Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
11:26, 28/10/2020 Tôi nắm chặt tay vào hai bên mép ghế, kệ bác tài vật lộn với chiếc xe bán tải 2 cầu, khói đen lẫn với mây, mù mịt cả những khúc cua tay áo. Huồi Cọ dần hiện ra trước mắt, một cảm giác háo hức đến khó tả trong tôi. Huồi Cọ - nơi có những người Mông hay lam, hay làm, không cam chịu đói nghèo, người tàn tật cũng vươn lên làm giàu…
Kinh tế -
Quý Hiệp -
10:47, 07/10/2020 Đến thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang (Hà Giang) hỏi thăm trang trại của gia đình anh Sùng Diu Sì, người dân ở đây ai cũng biết; bởi anh không chỉ là người giỏi trong làm ăn, phát triển kinh tế, mà còn giúp nhiều gia đình trong xã tiêu thụ nông sản, tạo việc làm cho người dân.
Sin Suối Hồ là một bản nhỏ của người Mông ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu), cách TP. Lai Châu khoảng 30km. Đặt chân đến Sin Suối Hồ vào bất cứ mùa nào trong năm, du khách đều bị cuốn hút bởi phong cảnh hữu tình và những phong tục tập quán truyền thống của người Mông vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Tháng 7/2020, Điểm du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ được cấp chứng nhận là 1 trong 14 sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh của Lai Châu.
Kinh tế -
Phạm Việt Thắng -
10:57, 30/09/2020 Không phá rừng, không nghiện hút, không trộm cắp, không thả rông gia súc, và trẻ em không bỏ học. Đó là lời thề và cũng là thành tích từ hàng chục năm nay của bà con bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An).
Đối với các dân tộc ở huyện vùng biên Mường Lát (Thanh Hóa), tết Độc lập quan trọng chẳng khác nào Tết Nguyên đán, đặc biệt là với đồng bào Mông. Trong ngày Tết này, đồng bào Mông thường tổ chức các hoạt động vui chơi, giao lưu thể thao văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, thông qua đó thể hiện lòng biết ơn đối với Đảng và Nhà nước đã mang đến nền độc lập, đem lại hạnh phúc, ấm no như hôm nay.
Cũng như các dân tộc khác, người Mông ở Tuyên Quang còn lưu giữ nhiều làn điệu dân ca truyền thống, để rồi vào dịp lễ, tết hay công việc trọng đại..., những làn điệu dân ca ấy lại vang lên như nhắc nhở mỗi người Mông luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
Những năm qua, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch, các tổ chức người Mông lưu vong… tăng cường các hoạt động kích động, tuyên truyền tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào các dân tộc. Đặc biệt ở những khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa các tỉnh biên giới phía Bắc nổi lên vấn đề tuyên truyền, hoạt động thành lập “nhà nước Mông” tự trị.
Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các DTTS ở Hòa Bình đã có những phát triển tích cực. Các sản phẩm thổ cẩm của người Thái và người Mông ở Mai Châu được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Không những thế, sản phẩm dệt thổ cẩm Mai Châu còn là 1 trong những sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Hòa Bình.
“Bác sĩ tốt của người Mông ta đấy…”, đó là cách mà đồng bào xã vùng cao Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nói về bác sĩ Cứ A Hồng, dân tộc Mông, người đang dành hết thời gian, tâm huyết của mình cho việc chăm sóc sức khỏe cho bà con.
Phóng sự -
Giang Lam -
22:49, 23/07/2020 Ở tuổi 34, chàng trai người Mông Đào Văn Máy đã có hơn 10 năm làm cán bộ thôn. Năm 2011, anh trở thành Người có uy tín trẻ nhất xã Thượng Nông, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Đối với Máy, đó là niềm vui và trách nhiệm để luôn một lòng trọn vẹn với Nà Cào.
Xã hội -
PV -
09:19, 20/07/2020 Cả bản Khuổi Khít, xã Kiến Thiết (Yên Sơn) vẫn còn kháo nhau câu chuyện của anh Sùng Seo Dì bị nhà gái ở Đắc Lắk từ hôn, bởi lễ thách cưới tận 30 triệu đồng. Thế nhưng Dì vẫn cưới được cô gái người Mông là Ma Thị Úc về làm vợ. Sau 15 năm kết hôn, anh thực hiện đúng lời hứa của chàng trai xứ Tuyên, xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, ấm êm. Giờ đây, ngoài gia tài là những đứa con thì đôi vợ chồng trẻ còn có cơ ngơi đáng ngưỡng mộ: Có nhà riêng, xe ô tô và đặc biệt hơn 40 ha vườn rừng, cây ăn quả.
