Media -
BDT -
17:38, 28/09/2022 Bản văn hóa Sin Suối Hồ được UBND tỉnh Lai Châu công nhận là bản du lịch cộng đồng vào năm 2015, có lịch sử hơn 300 năm. Chỉ cách thành phố Lai Châu khoảng 30km, nhưng phải mất gần 3 giờ đồng hồ từ tỉnh lộ 130 mới lên đến nơi. Nơi đây có 142 hộ với hơn 700 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống gắn với những câu chuyện cổ tích đời thường, không phải ở đâu cũng gặp.
Xã hội -
Ngọc Anh -
18:15, 16/09/2022 Sau 11 năm chấp hành án tù vì tội buôn bán trái phép chất ma túy, ông Vừ Giống Của, dân tộc Mông ở vùng cao Sơn La đã viết lại cuộc đời từ hai bàn tay trắng.
Từ cuối tháng 8, khắp các bản làng nơi rẻo cao Tây Bắc đã rộn rã tiếng nói cười, niềm vui trải dài từ đầu con ngõ cho tới các hộ gia đình. Đồng bào các dân tộc Mông, Mường, Thái, Dao, Khơ Mú… đã xúng xính váy áo, cùng nhau thả mình vào từng lời ca, câu hát, tiếng đàn môi, tiếng khèn xen lẫn tiếng sáo du dương cùng những điệu múa nơi miền sơn cước như lời mời gọi cộng đồng các dân tộc về vui chung niềm vui ngày Tết Độc lập.
Đi dọc đường biên, nơi con sông hồng chảy vào đất Việt hôm nay không còn cỏ mọc um tùm, vườn trống đồi núi trọc nữa, thay vào đó là bạt ngàn màu xanh của sắn, ngô và cây ăn quả. Có được kết quảnày phần lớn là từ sự nỗ lực và tiên phong của anh Ma Seo Lằng, Bí thư chi bộ thôn Lũng Pô (xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
Media -
Hà Minh Hưng -
11:27, 15/07/2022 Khi những chân ruộng đã bén rễ hồi xanh, là thời điểm người đàn ông thường vào rừng hái măng, tìm nấm, hay xuống suối bắt cá, đó tôm. Còn phụ nữ lại dành thời gian trau chuốt từng đường kim mũi chỉ, gom góp từng sợi lanh, bó chàm sao cho đạt được thùng thuốc nhuộm như ý. Để có những bộ váy áo rực rỡ trong ngày hội là cả một quá trình lao động cần mẫn, là sự hội tụ tinh hoa từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông.
Cát Cát (TP. Sa Pa, Lào Cai) được mệnh danh là ngôi làng đẹp nhất Tây Bắc. Đến với bản Cát Cát, du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, được trải nghiệm nền văn hóa dân tộc Mông độc đáo từ trang phục, ẩm thực, tín ngưỡng, đến kiến kiến trúc nhà truyền thống…
Do thời tiết nắng nóng cục bộ, vào lúc 9h ngày 22/6/2022 trên địa bàn bản Nậm Tột, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) đã xảy ra 1 vụ hoả hoạn, thiêu huỷ căn nhà 4 gian của gia đình ông bà Lỳ Bá Dũng, Thò Y Sỳ (dân tộc Mông). Ước thiệt hại khoảng 120 triệu đồng.
Thật khó có thể hiểu hết được ý nghĩa biểu đạt trong hoa văn trang trí của người Mông. Đồng bào Mông dùng ý nghĩa của những họa tiết hoa văn để gửi gắm những tình cảm yêu thương lứa đôi, để báo tin cho họ hàng về cuộc sống thường nhật của mình...
Phóng sự -
Nguyễn Thanh -
19:16, 18/03/2022 Nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An) được ví như “Cổng trời”. Nơi ấy, có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những vườn đào, vườn mận đẹp như tranh. Nơi ấy, còn có những con người dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình mới, cách làm hay.
Với những người Mông, người Dao ở Cao Đường, Yên Thuận, Hàm Yên (Tuyên Quang), Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Dương Minh Toàn như bóng cây chò chỉ nơi cuối làng lặng lẽ chở che, chỉ đường, đưa bà con thoát ra khỏi “vùng tối” trên đỉnh núi mờ sương.
