Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh có sức thuyết phục bởi thực tế sinh động của cuộc sống

Thanh Hải - 07:12, 07/06/2023

Chiều nay 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trả lời trước nghị trường Quốc hội về nhiều vấn đề, nội dung mà các đại biểu quan tâm. Trong số các vấn đề này, có nội dung về việc di cư tự phát của đồng bào Mông đang gây ra những hệ lụy, tác động chưa tốt về an sinh xã hội, bất ổn chính trị… Báo Dân tộc và phát triển xin được trích dẫn ý kiến từ cơ sở để làm rõ hơn về nội dung này.

Gừng Na Ngoi đã có thương hiệu
Gừng Na Ngoi đã có thương hiệu

Nghệ An là tỉnh rộng, với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống như Thái, Khơ mú, Mông, Đan Lai (nhóm địa phương thuộc dân tộc Thổ), Ơ đu… Cách đây nhiều năm, đồng bào Mông có tục di cư tự phát sang địa bàn khác, vùng đất khác như vào Tây Nguyên, sang nước bạn Lào… để làm ăn sinh sống. Điều này đã gây ra nhiều hệ lụy và tác động không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng giáp biên. Chưa kể, tình trạng di cư tự phát còn tạo ra sự bất ổn và không bảo đảm về an sinh xã hội.

Đó cũng là vấn đề mà một số đại biểu đã quan tâm và chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh vào chiều 6/6. Trả lời trước nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT khẳng định: Mỗi người dân là công dân Việt Nam thì đều có quyền sinh sống bất cứ nơi đây trên lãnh thổ Việt Nam. Ở đâu có điều kiện sống tốt hơn, điều kiện làm việc tốt hơn, thu nhập tốt hơn… thì người dân có quyền lựa chọn.

Những thửa ruộng bậc thang dưới chân đỉnh Puxailaileng
Những thửa ruộng bậc thang dưới chân đỉnh Puxailaileng

Bộ trưởng,Chủ nhiệm UBDT cũng cho biết, không riêng gì đồng bào Mông mà nhiều thành phần dân tộc khác cũng có chuyện di cư tự phát để sinh sống, để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, ở đồng bào Mông, việc di cư tự phát có số lượng nhiều hơn.

Trước nội dung làm sao, có giải pháp như thế nào để chấn chỉnh tình trạng này; bảo đảm cho đồng bào an cư để có cuộc sống tốt hơn, cũng là để thuận lợi hơn cho công tác quản lý… Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho rằng, lâu nay, các chính sách dân tộc dành cho đồng bào, trong đó có đồng bào Mông được thực hiện rất tốt, đi vào cuộc sống hơn. Đời sống của đồng bào Mông nói riêng đã tốt hơn, ấm no hơn trước nhờ các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, thành ra tình trạng di cư giảm rất nhiều.

Trước nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, nhiều cử tri cho rằng, nội dung trả lời đã sát tình hình thực tế, đúng trọng tâm vấn đề và có dẫn chứng thuyết phục.

Lão nông Lý Nọ Pó ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong bên đàn trâu bò hàng chục con
Lão nông Lý Nọ Pó ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong bên đàn trâu bò hàng chục con

Nhìn từ huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), một huyện giáp biên có 35% đồng bào Mông sinh sống, đã khẳng định chắc chắn nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT. Ông Vi Hòe - Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn nhấn mạnh rất nhiều khi chúng tôi đề cập đến câu chuyện di cư của đồng bào Mông. Ông Hòe nói: Mật độ, số lượng đồng bào Mông di cư sang Lào và đi các địa phương khác giảm đáng kể. Đó là kết quả tổng hòa của nhiều giải pháp và biện pháp.

Cũng theo ông Hòe, chúng tôi được biết, huyện Kỳ Sơn đã triển khai rất nhiều cách làm rất hiệu quả để đồng bào Mông an cư, ổn định sản xuất, không di cư như trước. Đó là, huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động kết hợp với Biên phòng nước bạn Lào tăng cường tuần tra, kiểm soát người vào ra khu vực biên giới. Đáng chú ý, giải pháp “níu chân” người Mông an cư tại quê nhà chính là những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào định canh, định cư, ổn định sản xuất. Các chính sách dân tộc từ Chương trình NTM, Nghị quyết 30a, giảm nghèo bền vững đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo việc làm, hỗ trợ nhà ở để người dân yên tâm hơn từ đó từ bỏ thói quen di cư như trước.

