Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cây lanh trong đời sống của người Mông

Sùng Mai - Nga Anh - 15:40, 27/08/2021

Cây lanh, vải lanh được xem như một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông. Đặc biệt, vải lanh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông. Ngoài ra, công việc trồng lanh, dệt vải còn thể hiện đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó và sự khéo léo của người phụ nữ Mông.

Nhìn thấy cây lanh trên nương người ta sẽ biết ngay gia đình có người phụ nữ chăm chỉ, khéo tay, cần cù, chịu khó
Nhìn thấy gia đình nào trồng cây lanh trên nương người ta sẽ biết ngay gia đình đó có người phụ nữ chăm chỉ, khéo tay, cần cù, chịu khó

Trong cuộc sống của đồng bào Mông từ lâu đời, người già trong dòng họ, trong gia đình luôn nhắc nhở con cháu dành một khoảng đất trống màu mỡ, bằng phẳng nhất để trồng cây lanh, ý thức ấy được truyền từ đời này sang đời khác. Nhìn thấy gia đình nào trồng  cây lanh trên nương người ta sẽ biết ngay gia đình đó có người phụ nữ chăm chỉ, khéo tay, cần cù, chịu khó và người con gái sinh ra trong gia đình đó sẽ được rất nhiều người để ý. Các em bé ngay từ khi 5 đến 6 tuổi đã được bà hoặc mẹ dạy cách tuốt lanh, se lanh, dệt vải.

Cây lanh mang về được phơi nắng cho khô
Cây lanh mang về được phơi nắng cho khô

Viêc trồng cây lanh không vất vả, nhưng để dệt thành tấm vải thì tốn rất nhiều thời gian, công sức. Cứ hai ống lanh tương đương với 6m vải đủ để may một cái váy hoặc áo, quần đàn ông. Cứ đến tháng Ba âm lịch, khi trồng ngô cũng là lúc gieo trồng cây lanh. Chỉ cần lấy hạt lanh trộn thật đều cùng phân chuồng đã ủ  hoặc tro bếp, trộn xong rải mỏng khắp xuống đất, lấy cuốc xới mỏng đất trộn lại là xong, gieo dày thưa tùy thích.

Khi thu hoạch cây ngô thì cây lanh cũng đủ già để chặt mang về. Người Mông rất nhẹ nhàng, nâng niu cây lanh, bởi thân cây bé nhỏ, giòn, dễ gẫy, nếu gẫy sợi lanh sẽ không đẹp nữa. Khi mang cây về, những ngày nắng họ mang ra phơi cho thân cây khô, buổi tối hoặc những ngày mưa đem cất trên gác bếp.

Người phụ nữ dân tộc Mông luôn mang theo mình một nắm sợi lanh để se. Việc se lanh diễn ra bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào
Người phụ nữ dân tộc Mông luôn mang theo mình một nắm sợi lanh để se. Việc se lanh diễn ra bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào

Khi cây cây lanh bắt đầu héo là lúc tước được sợi. Việc tước sợi cần đôi tay rất khéo léo, vì nếu không sau này sợi lanh không đều, khó se, không chắc. Sợi lanh tước ra được bó từng nắm treo dài trước cửa, rồi đem cuộn tròn mang cho vào cối để giã. Giã bao giờ sợi lanh mềm, uốn cong thì lấy ra treo lên, như vậy là se được.

Dùng tảng đá lăn qua lại cho sợi lanh mềm ra
Dùng tảng đá lăn qua lại cho sợi lanh mềm ra

Trong gia đình, phụ nữ dân tộc Mông rất ý thức, kể cả em nhỏ, mỗi người tự lượng sức, ước lượng thời gian thì tự tách một nắm mang bên mình để se. Việc se lanh diễn ra bất kỳ lúc nào, như se trên đường lên nương, lên rừng, lúc nấu cơm, lúc đi chợ, buổi tối… Khi se xong, họ dùng con quay nối cuốn các sợi lại thật dài, rồi tháo ra khỏi con quay, đánh dấu đầu sợi lại và mang đi luộc cùng tro bếp củi. Mỗi lần luộc xong họ ngâm lại rồi 1 ngày mang đi giặt, cứ như vậy đến lúc nào sợi trắng mới thôi.

