“Sâu khấu" là nghi lễ cúng cho cả dòng họ của người Mông xã Chế Cu Nha (Mù Cang Chải, Yên Bái) mang ý nghĩa cầu một năm mới bình an, hạnh phúc, thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống.
Những cây đào trên đèo Ma Thì Hồ đã hé nụ báo hiệu mùa Xuân đang đến với đồng bào Mông ở bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà (Điện Biên).
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, đồng bào dân tộc Mông huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) lại tất bật hơn, phấn khởi hơn bởi không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón một mùa Xuân mới. Đây cũng là cái Tết thứ 5 mà đồng bào dân tộc Mông ăn chung Tết Nguyên đán với đồng bào các dân tộc trên cả nước.
Người Mông thổi khèn để biểu lộ tâm tư, tình cảm của mình. Nghe tiếng khèn, người Mông như quên đi bao vất vả, lo toan của cuộc sống. Có thể nói, nếu tiếng khèn có một sức mạnh tinh thần diệu kỳ thì nghệ nhân chế tác ra cây khèn Mông chính là những người có “quyền năng” huyền bí bởi họ là người đã tạo ra thứ âm thanh diệu kỳ đó.
Hiện nay, không ít dân tộc đang bị mai một bản sắc văn hóa, nhưng dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta vẫn bảo tồn, phát huy khá tốt bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Một trong những di sản văn hóa được đồng bào Mông gìn giữ, phát triển, tạo thành sản phẩm du lịch đó là vải lanh (vải thổ cẩm) được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống.