Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những tỷ phú ở Huồi Cọ

Phạm Việt Thắng - 11:26, 28/10/2020

Tôi nắm chặt tay vào hai bên mép ghế, kệ bác tài vật lộn với chiếc xe bán tải 2 cầu, khói đen lẫn với mây, mù mịt cả những khúc cua tay áo. Huồi Cọ dần hiện ra trước mắt, một cảm giác háo hức đến khó tả trong tôi. Huồi Cọ - nơi có những người Mông hay lam, hay làm, không cam chịu đói nghèo, người tàn tật cũng vươn lên làm giàu…

Trưởng bản Và Khùa Đớ là một trong những người làm ăn giỏi, khá giả ở Huồi Cọ.
Trưởng bản Và Khùa Đớ là một trong những người làm ăn giỏi, khá giả ở Huồi Cọ.

Một thửa đất, ba sản phẩm

Bí thư Chi bộ bản Huồi Cọ Và Bá Sua còn trẻ lắm, chưa đầy 30 tuổi, thế mà còn được giao thêm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An). Sua đón chúng tôi từ trên đỉnh dốc, vừa bắt tay khách vừa thông báo: “Mấy chỗ sạt lở đã được bà con san gạt rồi, cứ yên tâm mà vào bản”.

Và câu chuyện làm giàu ở Huồi Cọ được Sua say sưa kể: Xưa bà con ta ở Huồi Cọ gần như làm ăn tự phát, chủ yếu là nuôi trâu, bò, trồng dưa leo, nuôi lợn, gà. Nhưng mạnh ai nấy làm, làm theo kinh nghiệm, không có kiến thức, kỹ thuật. Cũng có người giàu lên vì bán được nhiều trâu, bò, nhưng số đó ít lắm. Năm 2017, Hợp tác xã Nông nghiệp Huồi Cọ được thành lập, bà con được tập huấn, biết cách lựa chọn mô hình hiệu quả để sản xuất. Đặc biệt, cũng từ năm đó, cây chanh leo đã “bén duyên” ở Huồi Cọ và trở thành cây làm giàu của bà con. Sua nói: “Ở Huồi Cọ, một thửa đất, dứt khoát phải có 3 sản phẩm. Trên thì chanh leo, dưới là dưa chuột, các khoảng đất trống để nuôi gà”. Cũng theo Bí thư Sua, năm ngoái, có nhà thu về hơn 200 triệu đồng tiền bán chanh leo. “Riêng nhà Sua mấy năm nay trồng ít vì phải dành thời gian lo công việc chung, nên chỉ thu được gần 100 triệu đồng tiền chanh leo. Trâu, bò cũng chỉ còn vài chục con thôi”, Và Bá Sua khiêm tốn nói.

- Nhà Sua giàu không? Tôi hỏi.

- Nhà ta chỉ khá thôi. Sua trả lời và chỉ tay về phía Trưởng bản Và Khùa Đớ: Nhà nó mới giàu, rất giàu.

Trưởng bản Và Khùa Đớ có vẻ ngại ngùng khi nói về tài sản gia đình. Anh nhỏ nhẹ: “Mấy năm nay các con đi học đại học, phải bán đi nhiều trâu, bò nên không giàu nữa đâu, nhiều nhà giàu hơn”. Dù không công nhận là hộ giàu, nhưng trước “sức ép” của chúng tôi, cuối cùng Và Khùa Đớ cũng phải công nhận, tài sản nhà mình phải tính bằng tỷ đồng. Theo Trưởng bản Đớ, bản Huồi Cọ có 53 hộ dân, trong đó có 9 hộ còn khó khăn, còn lại là hộ khá, giàu; nhất là các hộ Và Xanh Pó, Và Chán Giờ, Và Xái Xo thì rất giàu.

Rồi cả Sua và Đớ dẫn tôi đi thăm nhà Và Bá Đùa - Bí thư Chi đoàn bản Huồi Cọ. Sua mách nhỏ: “Nó mới sinh năm 1996 mà khá lắm. Chăm làm thì cả bản này không ai theo kịp vợ chồng nó đâu”. Đúng như lời Sua, vợ Đùa vừa ẵm con nhỏ, vừa thổi lửa nấu rượu, lại vừa chuẩn bị cám lợn… Còn Đùa thì thuộc làu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh leo. “Phải học, phải tìm hiểu, phải tham gia các lớp tập huấn mới có kiến thức, kỹ thuật, như thế thì làm ăn mới có hiệu quả”, Đùa nói như thế.

Đùa chưa phải là hộ giàu của bản, nhưng cũng đã có của ăn của để. Hơn 20 con trâu, bò và gần 500 gốc chanh leo mỗi năm, chưa kể lợn, gà và cả một ao cá rõ lớn… theo Bí thư Chi bộ Và Bá Sua thì “vợ chồng trẻ Và Bá Đùa là tấm gương sáng của tuổi trẻ lập nghiệp”.

