Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

9X Sài Gòn cưới vợ người Mông sau 5 tháng "ở rể" vì Covid-19

PV - 11:00, 08/10/2021

Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay của Ngọc kéo dài hơn dự tính. Vì Covid-19, anh mắc kẹt lại bản Sin Suối Hồ, không thể về nhà. Cuối tháng 9, Ngọc quyết định "cưới liền tay" cô gái đẹp nhất bản.

Khoảng thời gian mắc kẹt ở bản giúp cặp đôi hiểu nhau nhiều hơn.
Khoảng thời gian mắc kẹt ở bản giúp cặp đôi hiểu nhau nhiều hơn.

"Đổ gục" ngay lần gặp đầu tiên

Nhận tin người bạn quen 1 năm qua mạng đến Hà Giang công tác rồi qua Lai Châu chơi, từ bản Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ) Hảng Thị Sú xuống phố chờ suốt 1 ngày trời. Cả buổi hôm ấy, lòng Sú bồn chồn khó tả. Cô liên tục nhìn đồng hồ. Cứ ba bốn tiếng, cô lại chuyển quán cà phê vì không thể ngồi một chỗ quá lâu với chỉ một món đồ uống.

Thông thường, chặng đường từ Hà Giang tới Lai Châu chỉ mất 6-7 tiếng di chuyển nhưng Nguyễn Thanh Ngọc đi từ 8h sáng mà tận 8h tối mới tới nơi. Trải qua một ngày “hành xác” với 3 lần đổi xe, Ngọc được Sú đón với nụ cười rạng rỡ. Ngay giây phút ấy, chàng trai phương Nam đã có cảm tình với "bông hoa núi rừng Tây Bắc".

Tốt nghiệp Cao đẳng Dược Hà Nội nhưng Hảng Thị Sú (SN 1996) lại đặc biệt yêu thích phát triển du lịch địa phương. Bản Sin Suối Hồ nơi Sú sinh sống từng là một vùng đất nghèo đói, chìm trong nghiện ngập. Ban ngày người dân vào rừng tìm củ mài, tối say sưa bên đèn bàn, lỗ điếu.

Khung cảnh đám cưới ngoài trời của Ngọc và Sú.
Khung cảnh đám cưới ngoài trời của Ngọc và Sú.

Trải qua hơn 20 năm, Sin Suối Hồ đã thay da đổi thịt, trở thành điểm du lịch cộng đồng với tiêu chuẩn 5 không: không hút thuốc phiện, không hút thuốc lào hay thuốc lá, không rượu chè, không cờ bạc, không xả rác. Cả bản rực rỡ sắc màu với nhiều homestay và 40.000 gốc địa lan trải khắp mọi con đường.

Cùng với lớp người đi trước, Sú luôn tìm cơ hội quảng bá cho du lịch địa phương. Từ ngày còn đi học ở Hà Nội, Sú đã thường xuyên dẫn bạn bè và các đoàn khách nước ngoài về bản. Trước khi làm quản lý Hợp tác xã Trái tim Sin Suối Hồ (hợp tác xã gồm 12 hộ gia đình liên kết phát triển du lịch), Sú dành 1 năm làm việc ở Sa Pa để trau dồi kinh nghiệm.

Đảm nhận vị trí quản lý hợp tác xã, Sú quen biết nhiều người, đón nhiều đoàn khách đến thăm quan, sắp xếp khách cho các homestay hoặc hỗ trợ các hoạt động từ thiện.

Trong một lần tiếp đón đoàn thiện nguyện tổ chức trại hè cho trẻ em trong bản, Sú quen chị Nguyễn Thị Như sống tại TP. HCM. Cảm thấy ấn tượng về cô gái dễ thương và mến khách, chị Như liền “khoe” với Sú về Nguyễn Thanh Ngọc - cậu em ruột sinh năm 1994 đẹp trai nhưng vẫn độc thân của mình.

