Chiều nay 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trả lời trước nghị trường Quốc hội về nhiều vấn đề, nội dung mà các đại biểu quan tâm. Trong số các vấn đề này, có nội dung về việc di cư tự phát của đồng bào Mông đang gây ra những hệ lụy, tác động chưa tốt về an sinh xã hội, bất ổn chính trị… Báo Dân tộc và phát triển xin được trích dẫn ý kiến từ cơ sở để làm rõ hơn về nội dung này.
Ủy ban châu Âu (EC) gần đây công bố một thỏa thuận mới với Maroc về vấn đề người di cư, theo đó tăng cường hợp tác để cùng đối phó các mạng lưới buôn người. Ðây là một phần nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm giảm bớt những mối đe doạ với người di cư, giữa lúc làn sóng di cư gia tăng ồ ạt do hậu quả của đại dịch Covid-19 và tình hình ở Ukraine.
Sau hơn 15 năm triển khai Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, đồng bào các dân tộc phía Bắc được bố trí nơi ở, đất sản xuất. Đến nay, đời sống của đồng bào đã ổn định và từng ngày khởi sắc…
Để giải quyết những vấn đề phát sinh từ áp lực của tình trạng di cư tự phát, những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng và triển khai hàng chục dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư cho đồng bào DTTS thuộc diện này. Tuy nhiên, những dự án đó mới chỉ là giải pháp giải quyết phần ngọn của vấn đề.
Xã hội -
Lê Hường -
09:53, 09/09/2020 Mặc dù đã có xu hướng giảm nhưng tình trạng di cư tự phát hiện vẫn nóng ở các tỉnh Tây Nguyên, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, gây ra nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội. Để hỗ trợ đồng bào, Nhà nước cũng như các địa phương đã triển khai nhiều dự án ổn định đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nhưng không phải dự án nào cũng đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Ngày 14/3, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có buổi làm việc với một số bộ, ngành liên quan về chính sách di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và chính sách ổn định đời sống sản xuất đối với đồng bào di cư tới các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Bạn đọc -
Quỳnh Chi -
21:54, 16/11/2020 Thời gian qua, gần 200 thầy, trò Trường Tiểu học Phú Lệ, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) phải “di cư” tìm địa điểm của trường khác để học nhờ do ngôi trường xây dựng gần 20 năm đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào, nhất là trong mùa mưa lũ này.
Thời gian qua, thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ 2 nước Việt Nam và Lào về giải quyết vấn đề người di cư và kết hôn không giá thú, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông di cư sang Lào được trao trả trở về. Nhưng vì nhiều lý do đã có không ít hộ dân lại tái di cư.
Khi các địa phương không thể giải quyết được tận gốc các vấn đề phát sinh do áp lực lớn của tình trạng di cư tự phát gây nên, thì những hệ lụy như đã được dự báo tất yếu xảy ra là điều khó tránh khỏi. Trong đó, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng và đói nghèo…
Lao động (LĐ) DTTS di cư đến các khu công nghiệp (KCN) tìm việc làm đang có xu hướng gia tăng. Việc dịch chuyển này trước mắt tạo sinh kế; nhưng để tạo thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo đa chiều thì cần có những giải pháp căn cơ.
Để giải quyết tận gốc vấn đề di cư tự phát, giải pháp căn bản là những tỉnh “đầu đi” cần phải quản lý dân cư thật tốt. Đồng thời, cần tăng cường nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách, hỗ trợ, tạo sinh kế bền vững, ổn định đời sống cho đồng bào.
Tại chân núi Cư Bung thuộc xã Ia Le, huyện Chư Pưh (Gia Lai) hiện có 79 hộ di cư tự phát (DCTP) sinh sống. Họ phần nhiều là những người tứ xứ dạt về vùng này với hy vọng có một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên vì DCTP nên người dân gặp nhiều khó khăn để mưu sinh trên vùng đất mới.
Nhiều năm qua, ở các địa phương vùng biên, tình trạng di cư tự do và hôn nhân ngoài giá thú diễn biến rất phức tạp. Điều này không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu cũng như đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi cho công dân mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự cũng như phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.