Cũng theo Bí thư Chi bộ Sua, có tiền nên nhiều người cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Cứ một cháu đi học đại học thì cả bản góp tiền ủng hộ, vì thế mà có rất nhiều em đi học đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, từ 3 năm nay, học xong khó xin việc làm nên bà con cho con em đi học nghề nhiều hơn. Hiện cả bản đang có 8 em đang đi học ở các trường nghề. Cuối buổi, một thông tin “gây sốc” đã được Và Bá Sua tiết lộ: “Năm ngoái, nguồn thu từ các sản phẩm nông nghiệp của cả bản đạt 21 tỷ đồng”. Tôi ngạc nhiên, hỏi lại từng chữ: Hai mươi mốt tỷ đồng? Sua giơ nắm tay, chậm rãi khẳng định: Hai mươi mốt tỷ!

Và Xáy Đà từ cậu bé mồ côi, một thanh niên tàn tật, đã vượt qua số phận, vươn lên làm giàu.
Và Xáy Đà từ cậu bé mồ côi, một thanh niên tàn tật, đã vượt qua số phận, vươn lên làm giàu.

Từ 20 nghìn đồng tiền vốn

Và Xáy Đà chỉ lên tấm Giấy khen được treo trang trọng gữa nhà, rằng: Chủ tịch huyện tặng đấy. Ta đạt danh hiệu Nông dân tiêu biểu. Cảm phục nghị lực của Và Xáy Đà, tôi thầm nghĩ, chắc chắn anh sẽ còn dược suy tôn nhiều danh hiệu cao quý khác. Và Xáy Đà mồ côi từ năm lên 3. Đà lớn lên trong sự đùm bọc của bên nội. Ngày cưới vợ, tài sản duy nhất là chiếc nồi nấu cơm do bên nhà vợ tặng. Cơm chín thì đổ ra để tiếp tục nấu canh. Có con đầu lòng, Đà vui lắm, hăm hở vào rừng chặt gỗ dựng nhà, mong vợ con có chỗ ở đàng hoàng. Tai họa ập đến. Gỗ lăn, đè nát cánh tay trái của anh. Và Xáy Đà trở thành người tàn tật. Thương hoàn cảnh của Đà, xã Nhôn Mai hỗ trợ gia đình anh 20.000 đồng, mục đích là để anh chị mua ít nồi niêu, bát đũa. Nhưng Và Xáy Đà đã không làm theo lời xã, mà dùng số tiền đó đi mua cây sắn về trồng. Một tay thì đã sao, chỉ chậm hơn người lành lặn một chút, Và Xáy Đà nghĩ thế nên bắt tay vào cuốc xới. Nương sắn của Đà xanh tốt, những củ sắn mập mạp được anh mang đi đổi gà giống về nuôi. Gà lớn lên từng đàn, Và Xáy Đà lại mang đi đổi lợn giống. Những con lợn ủn ỉn, béo múp lại được Đà đổi bằng trâu, bò… Chẳng bao lâu đàn trâu, bò của Và Xáy Đà sinh sôi lên hàng chục con.

Năm 2017, theo vận động của bản, Và Xáy Đà gia nhập HTX. Từ đó thu nhập của gia đình anh lại càng khá hơn. “Vào HTX được biết kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, biết cách phòng bệnh cho vật nuôi, cây trồng. Nhất là biết trồng cây chanh leo, bán được nhiều tiền. Năm ngoái, nhà ta thu về hơn 200 triệu đồng tiền bán chanh leo đấy”, Và Xáy Đà chia sẻ.

- Nhà giàu thế, có tiền gửi ngân hàng không? tôi hỏi Và Xáy Đà.

- Ồ, chưa đâu. Vì ta còn thực hiện nhiều kế hoạch lắm, phải đầu tư cho các con làm ăn, phải giúp mấy anh em và cả cho bà con khó khăn vay vốn nữa.

Thấy tôi chú ý đến những tờ giấy khen dán kín vách nhà, Và Xáy Đà nói: “Ta không được học hành tử tế nên phải cho các con cái chữ. Có cái chữ mới làm ăn giỏi, mới thoát nghèo được, siêng năng thôi là chưa đủ. Người ta thường không cho con gái đi học THPT, riêng nhà ta thì đứa nào cũng được học hết, miễn là chúng muốn học”. Tôi đọc được trong ánh mắt hồn nhiên, trong câu chuyện về con chữ của Và Xáy Đà những khát vọng lớn lao…

Chia tay nhau ở đỉnh dốc, Sua nói đùa với tôi, nhưng rất thật: “Người Mông ta sẽ lười đi một tí để làm giàu”. Tôi hiểu ý Sua là bà con rất siêng năng, việc gì cũng làm, con gì cũng nuôi, cây gì cũng trồng… như thế là dàn trải, thiếu sự đầu tư trọng điểm. “Lười đi một tí” - nghĩa là bớt dàn trải, biết đầu tư trọng điểm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tôi tin, cái lý của Sua cũng sớm là cái lý của bà con!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 19:24, 23/04/2024
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 19:20, 23/04/2024
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 19:13, 23/04/2024
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 16:05, 23/04/2024
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 13:30, 23/04/2024
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:15, 23/04/2024
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 11:20, 23/04/2024
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 08:01, 23/04/2024
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 07:53, 23/04/2024
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 07:48, 23/04/2024
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.