Vốn nghĩ có thêm một người bạn là có thêm cơ hội quảng bá hình ảnh bản làng như mọi lần được bắt mối giới thiệu, Sú vui vẻ kết bạn với Ngọc.

Nguyễn Thanh Ngọc khi ấy đang là nhiếp ảnh gia và đầu bếp của một khách sạn 5 sao ở Phú Quốc (Kiên Giang). Trải qua những lần trò chuyện đầu tiên, Ngọc nhận ra mình và cô gái mới quen có khá nhiều điểm chung. Cả hai đều yêu thích du lịch, chụp hình, khám phá…

9X Sài Gòn cưới vợ người H'Mông sau 5 tháng "ở rể" vì Covid-19 2
9X Sài Gòn cưới vợ người H'Mông sau 5 tháng "ở rể" vì Covid-19 3
9X Sài Gòn cưới vợ người H'Mông sau 5 tháng "ở rể" vì Covid-19 4
Một số hình ảnh trong đám cưới.
Một số hình ảnh trong đám cưới.

Qua mạng xã hội, họ thường chia sẻ cho nhau hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt ở hai nơi. Cô gái vùng Tây Bắc biết đến nhiều món đặc sản Kiên Giang, những bãi biển đầy nắng và gió ở Phú Quốc.

Qua những tấm hình Sú gửi đến, Ngọc lại được “tham quan” ngôi nhà tổ chim trên đường đến thác Trái tim ở bản người H'Mông, vườn táo mèo, vườn địa lan rực rỡ sắc màu…

Khoảng thời gian du lịch ảnh hưởng vì Covid-19 đầu năm 2020, cả hai trò chuyện nhiều hơn và bắt đầu mong chờ tin nhắn, cuộc gọi của người kia.

Tháng 12/2020, Ngọc có chuyến công tác lên Hà Giang và quết định hẹn gặp cô gái mình đã trò chuyện 1 năm qua mạng. Cả hai nhanh chóng vượt qua cảm giác ngượng ngùng ban đầu và nghe rõ hơn nhịp đập của con tim.

Thời tiết cuối năm lạnh giá, Ngọc bị ốm vì thay đổi thời tiết đột ngột từ Nam ra Bắc. Chàng trai càng xúc động khi được Sú quan tâm mua cho từng viên thuốc, chăm chút từng bữa ăn.

Trước đêm trở về TP. Hồ Chí Minh, trong quán cà phê nhỏ nhìn ra toàn cảnh Sin Suối Hồ và mênh mang ruộng bậc thang trước mặt, bên ánh lửa bập bùng, Ngọc cầm tay Sú lấy hết can đảm tỏ tình.

Chàng trai cưới vợ liền tay sau khoảng thời gian ở rể vì Covid-19.
Chàng trai cưới vợ liền tay sau khoảng thời gian ở rể vì Covid-19.

Đám cưới đặc biệt giữa núi rừng

Trở về TP.HCM, Ngọc tạm dừng công việc ở Phú Quốc để đi học tiếng Anh. Quãng thời gian yêu xa, cả hai thường xuyên nhắn tin, gọi điện để cảm nhận sự hiện diện của người kia trong cuộc sống của mình. Anh đếm từng ngày để được ra Lai Châu thăm người yêu dịp nghỉ lễ 30/4.

Kỳ nghỉ lễ này không ngờ kéo dài hơn tưởng tượng. Vì Covid-19, Ngọc mắc kẹt lại bản Sin Suối Hồ, không thể về nhà suốt nhiều tháng liền.

Vốn tính tự lập, từng trải qua nhiều môi trường sống và công việc, Ngọc sớm thích nghi với cuộc sống ở bản người Mông. Những ngày đầu, anh phụ bố mẹ Sú dựng nhà, nấu cơm cho thợ hồ, trồng hoa, cải tạo quán cà phê. Đến ngày mùa, anh học cách cầm cày, làm đất, nhổ mạ và xắn quần xuống ruộng cấy nhanh thoăn thoắt.