Theo các địa phương ở Nghệ An, trước đây, tình trạng người Mông di cư tự phát thường đi cả hai vợ chồng, có hộ để lại nhà cửa, cũng có hộ bán nhà cửa… đi tìm “miền đất hứa”. Ông Vi Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ huyện Quế Phong (Nghệ An) - huyện có 5 bản người Mông với số lượng hơn 3.300 người, chiếm 35% toàn xã, cũng khẳng định rằng: Tình trạng người Mông di cư làm ăn, sinh sống đã giảm mạnh.

Ông Cường cho hay: Huyện đã làm rất tốt khâu dân vận, tuyên truyền gắn với việc quan tâm nâng cao đời sống bằng các chính sách hỗ trợ vay vốn, làm nhà ở, giao đất sản xuất, giao rừng, xây dựng mô hình dân vận khéo… Đặc biệt là định kỳ gặp mặt lắng nghe ý kiến già làng, trưởng bản đối thoại trực tiếp với người dân… nên đã sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc kịp thời.

Vừ Nỏ Pó làm giàu từ nuôi gà đen
Anh Vừ Nỏ Pó (huyện Kỳ Sơn) làm giàu từ nuôi gà đen

Về miền Tây xứ Nghệ hôm nay, không khó để bắt gặp những người Mông hay lam hay làm. Những người Mông mà tôi đã gặp trên những nẻo đường là những “tỷ phú” miền biên viễn. Đó là ông Vừ Vả Chống với cánh rừng sa mu, pơ mu rộng hàng chục ha với ý định làm giàu từ du lịch sinh thái ở xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn; là anh Vừ Nỏ Pó với đàn dê, bò, ngựa… hàng chục con ở bản Mường Lống 1, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, có thu nhập từ gà đen mỗi năm hàng trăm triệu đồng; là ông Lỳ Nỏ Pó ở bản Pà Khốm xã Tri Lễ huyện Quế Phong với đàn bò, ngựa, dê mỗi năm cho thu nhập hơn trăm triệu đồng…

Miền Tây xứ Nghệ đang đổi mới và ổn định, phát triển. Trong thành quả lớn đó, có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng người Mông.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngộ độc thực phẩm tại các điểm du lịch và bài toán giữ gìn thương hiệu

Ngộ độc thực phẩm tại các điểm du lịch và bài toán giữ gìn thương hiệu

Liên quan đến vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng tại thành phố du lịch nổi tiếng - Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã có gần 150 du khách phải nhập viện, điều trị, trong đó có 30 khách nước ngoài. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng. Từ vụ việc đáng tiếc này cho thấy, không đơn thuần là việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn là vấn đề bảo vệ, giữ vững thương hiệu du lịch mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã và đang dày công xây dựng.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ cúng cây chè Shan tuyết cổ thụ ở Suối Giàng: Sự tri ân sản vật đã đem lại cuộc sống ấm no

Lễ cúng cây chè Shan tuyết cổ thụ ở Suối Giàng: Sự tri ân sản vật đã đem lại cuộc sống ấm no

Lễ cúng cây chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) là sự tri ân, cảm tạ trời đất, cây chè đã giúp người dân Suối Giàng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, chè ra nhiều búp… Nghi thức tâm linh này này mang trong mình khát vọng vươn lên để có một cuộc sống ấm no của đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại mảnh đất này.
Lạng Giang (Bắc Giang): Tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể Nghi Lễ hát Then của đồng bào Nùng

Lạng Giang (Bắc Giang): Tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể Nghi Lễ hát Then của đồng bào Nùng

Sắc màu 54 - Trí Phương - 1 giờ trước
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lạng Giang (Bắc Giang) vừa tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể: Nghi Lễ hát Then của đồng bào Nùng. Hơn 200 đại biểu là nghệ nhân, trưởng thôn, Người có uy tín, người DTTS và thành viên các câu lạc bộ hát Then trên địa bàn xã Hương Sơn tham gia lớp tập huấn.
Ý nghĩa từ chương trình “Ngày Chủ nhật Yêu thương”

