Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nét đẹp trong tục "kéo dâu" của người Mông đang bị biến tướng

Kim Anh - 09:19, 28/02/2022

Tục “kéo dâu”, từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong phong tục của người Mông. Thời gian gần đây, cư dân mạng truyền tay nhau đoạn clip tại Hà Giang và Lào Cai ghi lại hình ảnh một cô gái trẻ bị “bắt làm vợ”. Làm sao để giữ gìn mỹ tục, hài hòa với Luật Hôn nhân và Gia đình đang là câu hỏi lớn đặt ra cho các ngành chức năng hiện nay.

Bé gái ở Mèo Vạc, Hà Giang đang đi chơi Tết bị nam sinh lớp 10 “bắt làm vợ”. Ảnh cắt từ clip
Bé gái ở Mèo Vạc, Hà Giang đang đi chơi Tết bị nam sinh lớp 10 “bắt làm vợ”. Ảnh cắt từ clip

Phong tục truyền thống có đang bị “biến tướng”?

Vừa qua trên mạng xã hội,đăng tải một đoạn clip ghi lại cảnh một bé gái bị nam thanh niên "khống chế" để bắt về làm vợ tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Trong clip, dù cô bé bỏ chạy, giãy giụa, ngồi thụp xuống đất, nhưng cậu thanh niên vẫn liên tục đeo bám. Sự việc xảy ra dưới sự chứng kiến của nhiều người, nhưng không ai can ngăn, giúp đỡ bé gái. Rất may sau đó, một chiến sĩ công an đã xuất hiện để "giải cứu" cho bé gái.

Cũng trong thời gian gần đây, cư dân mạng lại truyền tay nhau một đoạn clip khác tại Sa Pa (Lào Cai), ghi lại hình ảnh một cô gái trẻ bị nhóm thanh niên kéo lê trên đường, nghi là "bắt vợ".

Theo dõi đoạn clip dài hơn 6 phút ghi lại cho thấy, một nhóm nam thanh niên đứng thành vòng tròn xung quanh, kéo lê một cô gái giữa đường. Người túm chân, người túm tay cô gái để lôi đi mặc cho cô gái gào khóc, giãy giụa để phản kháng lại.

Từ 2 clip này, thêm một lần nữa đã gây xôn xao dư luận trên mạng xã hội trong thời gian gần đây, đồng thời cũng có nhiều ý kiến bình luận trái chiều.

Tài khoản facebook có tên Như Giàng trong nhóm “Cộng đồng người Mông - Hmood” chia sẻ: “Mình cũng là người Mông, nhưng chỗ mình đã bỏ những phong tục bắt vợ lâu rồi, bởi vì những hành vi bắt vợ là sai. Có người thì lợi dụng những phong tục bắt vợ thì phải bỏ, nếu có yêu nhau thật thì hỏi ý kiến cha mẹ chứ không nên làm như thế”.

Hay một tài khoản khác có tên Ly Sua cho biết, tư tưởng “bắt vợ” còn quá lạc hậu trong xã hội hiện nay, và cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này.

Trao đổi với phóng viên báo Dân tộc và Phát triển về vấn đề trên, Phó giáo sư, Tiến sĩ  Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, tục “kéo dâu” của người Mông có nhiều tên gọi khác nhau, do người Việt gọi, như cướp vợ, kéo dâu, bắt dâu...

Theo phong tục truyền thống của người Mông, tục “kéo dâu” là khi đôi trai gái yêu nhau, đủ tuổi kết hôn, không vi phạm điều cấm của pháp luật, được cha mẹ, cộng đồng chấp thuận. Khi đó, đôi trai gái hẹn nhau ở một địa điểm nào đó, rồi đưa nhau về nhà trai, sáng hôm sau chú rể quay lại nhà gái, thông báo với nhà gái đã bắt cô gái về làm vợ ngày hôm qua.

““Kéo dâu” là một nét phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân tộc Mông từ xưa đến nay. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, phong tục này bị “biến tướng”, bắt dâu một cách cưỡng bức, dóng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn trên và cần có những giải pháp ngăn chặn kịp thời. Hôn nhân ngày nay bất luận về mặt phong tục, thì nó phải dựa trên luật pháp để bảo đảm sự tự do, sự bình đẳng yêu thương của các đôi nam nữ của thế hệ thanh niên”, ông Lâm Bá Nam cho biết thêm.

Những chia sẻ của nhóm cộng đồng dân tộc Mông trên mạng xã hội
Những chia sẻ của nhóm cộng đồng dân tộc Mông trên mạng xã hội

Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục và các biện pháp chế tài

Việc lợi dụng, làm biến tướng phong tục trong xã hội hiện đại, đã làm ảnh hưởng đến nét văn hóa, phong tục của đồng bào DTTS. Làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, quyền và khát vọng của các bé gái trong vấn đề bình đẳng nam nữ, trong đó có bình đẳng hôn nhân; góp phần gia tăng nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; nhiều trẻ em đang độ tuổi đến trường phải từ bỏ tương lai.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Lâm Bá Nam cho biết, tục “kéo dâu” mang tính tự nguyện, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong xã hội hiện đại, thì chúng ta nên ủng hộ, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc. Theo đó, cần xử lý nghiêm những người có hành vi lợi dụng, cố tình biến tướng phong tục truyền thống của đồng bào DTTS.

Theo Phó Giáo sư, tiến sĩ Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam trước hết chúng ta phải tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, để tầng lớp thanh thiếu niên không vi phạm về mặt pháp luật, giúp họ nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề mình đang làm. Bên cạnh đó, phải có biện pháp ngăn chặn, khi mà thấy các hiện tượng xảy ra. Các cấp chính quyền không coi đó là bình thường, và phải giáo dục từ trong gia đình cho đến nhà trường, địa phương, nòng cốt ở các thế hệ trẻ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

“Chúng ta phải đưa phong tục “kéo dâu” vào quy chế trong cái quy ước của xây dựng làng văn hóa mới, bản văn hóa. Đặc biệt là trong chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay, cần phải có một cuộc vận động lớn về xây dựng nếp sống để bảo đảm quyền con người hiện nay”, ông Lâm Bá Nam nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 8 phút trước
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS sinh sống”.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 10 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 19 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc” sẽ khởi động với khai mạc diễn ra vào 20 giờ ngày 26/4 tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên.
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Kinh tế - PV - 5 giờ trước
Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.