Tin tức -
Văn Hoa - Vũ Hường -
17:39, 31/10/2024 Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 và ngân sách tỉnh, huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng công trình đường bê tông xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng với tổng mức đầu tư 11,8 tỷ đồng.
Media -
BDT -
20:00, 01/11/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. “Mèn mén. Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông. Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phiến đá cổ ở xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, Lai Châu) in những vệt khắc phần nào hé mở bí ẩn về cách chia ruộng của người Mông từ xa xưa.
Ở thành phố, đô thị, để có người trong gia đình đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng không phải là điều nhà nào cũng làm được. Vậy mà ở nơi rẻo cao biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một gia đình người Mông đã có những 4 thạc sĩ, và sắp tới sẽ là 6 thạc sĩ.
Với đồng bào Mông, thường ngày cần mẫn trên ruộng bậc thang, trên nương đá nhưng khi ngơi tay là cầm cây khèn lên để tâm tình với mình, thủ thỉ với người yêu, hoặc dùng tiếng khèn trò chuyện với bạn bè và trổ tài trong hội Xuân, phiên chợ... Vậy nên, mùa Xuân về ở các bản làng người Mông của tỉnh Nghệ An không thể thiếu tiếng khèn.
Media -
BDT -
20:00, 14/11/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI. Mê đắm cánh đồng cỏ lau ở Đà Nẵng. Bí quyết làm giấy của người Mông ở Nghệ An. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sắc màu 54 -
Quỳnh Lưu - Ngọc Ánh -
00:29, 23/06/2024 Đến Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, du khách đều ngỡ ngàng, thích thú khi được ngắm nhìn những bức tường rào bằng đá bao quanh những ngôi nhà của người Mông. Nét đẹp văn hóa này không chỉ trở thành điểm check in ấn tượng của khách du lịch mà còn đi vào thơ ca, phim ảnh, tạo nên “thương hiệu” du lịch cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
“Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Sin Suối Hồ đã tích cực tuyên truyền để người dân địa phương giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống gắn với quảng bá hình ảnh để phát triển du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển”, Phó Chủ tịch UBND xã Sin Suối Hồ Sùng A Lùng chia sẻ.
Gầu Tào, trong tiếng Mông có nghĩa là hội chơi đồi hay hội chơi núi mùa xuân. Mục đích của Lễ hội Gầu Tào là để cúng thần núi, thần rừng, cảm ơn thần thánh, trời đất che chở, phù hộ cho con người. Đồng thời, biểu đạt khát vọng ấm no hạnh phúc và cầu nguyện cho năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, thể hiện tấm lòng của con cháu nhớ về cội nguồn. Đồng thời đây cũng là dịp để đồng bào Mông gặp gỡ, giao lưu và vui chơi sau những ngày lao động vất vả.
Hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn, thiên tai thường xuyên xảy ra tại quê nhà ở bản Sơn Hà, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An)... những khó khăn, thiếu thốn ấy càng khiến chàng thiếu niên người Mông Mùa Quốc Cường trở nên kiên cường hơn trong cuộc sống. Để rồi những thành tích mà em mang về, đã minh chứng chỉ cần sự quyết tâm, kiên trì thì thách thức nào cũng có thể vượt qua.
Một thời, người Mông ở xứ Nghệ tồn tại những tập tục lạc hậu về học hành, cưới hỏi, ma chay; một thời, những bản làng người Mông nơi đây đầy rẫy hoa anh túc cùng đói nghèo, khốn khó… Nhưng, với nhiều nỗ lực đến từ hệ thống chính trị và cả từ những người Mông tiên phong đổi mới, đến nay cuộc sống của đồng bào Mông ở Nghệ An đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Thực hiện Kế hoạch số 60/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về “Triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi là Kế hoạch số 60), sau hơn 3 năm, với các hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ đã tiếp tục góp phần đẩy lùi các hủ tục trong nếp sống tang lễ của đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Phóng sự -
Mỹ Dung - CTV -
23:54, 16/05/2024 Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Tin tức -
Thanh Nguyên -
11:15, 01/02/2024 Ngày 31/1/2024, Truyền hình Nhân Dân - Báo Nhân dân tổ chức chương trình Chung kết Cuộc thi ảnh “Vẻ đẹp Việt Nam” năm 2023 với chủ đề: “Hội ngộ Vẻ đẹp Việt Nam”. Tại chương trình, Ban Tổ chức đã trao giải cho các tác giả có tác phẩm ảnh xuất sắc.
Nhờ triển khai hiệu quả nhiều chương trình, chính sách dân tộc của Nhà nước, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đến nay, đời sống đồng bào dân tộc Mông tại huyện Quan Sơn đã “thay da đổi thịt”.
Tiếng đánh vần của các em học sinh dân tộc Mông tại điểm trường tiểu khu 179 bên dòng Sêrêpôk hiền hòa làm dịu đi cái nắng gắt của miền rừng. Con em đồng bào Mông ở vùng cao nguyên này giờ đây được đến lớp học đều đặn, không còn phải chịu cảnh khát con chữ như trước nữa.
Trước kia đến những bản người Mông đều thấy gia đình nào cũng có 1 lò rèn nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, những lò rèn này ngày một vắng bóng. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã mở lớp truyền dạy nghề rèn, nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá của đồng bào Mông, đồng thời tạo ra một sản phẩm du lịch mới trên địa bàn.
Tây Sơn (Kỳ Sơn, Nghệ An) mùa này không chỉ có những cánh đào, cánh mận bung sớm bên sườn núi, vườn nhà trong cái rét ngọt miền sơn cước. Thoảng trong những cơn gió từ triền núi cao, còn nghe tiếng khèn Mông da diết mời gọi, tiếng cự xia trầm bổng cuốn hút... Chúng tôi đã đi tìm tiếng khèn, điệu hát ấy và cũng chợt thấy một nỗi niềm đau đáu của những “truyền nhân” giữa rừng già.
An dân để ổn định cuộc sống, không nghe lời kẻ xấu, chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế… đang là mô hình mang nhiều ý nghĩa, ở bản Phù Khả 1, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Sau gần hai năm thực hiện, mô hình này đã khẳng định được những hiệu quả lớn. Bằng chứng rõ ràng nhất, là bản làng bình yên, đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây đang thêm nhiều chuyển biến tích cực.
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
01:37, 25/10/2023 Hành trình đến với Thằm Thẩm – một bản làng nằm ở xã biên giới Nhôn Mai (Tương Dương, Nghệ An) chắc chắn phải hơn “chín suối, mười đèo”. Nhưng ở vùng đất bộn bề khó khăn, vất vả của nắng gió biên thùy ấy, có những con người hay lam hay làm, không ngại khó ngại khổ, ví như Trưởng bản người Mông “nói dân tin và làm dân theo” – Và Bá Ca.