Nằm cách trung tâm xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải 20 km, Pú Vá là 1 trong 3 thôn khó khăn nhất của xã xa nhất tỉnh Yên Bái, với 74 nóc nhà người Mông nằm chênh vênh trên sườn núi, không có điện thắp sáng, đường vào tận cùng gian nan. Vì vậy, để giải được bài toán thoát nghèo nơi đây thực sự không hề dễ dàng.
Trong nhịp sống hiện đại, chiếc quẩy tấu vẫn giữ một vai trò không thể thay thế, là “vật bất ly thân”, là người bạn gần gũi trong đời sống đồng bào Mông nơi vùng cao núi đá, cho dù đã xuất hiện những công cụ mới, phương tiện mới...
Cây lanh, vải lanh được xem như một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông. Đặc biệt, vải lanh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông. Ngoài ra, công việc trồng lanh, dệt vải còn thể hiện đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó và sự khéo léo của người phụ nữ Mông.
Lễ cúng ruộng (Chư Là) là một trong những nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái) nói riêng và đồng bào Mông nói chung. Nghi lễ này đã được lưu truyền qua bao thế hệ của đồng bào dân tộc Mông.
Với ý chí và quyết tâm không chịu đói nghèo, người nông dân dân tộc Mông, ông Sùng Diu Sì (thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) đã tiên phong đưa cây ăn quả đặc sản về trồng trên đất đồi rừng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là một phụ nữ người Mông, từ chỗ không có công việc ổn định, nhưng với ý chí và nghị lực của mình, Sùng Thị Si (ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đã vượt qua nhiều gian khó, trở thành tấm gương cho nhiều thanh niên dân tộc thiểu số noi theo. Hiện nay, Sùng Thị Si là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp Sà Phìn A, được nhiều người biết đến với tên gọi HTX Lanh Trắng chuyên sản xuất các mặt hàng dệt lanh, thêu trang phục truyền thống, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo khi có dịp đến với cao nguyên đá Đồng Văn.
Dân tộc Mông Tuyên Quang có một nền văn học dân gian phong phú, đa dạng phản ánh đời sống văn hóa cũng như tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng. Trong đó, ca dao, tục ngữ là sự kết tinh, lắng đọng vốn sống và những kinh nghiệm quý báu của người Mông. Đây là loại hình văn nghệ truyền miệng từ đời này qua đời khác và đến nay vẫn được sử dụng.
Kinh tế -
Tráng Xuân Cường -
15:21, 21/06/2021 Ông Giàng Seo Giáo, 54 tuổi, dân tộc Mông ở thôn Lả Gì Thàng, xã Tả Văn Chư là người tiên phong trong phong trào nông dân sản xuất giỏi tại huyện Bắc Hà (Lào Cai). Với mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp vườn- chuồng- rừng đã phát huy hiệu quả cao, đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.
Người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn được biết đến với nhiều bản sắc phong tục, tập quán được lưu giữ từ ngàn đời. Từ xa xưa, nhà trình tường bằng đất của người Mông được biết đến là lối kiến trúc mang nhiều điểm khác biệt so với quần thể chung của các dân tộc khác nơi miền đá này. Du khách đến với Đồng Văn không khỏi ngỡ ngàng, choáng ngợp trước sự tài tình của “kiến trúc sư” người Mông, tạo ra những kiệt tác nhà trình tường đầy độc đáo, vững bền theo năm tháng.
Trải qua hàng trăm năm, cuộc sống gian khó đã hun đúc nên một dân tộc Mông dũng cảm, kiên cường để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, xây dựng bản làng quê hương. Cũng nhờ gắn bó mật thiết với thiên nhiên hùng vĩ, mà đồng bào dân tộc Mông có một nền văn hóa đặc sắc. Theo thời gian, bằng tình yêu dân tộc, những giá trị văn hóa đặc sắc này được các thế hệ con, cháu dân tộc Mông giữ gìn, phát huy.
Sắc màu 54 -
Nguyễn Ngọc Thanh -
10:00, 04/05/2021 Tiếng khèn của người Mông không chỉ được sử dụng tại gia đình vào những ngày đặc biệt mà nó còn cất lên trong những dịp hội hè, trong những buổi giao lưu thắm tình bè bạn. Trong đời sống văn hoá, tâm linh, tiếng khèn, cây khèn đi theo suốt cuộc đời của mỗi người Mông, hiện diện trong lúc vui nhất, lúc buồn nhất của mỗi gia đình.
Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, bản Cát Cát – Sapa là làng dân tộc người Mông, nằm bình yên bên thác nước Cát Cát (thác Tiên Sa) nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên.
Lễ cúng rừng của đồng bào vùng cao Lào Cai cũng như đồng bào dân tộc Mông ở Si Ma Cai từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu mỗi dịp đầu xuân.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghi lễ cúng rừng của người Mông, huyện Si Ma Cai là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làm giấy dó từ cây rừng thờ cúng tổ tiên là một phong tục độc đáo của người Mông ở miền núi Thanh Hóa. Sản vật này được đồng bào xem là vật linh thiêng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình trong dịp Tết cổ truyền.
Có dịp lên những bản người Mông ở Cao Bằng, chúng ta dễ dàng bắt gặp những chàng trai, cô gái cầm chiếc lá trên môi, tấu lên những âm thanh cao, vang xa lảnh lót, thanh cao. Kèn lá - loại nhạc cụ đơn sơ nhưng hết sức độc đáo của đồng bào người Mông được ví như tiếng hót của chim họa mi giữa đại ngàn.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
11:26, 28/10/2020 Tôi nắm chặt tay vào hai bên mép ghế, kệ bác tài vật lộn với chiếc xe bán tải 2 cầu, khói đen lẫn với mây, mù mịt cả những khúc cua tay áo. Huồi Cọ dần hiện ra trước mắt, một cảm giác háo hức đến khó tả trong tôi. Huồi Cọ - nơi có những người Mông hay lam, hay làm, không cam chịu đói nghèo, người tàn tật cũng vươn lên làm giàu…
Kinh tế -
Quý Hiệp -
10:47, 07/10/2020 Đến thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang (Hà Giang) hỏi thăm trang trại của gia đình anh Sùng Diu Sì, người dân ở đây ai cũng biết; bởi anh không chỉ là người giỏi trong làm ăn, phát triển kinh tế, mà còn giúp nhiều gia đình trong xã tiêu thụ nông sản, tạo việc làm cho người dân.
Sin Suối Hồ là một bản nhỏ của người Mông ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu), cách TP. Lai Châu khoảng 30km. Đặt chân đến Sin Suối Hồ vào bất cứ mùa nào trong năm, du khách đều bị cuốn hút bởi phong cảnh hữu tình và những phong tục tập quán truyền thống của người Mông vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Tháng 7/2020, Điểm du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ được cấp chứng nhận là 1 trong 14 sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh của Lai Châu.
Kinh tế -
Phạm Việt Thắng -
10:57, 30/09/2020 Không phá rừng, không nghiện hút, không trộm cắp, không thả rông gia súc, và trẻ em không bỏ học. Đó là lời thề và cũng là thành tích từ hàng chục năm nay của bà con bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An).