Photo -
Lam Anh (t/h) -
11:55, 09/03/2022 Đến Sơn La những ngày này, nhiều bản làng vùng cao xã Ngọc Chiến, huyện Mường La ngập tràn trong sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra.
Xã hội -
Kim Anh -
09:19, 28/02/2022 Tục “kéo dâu”, từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong phong tục của người Mông. Thời gian gần đây, cư dân mạng truyền tay nhau đoạn clip tại Hà Giang và Lào Cai ghi lại hình ảnh một cô gái trẻ bị “bắt làm vợ”. Làm sao để giữ gìn mỹ tục, hài hòa với Luật Hôn nhân và Gia đình đang là câu hỏi lớn đặt ra cho các ngành chức năng hiện nay.
Du lịch -
Hà Minh Hưng -
19:10, 27/02/2022 Nằm dưới chân núi Sơn Bạc Mây, huyện Phong Thổ, Lai Châu có một bản người Mông không uống rượu, không khói thuốc, đường làng sạch bong... Đó là bản Sin Suối Hồ. Đường vào bản mùa này thơ mộng với bạt ngàn sắc hoa địa lan, du khách có thể tham quan thác trái tim hay trải nghiệm săn mây trên đỉnh núi, ghé chợ phiên vào cuối tuần.
Đã đến Cao nguyên trắng Bắc Hà, người ta sẽ không thể quên được tiếng khèn Mông da diết, trầm bổng vang vọng giữa núi rừng trùng điệp. Cây khèn cùng người Mông lên nương, theo người Mông xuống chợ, là hơi thở cuộc sống của người Mông trong các dịp lễ, Tết... Chỉ cần có cây khèn trên vai, cuộc sống của người Mông sẽ bớt đi những nốt trầm lặng lẽ.
Kinh tế -
Trọng Bảo -
07:59, 11/01/2022 Trước tình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hình thức Livestream giới thiệu sản phẩm ngày càng trở nên phổ biến. Tiếp cận với xu thế này, những phụ nữ người Mông, người Pa Dí... ở Mường Khương đã thành công khi đưa hàng nông sản của địa phương lên bán trên mạng xã hội gắn với những câu chuyện về văn hóa dân tộc trong từng sản phẩm...
Photo -
Văn Hoa -
14:14, 25/12/2021 Đẩy gậy là trò chơi dân gian yêu thích của đồng bào dân tộc Mông. Tại Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III năm 2021 tại Lai Châu, đoàn đại biểu của 11 tỉnh tham dự Ngày hội đã tổ chức thi trò chơi đẩy gậy và nhận được sự quan tâm, cổ vũ nhiệt tình của người dân và du khách.
Thể thao -
Lam Anh (t/h) -
11:06, 13/12/2021 Đến với những lễ hội của người Mông, du khách không chỉ được níu chân bằng những điệu khèn, điệu múa mà còn được hòa mình vào những trò chơi dân gian đặc sắc. Lý thú hơn cả là trò chơi "rồng ấp trứng" chỉ riêng đồng bào Mông vùng cao Tây Bắc mới có.
Trong vùng DTTS và miền núi, hương ước, quy ước thôn, bản có vai trò là thiết chế tự quản của cộng đồng, hỗ trợ đắc lực cho pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tại cộng đồng dân cư. Đặc biệt, việc thực hiện nghiêm những quy ước, hương ước, còn đang góp phần tăng thêm tinh thần cố kết cộng đồng, cũng như thay đổi nếp sống của đồng bào…
Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và tâm lý muốn thoát nghèo của đồng bào Mông ở huyện vùng biên Mường Lát (Thanh Hóa), những kẻ xấu đã đến lôi kéo nhiều người nộp tiền vào đường dây tiền ảo, để chiếm đoạt tiền của họ.
Tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình, Và Bá Tủa được nhà trường mời ở lại công tác, nhưng bác sĩ người Mông Và Bá Tủa đã "lắc đầu" để về với bản làng. Về quê, nhận được lời mời ra huyện làm việc, anh lại "lắc đầu": “Mình về Nhôn Mai thôi, bà con chờ mình lắm”.