Ý nghĩa từ chương trình “Ngày Chủ nhật Yêu thương”

Nhịp cầu nhân ái - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Nhân dịp Tết Trung thu cổ truyền, ngày 23/9, tại Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), Vụ Xã hội thuộc Văn phòng Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty TNHH Home Credit Việt Nam, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Phổi Hà Nội đã phối hợp tổ chức chương trình Ngày Chủ nhật Yêu thương cho các em nhỏ thuộc Cơ sở bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh.
Mang trung thu đến với trẻ em vùng cao huyện Mù Căng Chải

Mang trung thu đến với trẻ em vùng cao huyện Mù Căng Chải

Trang địa phương - Đà Giang - 13 giờ trước
Với mong muốn mang đến cho trẻ em vùng cao xã Lao Chải, huyện Mù Căng Chải một tết trung thu ấm áp, ngày 23/09, Công đoàn Tạp chí Kinh doanh và Biên mậu Việt Nam, Nhóm thiện nguyện Hoa Hồng tại TP. Hồ Chí Minh và Cộng đồng thiện nguyện Triệu Trái Tim đã chuẩn bị nhiều phần quà ý nghĩa trao tặng cho điểm trường mầm non Lẻ Dào Cu Nha và Tà Gênh.
Asiad 19: Lễ khai mạc kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và nghệ thuật

Asiad 19: Lễ khai mạc kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và nghệ thuật

Thể thao - L.Minh - 13 giờ trước
Tối 23/9, tại Sân vận động Olympic Hàng Châu, Trung Quốc đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội thể thao lớn nhất châu Á lần thứ 19 - Asiad 19.
Khai mạc Lễ hội Thành Tuyên năm 2023

Khai mạc Lễ hội Thành Tuyên năm 2023

Thời sự - Văn Hoa - 13 giờ trước
Tối 23/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (Tp. Tuyên Quang), UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức khai mạc Lễ hội Thành Tuyên năm 2023.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xây dựng, phát triển Sa Pa phải đi đôi với bảo tồn

Xây dựng, phát triển Sa Pa phải đi đôi với bảo tồn

Thời sự - Trọng Bảo - 13 giờ trước
Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Lễ kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức tối ngày 23/9. Tham dự Lễ kỷ niệm có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Lào Cai, thị xã Sa Pa qua các thời kỳ; cùng đông đảo Nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Ngộ độc thực phẩm tại các điểm du lịch và bài toán giữ gìn thương hiệu

Ngộ độc thực phẩm tại các điểm du lịch và bài toán giữ gìn thương hiệu

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 20:42, 23/09/2023
Liên quan đến vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng tại thành phố du lịch nổi tiếng - Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã có gần 150 du khách phải nhập viện, điều trị, trong đó có 30 khách nước ngoài. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng. Từ vụ việc đáng tiếc này cho thấy, không đơn thuần là việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn là vấn đề bảo vệ, giữ vững thương hiệu du lịch mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã và đang dày công xây dựng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ chào cờ tại Cột cờ Lũng Pô

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ chào cờ tại Cột cờ Lũng Pô

Thời sự - Trọng Bảo - 20:39, 23/09/2023
Chiều 23/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã dự Lễ chào cờ tại Cột cờ Lũng Pô, thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung; Đồn Biên phòng Trịnh Tường huyện Bát Xát. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc.
Độc đáo lễ cúng cây chè Tổ ở Suối Giàng

Độc đáo lễ cúng cây chè Tổ ở Suối Giàng

Media - Vàng Ni - Tào Đạt - 20:34, 23/09/2023
Lễ cùng cây chè Tổ ở xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) là sự tri ân, cảm tạ trời đất, cây chè đã giúp người dân Suối Giàng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, chè ra nhiều búp… Nghi thức tâm linh này cũng mang trong mình ước muốn về một cuộc sống ấm no của đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại mảnh đất này.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phổ biến pháp luật cho đồng bào Biên giới biển

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phổ biến pháp luật cho đồng bào Biên giới biển

Pháp luật - Lê Vũ - Văn Long - 19:21, 23/09/2023
Sáng 23/9, tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, (Sóc Trăng), Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, UBND huyện Trần Đề và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan về công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa tràn dầu, hóa chất độc xạ.