Em vui mừng lắm, nhưng cũng lo vì không biết lấy đâu ra vốn để nhập hàng, rồi giao hàng ra nước ngoài. Rất may là sau đó, chị khách chủ động nhắn tin cho em xin chuyển tiền cọc trước và liên lạc với người thân ở Việt Nam nói chuyện trực tiếp với em, nên đơn hàng tưởng là khó khăn đó lại vô cùng thuận lợi”.

Tuy nhiên, cũng có đơn hàng lớn từ nước ngoài khiến Dế lao đao. Đó là lần cô gái này lần đầu tiên phải vay khắp mọi nơi 40 triệu, rồi mất 2 tuần liền đi khắp các gia đình thu mua vải gửi cho khách. Vậy mà đơn hàng ấy bị hoàn lại, Dế phải thanh lý lỗ rồi xoay xở đủ cách mới trả được khoản vay.

Trân quý những giá trị truyền thống của dân tộc mình, nhưng cũng lo lắng trước những mai một của nghề dệt lanh truyền thống, Dế luôn trăn trở làm sao để “bảo vật” của người Mông có thể trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cải thiện đời sống cho bà con dân bản.

Sau rất nhiều đêm suy nghĩ, Dế đã “khai sinh” dự án Hemp Hmong Việt Nam. Đây là nơi Dế cung cấp vải lanh thô cho các cá nhân, cửa hàng thời trang, nhà thiết kế… yêu thích loại vải Đông ấm, Hè mát này. Đồng thời, Hemp Hmong Việt Nam thiết kế những sản phẩm thời trang từ chất liệu vải lanh như túi, khăn, áo… dựa trên sự kết hợp tính truyền thống và hiện đại để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, Hemp Hmong Việt Nam còn nhận thiết kế sản phẩm theo yêu cầu riêng của khách hàng.

Dế hạnh phúc khi vừa quảng bá được vải lanh truyền thống của dân tộc mình vừa giúp bà con có thêm thu nhập
Dế hạnh phúc khi vừa quảng bá được vải lanh truyền thống của dân tộc mình vừa giúp bà con có thêm thu nhập

Đến với công việc này như một cái duyên nên Dế vẫn luôn cho rằng, mình sinh ra để thực hiện sứ mệnh quảng bá vải lanh truyền thống của dân tộc mình. Nhờ những tấm vải lanh mẹ cất giữ, gia đình Dế đã vượt qua giai đoạn khốn khó về kinh tế. Cũng chính nhờ vải lanh mà Dế đã giúp nhiều gia đình người Mông có thêm thu nhập. Trước đây, họ chỉ trồng một khoảnh đất nhỏ, thì giờ đây diện tích đã tăng lên gấp 3. 

Một năm thay vì chỉ mỗi nhà chỉ làm 4 - 5 cuộn lanh, giờ họ đã làm tăng lên 10 - 15 cuộn, tăng thêm thu nhập khoảng 10 triệu đồng/năm. Với những người phụ nữ Mông vốn chỉ quanh năm cặm cụi trên nương rẫy, thì điều này vừa mang lợi lợi ích thiết thực, vừa góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của cộng đồng mình.

Dự định của Dế là, sau khi tốt nghiệp đại học sẽ trở về quê hương để khởi nghiệp, thành lập một hợp tác xã nhỏ kết hợp làm du lịch, vừa giúp quảng bá văn hóa địa phương, vừa tạo việc làm nhiều hơn cho bà con quê hương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.