Khi sợi lanh đã trắng thì giặt cho thật sạch sẽ và phơi sợi lanh lên đến khi khô thì cho vào con quay để dệt vải. Công việc này thường thì người già nhất trong gia đình đảm nhận, vì họ có nhiều thời gian ở nhà hơn và có kinh nghiệm xử lý các sợi xấu, đứt hoặc mỏng…Các em nhỏ cũng được người già cho đứng xem để học cách dệt và thỉnh thoảng người già cho các em ngồi vào khung cởi hướng dẫn các em cách đưa sợi, cách lấy sợi. Các công đoạn có thể kéo dài hàng năm, vì họ không có nhiều thời gian dành cho mọi công đoạn, chỉ tranh thủ lúc rảnh rỗi mới làm.

Công đoạn dệt vải thường do những người cao tuổi trong gia đình đảm nhiệm
Công đoạn dệt vải thường do những người cao tuổi trong gia đình đảm nhiệm

Sau khi đã dệt thành tấm vải, họ tiếp tục lăn cho vải mềm mịn, bóng ra. Việc lăn vải rất kỳ công. Họ dùng một tảng đá hoặc thân gỗ to mịn, cùng với tấm ván to bằng mảnh vải, dài khoảng 1m, đặt  miếng vải giữa tấm ván và thân gỗ rồi đứng lên tấm ván lăn qua lăn lại khi nào thấy được thì xê dịch dần tấm vải cho đến hết. Khi miếng vải đã mềm, mịn, bóng, họ mang đi ngâm với tro bếp củi. Ngâm khoảng 1 tuần thì lấy ra giặt, phơi khô, cứ như vậy khi nào miếng vải trắng ngà lên thì mới thôi.

Vải lanh là một phần không thể thiếu trong đời sống của dân tộc Mông. Bởi khi qua đời, người Mông phải được mặc áo váy, quần được làm bằng vải lanh. Người Mông quan niệm nếu không có quần áo váy bằng vải lanh, thì người chết sẽ không tìm được đường về với tổ tiên. Tổ tiên cũng sẽ không tìm được người chết nếu mặc vải khác, như vậy người chết sẽ không được đầu thai. 

Vải dệt xong được ngâm, phơi nhiều lần cho đến khi được màu ưng ý
Vải dệt xong được ngâm, phơi nhiều lần cho đến khi được màu ưng ý

Trong tình yêu nam nữ, chàng trai Mông khi đi hỏi vợ họ rất để ý xem gia đình người con gái có se lanh, dệt vải không. Theo họ, những người con gái biết se lanh, dệt vải là người con gái khéo tay, chăm chỉ, chịu khó. Các chàng trai khi thích các cô gái rất hay dùng lời ca tiếng hát để tỏ tình, cách tỏ tình rất đời thựcnhưng hết sức tinh tế, như: “Năm nay mẹ anh bảo Đông đến sớm. Hỡi em ơi, mẹ anh đau mỏi khắp người, khung cửi đã lâu không có người ngồi dệt vải, bụi cả con quay. Em có thương anh, Em đừng sợ bụi làm vướng váy em, đã có anh phủi bụi để em an tâm ngồi dệt vải…”...

Vải lanh còn dùng làm quà tặng mừng tuổi người già hoặc trong lễ cúng 60 tuổi. Người già họ đặc biệt quý món quà này, họ sẽ cất giữ thật kỹ tận đáy hòm, chỉ khi nào thật sự cần thiết mới đem ra dùng.