Phóng sự -
Uông Thái Biểu -
21:00, 23/04/2020 Bỏ lại sau lưng những triền đá tai mèo sắc nhọn và những thửa ruộng bậc thang chông chênh lưng chừng núi. Xuôi theo con đường thiên lý ngược về phương Nam, cùng với những chiếc túi thổ cẩm nhẹ tênh trên vai, họ như những cánh chim thiên di bay về miền đất mới. Mỗi người mang theo trong tâm hồn ký ức về những tháng năm vui buồn và cả giấc mơ về một cuộc đổi đời…
Theo một số tài liệu ghi lại, người Mông có mặt sớm nhất tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang). Sinh sống ở vùng cao nguyên đá, người Mông đã hình thành và phát triển một tri thức canh tác vô cùng độc đáo, đó là canh tác trên đá.
Dân ca của dân tộc Mông là những bài hát do người dân tự sáng tác và được lưu truyền từ lâu đời. Dân ca Mông có nhiều loại, hiện nay còn lưu giữ được một số loại hình dân ca như: Hát trong sinh hoạt (hát ru, hát vui chơi của trẻ em); hát mang tính nghi lễ (hát lên nhà mới, hát trong đám cưới, hát giao duyên, hát than thân...).
Bánh dày – món bánh cổ truyền và hoạt động giã bánh dày không thể thiếu trong các dịp lễ, hội hay dịp Tết đến Xuân về của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi phía Bắc. Theo quan niệm xưa, bánh dày của người Mông không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông mà còn là thứ bánh tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất.
Sinh ra và lớn lên ở xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, do gia đình khó khăn nên mãi đến năm 17 tuổi, chị Vàng Thị Cầu, dân tộc Mông (năm nay 45 tuổi) mới bắt đầu học… lớp 1. Nhưng bằng quyết tâm vượt khó, chị đã theo học hết cấp III và trở thành cô giáo mầm non. Đặc biệt hơn với ý tưởng khôi phục và phát huy nghề dệt lanh của người Mông, chị Cầu đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp Lanh Trắng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Hơn 20 năm rồi, cứ vào ngày nghỉ cuối tuần, anh Lù A Sáy, sinh năm 1976, bản Tà Xùa C, xã Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) lại cùng gia đình mang cây giống pơ mu lên quả đồi cách nhà mấy km để trồng. Đây là công việc mà anh đã theo đuổi từ khi còn 18 đôi mươi, một công việc nhiều người cho rằng “còn khó hơn lên trời”… Ấy vậy mà, với sự nhẫn nại của mình khi vào rừng nhặt từng hạt pơ mu về ươm, vượt qua bao khó khăn, anh Sáy đã “vá” lại được những cách rừng pơ mu loang lổ và được coi là người sở hữu cây pơ mu nhiều nhất Việt Nam, góp phần khôi phục lại giống gỗ quý từng bị khai thác cạn kiệt…
Hiện nay, cả nước đã bước vào mùa mưa bão. Nhiều vùng dân tộc, miền núi đang phải đối mặt với nguy cơ sạt lở đất nghiêm trọng. Điều đáng nói, có những vùng đã được rà soát, phê duyệt di dời khẩn cấp nhưng lại đầu tư dở dang khiến người dân sống trong cảnh phấp phỏng lo âu. Vì vậy, thời gian qua, việc triển khai các dự án di dân ra khỏi vùng nguy hiểm vẫn là vấn đề hết sức đáng lo ngại...
Cây mía “xương gà” được trồng và “bén rễ” trên đất Pú Nhung, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) từ khá lâu.
Nằm cách trung tâm xã Mường Ải và huyện lỵ Kỳ Sơn (Nghệ An) hàng chục km, bản Huồi Khe được xem như vùng “ thâm sơn cùng cốc”. Đây là nơi sinh sống của 60 hộ dân đồng bào người Mông với bao khó khăn đang hiện hữu…