Ngày 24/6, Sú khiến Ngọc bất ngờ bởi bữa tiệc sinh nhật đầm ấm. Nếu như những năm trước, ngày sinh nhật trôi qua buồn tẻ với lời chúc xã giao thì năm nay, Ngọc được đón tuổi mới bên người yêu giữa bản làng Tây Bắc. “Tiệc sinh nhật không bánh, không hoa nhưng thực sự khiến mình xúc động”, Ngọc nhớ lại.

Những người dân bản Sin Suối Hồ vô cùng cảm mến chàng trai người Kinh hiền lành, chăm chỉ. Họ thường nhờ Sú làm thông dịch để trò chuyện cùng anh. Ai cũng khen cả hai đẹp đôi và mong họ sớm nên duyên.

Khoảng thời gian Ngọc “ở rể”, bố mẹ Sú càng thêm cảm mến chàng trai hiền lành, chăm chỉ, gì cũng biết làm.

Trước đó, cặp đôi đã lên kế hoạch 2 năm nữa khi kinh tế, công việc ổn định mới tiến tới hôn nhân. Nhưng khoảng thời gian Ngọc mắc kẹt tại bản đã khiến cả hai hiểu và yêu nhau hơn. Đúng lúc ấy, ở TP. HCM, gia đình Ngọc liên tục gọi điện ra giục con trai làm đám cưới. Chàng trai trẻ có chút bối rối nhưng lại thấy lời khuyên “cưới vợ phải cưới liền tay” của bố mẹ vô cùng hợp lý.

Đám cưới đặc biệt thu hút sự hiếu kỳ của người dân bản.
Đám cưới đặc biệt thu hút sự hiếu kỳ của người dân bản.

Sau màn cầu hôn lãng mãn, Ngọc và Sú lên ý tưởng tổ chức lễ cưới ngoài trời để có thể hoà mình vào thiên nhiên, lưu giữ lại khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày trọng đại.

Để chuẩn bị cho lễ cưới diễn ra vào 5h chiều ngày 25/9, cặp đôi thức dậy từ sáng sớm để chuẩn bị. Cả ngày hôm đó trời mưa không dứt, nhưng họ vẫn quyết định tổ chức hôn lễ như kế hoạch đã đề ra. Đôi trẻ dầm mưa dựng cổng, cắm hoa. Không gian tiệc cưới được trang trí bằng hoa hồng, địa lan, cành táo mèo cùng các loại cây cỏ địa phương.

Đến khoảng 4h chiều, Sú thở phào nhẹ nhõm khi thấy trời hửng nắng. Bà con trong bản áo váy rực rỡ kéo đến dự đám cưới của cặp đôi trai tài gái sắc. Ai cũng háo hức tham dự đám cưới ngoài trời đầu tiên được tổ chức ở bản. Khi đi, họ còn đem theo xoong nồi, ấm đun nước và chăn gối tới làm quà cưới cho đôi vợ chồng trẻ.

Ở đầu cầu TP.HCM, bố mẹ cùng gia đình của Nguyễn Thanh Ngọc ăn mặc trang trọng theo dõi lễ cưới và gửi lời chúc phúc tới đôi uyên ương. Giữa không gian bảng lảng sương khói và se se lạnh, cả hai trao cho nhau lời ước hẹn cùng nụ hôn ngọt ngào.

Những ngày ở bản, Ngọc thêm hiểu về công việc, sự vất vả và đam mê phát triển du lịch địa phương của Sú. Chỉ một cô gái nhỏ bé nhưng đã giúp cho rất nhiều hộ dân trong bản tìm thấy nguồn thu nhập từ khách du lịch. Chính vì thế, chàng trai quyết định thời gian tới sẽ ở lại vùng đất xa xôi này để cùng người yêu lập nghiệp, giúp đỡ bà con phát triển du lịch địa phương./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.