Vẽ sáp ong để in họa tiết hoa văn cho vải
Vẽ sáp ong để in họa tiết hoa văn cho vải

Hiện nay trên các vùng đồng bào Mông sinh sống ít gia đình trồng cây lanh, dệt vải. Bởi sự phát triển nhanh của kinh tế thị trường, công nghệ, cũng như sự giao thoa văn hóa  giữa các dân tộc, dẫn đến việc thay đổi trang phục, thay đổi từ chất liệu vải, màu sắc cho đến họa tiết trang trí. Nhưng dù trang phục có thay đổi thế nào, thì chắc chắn cây lanh, vải lanh vẫn không không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Mông. Bỡi lẽ, vải lanh không chỉ là một sản phẩm thông thường để phục vụ nhu cầu may mặc mà nó còn gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để di sản không chỉ là danh hiệu

Để di sản không chỉ là danh hiệu

Từ ngày 7/3 - 7/5/2023, các tổ chức, cá nhân sẽ đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) trong danh sách của UNESCO và Danh mục DSVHPVT quốc gia. Đây là 1 trong 3 nhóm chính sách lớn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa, cần phải sửa đổi, bổ sung để di sản được công nhận không chỉ là danh hiệu.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 1 giờ trước
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành công văn hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023. Theo đó, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng, các sở, ban, ngành liên quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác bình đẳng giới trong năm 2023.
Kinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giới

Kinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giới

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Các nước trên thế giới có những thủ tục đăng kiểm xe khác nhau, tùy thuộc vào quy định và tiêu chuẩn an toàn đường bộ của từng quốc gia.
Thông tư 04 gỡ khó cho hệ thống trường Dân tộc nội trú

Thông tư 04 gỡ khó cho hệ thống trường Dân tộc nội trú

Giáo dục dân tộc - Thuý Hồng - 2 giờ trước
Để mô hình trường nội trú phát triển, phát huy được chức năng, hiệu quả giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT. Nội dung thông tư mới được đánh giá sẽ khắc phục được những khó khăn bất cập về chế độ chính sách trong giai đoạn mới.
Tin trong ngày - 20/3/2023

Tin trong ngày - 20/3/2023

Media - BDT - 2 giờ trước
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát; Nhiều hoạt động ý nghĩa của UBDT tại Ngày hội hoa Sơn Tra năm 2023; Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại; cùng các tin tức thời sự khác. Sau đây là thông tin chi tiết.
Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại

Pháp luật - BĐT - 3 giờ trước
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các đầu mối giao thông, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và hàng không.
"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

Sau khi Quyết định 861 có hiệu lực, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp không ít khó khăn do nguồn hỗ trợ của Nhà nước không còn. “Cái khó ló cái khôn”, nhiều cách làm hay, sáng tạo của các trường học đã kịp thời tháo gỡ nút thắt. Một trong những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế đó là mô hình "Lương thực cho em" được Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo duy trì 2 năm nay. Mô hình đã giúp cho hoạt động bán trú cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường ổn định trong thời gian vừa qua.

"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững cho thanh niên DTTS

Nghề nghiệp - Việc làm - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Theo số liệu thống kê của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay tỉnh Lào Cai có hơn 70% lao động là người DTTS tập trung ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề gắn với thực tế vùng miền và việc làm, chính là chìa khóa cho công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.
Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Diệp Chi - 3 giờ trước
Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên có 54 hộ dân, với hơn 250 nhân khẩu đồng bào Cống - một trong những dân tộc rất ít người sinh sống tại tỉnh Điện Biên. Với sự tiếp sức của các cấp, ngành, người Cống nơi đây đang nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó có trang phục truyền thống.
Tự hào khi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Tự hào khi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Pháp luật - Lê Hường - 3 giờ trước
Định kỳ hằng quý, chính quyền, Nhân dân các dân tộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk lại cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk tuần tra biên cương, mốc giới. Đây là một trong những hoạt động phối hợp thiết thực, thường xuyên giữa quân và dân nơi biên giới nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Quốc gia.
Bình Thuận: Phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

Bình Thuận: Phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - L.Phương - 3 giờ trước
Tỉnh Bình Thuận có 34 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 100.000 người, chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã được triển khai hiệu quả, đồng bộ trên địa bàn, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Gia Lai: Gia tăng tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên DTTS

Gia Lai: Gia tăng tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên DTTS

Pháp luật - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Gia Lai, trong tổng số vụ tai nạn giao thông (TNGT) trong thời gian qua có tới 70% số vụ liên quan đến độ tuổi trẻ em là người DTTS. Trước diễn biến phức tạp về trật tự ATGT, Ban ATGT tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành lái xe gắn máy an toàn cho học sinh THPT, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống.