Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Chuyện ở “Cổng trời” Mường Lống

Nguyễn Thanh - 19:16, 18/03/2022

Nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An) được ví như “Cổng trời”. Nơi ấy, có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những vườn đào, vườn mận đẹp như tranh. Nơi ấy, còn có những con người dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình mới, cách làm hay.

Cổng trời Mường Lống
Cổng trời Mường Lống

Yên địa bàn để làm du lịch

Tôi đã từng “lạc lối” ở “Cổng trời” Mường Lống, cũng bởi nơi ấy vừa cuốn hút, vừa kỳ vĩ, nên thơ. Mùa Xuân lên Mường Lống, chẳng ai nỡ rời mắt khỏi những vườn đào, vườn mận đẹp như tranh; những bông lau trắng muốt và hàng dã quỳ vàng ruộm. Còn cảnh sắc thiên nhiên lại rất đỗi hùng vĩ với nhiều hang động đẹp, khí hậu mát mẻ mùa Hè và sương mù bao phủ mùa Đông. Tất nhiên, để đến được “Cổng trời” với “Hoa đào e ấp giọt sương mai/ Mây vờn đỉnh núi chốn bồng lai”, là hàng chục km đường đèo dốc quanh co.

Trao đổi với Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống Lỳ Bá Xồng thì được biết, địa phương đã có hẳn một Đề án phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2020 - 2025. Mới nghe qua, rõ là hấp dẫn. Rồi đây, những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng cho Mường Lống sẽ được khai thác tối đa để làm du lịch thì còn gì bằng; mà kỳ thú hơn là du lịch ở “Cổng trời” thì càng hấp dẫn.

Hoa mận nở trắng đất trời Mường Lống
Hoa mận nở trắng đất trời Mường Lống

Khoan hãy nói đến lúc ấy, ngay bây giờ, hãy xem cán bộ, đảng viên và bà con người Mông chuẩn bị gì để “níu” khách du lịch. Ông Lỳ Bá Xồng hào hứng: "Làm du lịch, phát triển kinh tế bằng du lịch thì quá là hay. Nhưng lâu nay địa bàn vẫn còn tệ ma túy, di dịch cư tự phát. Vì thế, phải “yên dân, yên địa bàn” trước đã".

Nói là làm, Đảng bộ và chính quyền xã Mường Lống đã phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, triệt xóa điểm nóng về ma túy trên địa bàn.

Chưa hết, Ban Thường vụ Đảng ủy còn thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng các phương án, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Điểm mấu chốt là, Mường Lống đã xây dựng quy ước riêng và dịch ra tiếng Mông; gắn với đó là các khẩu hiệu, tranh biếm họa về tác hại của ma túy để tuyên truyền vận động người dân. Các thành viên Ban Chỉ đạo cũng trực tiếp tuyên truyền, vận động tại các thôn bản. 

Đồng thời, điều tra số người nghiện, xác định rõ thành phần tham gia buôn bán, tàng trữ; phối hợp với ngành chức năng vây bắt một số đối tượng cầm đầu tại địa bàn và ngoài địa bàn để răn đe, vận động đưa các đối tượng đi cai nghiện.

Nay, Mường Lống đã bình yên. Những cụm dân cư từng là điểm nóng về ma túy như bản Xám Xúm, Mường Lống 2, Long Kèo… đã được kiểm soát. Ngay tại bản Xám Xúm, UBND xã đã có hẳn bản quy ước với nhiều nội dung chặt chẽ như không mua bán, trao đổi, ai vi phạm thì bị phạt… ; đồng thời, yêu cầu chi bộ, ban quản lý thôn bản phối hợp các hội đoàn thể của xã vào cuộc tuyên truyền. Và, Xám Xúm đã thay đổi.Trong từng nếp nhà, các câu khẩu hiệu phòng chống ma túy được người dân treo và nghiêm túc thực hiện.

Để chấm dứt di cư tự phát, bên cạnh sự giúp đỡ của xã, Chi bộ bản Tham Lực quy định 1 quý, phải  sinh hoạt mở rộng một lần để tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ đảng viên và Nhân dân. Qua mỗi lần sinh hoạt đều phân tích, nhận định tình hình, đưa ra giải pháp giáo dục một số đối tượng đang dính vào ma túy hoặc có ý định tham gia ma túy; vận động, tuyên truyền một số hộ dân có tư tưởng muốn di cư sang Lào từ bỏ ý định.

Mường Lống như một miền cổ tích
Mường Lống như một miền cổ tích

Làm kinh tế nơi “Cổng trời”

Trong rất nhiều niềm vui đang đến với bà con người Mông nơi “Cổng trời”, là những mô hình kinh tế mới đang phát huy hiệu quả.

Nhận thấy rõ tiềm năng vừa phát triển kinh tế vừa làm du lịch, cấp ủy, chính quyền xã Mường Lống đã đổi mới tư duy, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp, các nhà kinh tế đến đầu tư trên địa bàn. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp vào đầu tư, như Công ty Dược liệu Mường Lống, Hợp tác xã Bảo tồn đào, mận Mường Lống, khảo sát đầu tư du lịch cộng đồng…

Mường Lống đã đổi khác, đang trên đà phát triển
Mường Lống đã đổi khác, đang trên đà phát triển

Tôi thực sự ấn tượng khi bà con đã đầu tư hẳn một số tuyến đường đến khu sản xuất để vận chuyển sản phẩm được dễ dàng. Bà con hiện đã mở được 5 km đường vào bản Thà Lạng, 840 m đường bê tông bao quanh bản và 2 km vào khu sản xuất bản Trung tâm, 1,7 km vào khu sản xuất bản Mường Lống 2… và 10 tuyến đường ô tô đi vào các khu sản xuất, chăn nuôi, với tổng chiều dài 25,9 km, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con vận chuyển hàng nông sản đi tiêu thụ, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Bà con người Mông nơi đây đã có mô hình trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi bò với hàng trăm ha cỏ, thu hút khoảng 600 hộ tham gia; mô hình chăn nuôi gà đen với sự ra đời của chi hội chăn nuôi gà đen có sự tham gia của gần 20 hộ tại bản Mường Lống 1. 

Người tiên phong với mô hình nuôi gà đen địa phương là ông Vừ Nỏ Pó ở bản Mường Lống 1. Ông Pó kể: "Có thời điểm đàn gà của ta hơn 1.000 con đấy. Mỗi năm cho thu nhập từ gà gần 300 triệu đồng, vui lắm".

Vừ Nỏ Pó làm giàu từ nuôi gà đen
Vừ Nỏ Pó làm giàu từ nuôi gà đen

Theo thống kê, địa phương đã có khoảng 250 hộ dân tham gia vỗ béo trâu bò làm thương phẩm, trung bình mỗi gia đình nuôi 3 - 10 con trâu bò, thu nhập mỗi năm từ hàng chục tới hàng trăm triệu đồng. Nói đến nghề này, gia đình ông Vừ Vả Dờ ở bản Mường Lống 1 là một điển hình. Ngoài vỗ béo hơn chục con bò, gia đình ông còn trồng cỏ voi. Ông Dờ cười: "Làm chơi mà ăn thật, bình quân mỗi con bò thu lãi 15 - 20 triệu đồng đấy. Mỗi năm nhà ta nuôi gần 8 lứa mà".

Đời sống kinh tế, xã hội bà con người Mông ở Mường Lống đã thay đổi rất nhiều. Bên cạnh chăn nuôi được xem là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn với 830 con trâu, 2.966 con bò, 462 con lợn, 393 con dê, 13.948 con gia cầm… người dân Mường Lống còn tích cực trồng đậu cove, dưa chuột, bắp cải, rau cải, gừng và các loại cây ăn quả dưa, mận, đào… tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài huyện.

Kể về hành trình “đuổi nghèo” nơi “Cổng trời”, Bí thư Đảng ủy Lỳ Bá Xồng chậm rãi: "Còn muôn vàn khó khăn, trở ngại. Còn nhiều việc phải làm mà! Thời gian tới, cán bộ, đảng viên và Nhân dân phải cố gắng nhiều nữa. Chính quyền sẽ đưa vào thêm nhiều mô hình kinh tế vào triển khai, hỗ trợ bà con về khoa học - kỹ thuật, đồng thời liên kết với nhiều doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất phát triển".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Chúng tôi đã có những tháng năm rong ruổi tác nghiệp nơi bản làng heo hút giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Ở những nơi xa ngái ấy, chúng tôi tìm thấy bản chất thật nhất của nghề báo: Ghi lại những nhịp sống bằng tất cả sự chân thành và rung cảm của một người chứng kiến.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Không chỉ chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Báo Dân tộc và Phát triển còn cập nhật những thông tin về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường…. Với nội dung đa dạng, phong phú, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành người bạn đồng hành của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, chức sắc, chức việc nắm bắt thông tin kịp thời, hiệu quả và chính xác để phát huy tốt vai trò là “cánh tay nối dài” ở cơ sở trong tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo.
Về miền di sản Trường Lưu

Về miền di sản Trường Lưu

Sắc màu 54 - An Yên - 18:01, 20/06/2025
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy, Trường Lưu đang hướng đến làng văn hóa du lịch.
Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Gương sáng - Nguyễn Văn Chiến - 18:00, 20/06/2025
Ông Ksor Ní (tên thường gọi là Ama H’Nhan) là một trong những trí thức đầu tiên người Gia Rai đi theo cách mạng. Ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong đó có cương vị Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất. Ông cũng là thân sinh của ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Tin tức - Thuỳ Như - 17:58, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” của Hội Nhà báo Việt Nam; tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Tin tức - Thiên An - 17:35, 20/06/2025
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình có địa chỉ tại Lô Đ7, KCN Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - SĐT: 02293 762 825
Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - 16:49, 20/06/2025
Ngày 20/6, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); tổng kết Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển TP. Cần Thơ lần thứ 19 (2024 - 2025) và Tôn vinh các nhà báo tiêu biểu.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Chính sách Dân tộc - Duy Chí - 16:26, 20/06/2025
Các gia đình là những điển hình về sự năng động trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định, lại tích cực tham gia các phòng trào văn hóa xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị địa phương; cũng như nhiều gia đình có con em là học sinh, sinh viên xuất sắc; tham gia bộ máy chính quyền địa phương, có người trở thành lãnh đạo tổ chức chính trị…
Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Xã hội - Mỹ Dung - 16:11, 20/06/2025
Giữa núi rừng trùng điệp của Ba Chẽ, Bình Liêu,Tiên Yên... nơi những con dốc nối tiếp nhau như chẳng có điểm dừng vẫn có những bước chân đều đặn, bền bỉ của những “phóng viên vùng cao”. Không chỉ đưa tin, họ là những người kể chuyện bản làng bằng cả trái tim nhiệt huyết.
Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 16:01, 20/06/2025
Chúng tôi đã có những tháng năm rong ruổi tác nghiệp nơi bản làng heo hút giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Ở những nơi xa ngái ấy, chúng tôi tìm thấy bản chất thật nhất của nghề báo: Ghi lại những nhịp sống bằng tất cả sự chân thành và rung cảm của một người chứng kiến.
Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 15:38, 20/06/2025
Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ là người DTTS ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến 2045.
Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Thời sự - Hoàng Quý - 15:27, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Võ Văn Hưng đã công bố những kết quả quan trọng trong quá trình triển khai hai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021–2025: Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững.