Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hương ước, quy ước với sự thay đổi trong vùng DTTS

Văn Hoa - 15:35, 10/11/2021

Trong vùng DTTS và miền núi, hương ước, quy ước thôn, bản có vai trò là thiết chế tự quản của cộng đồng, hỗ trợ đắc lực cho pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tại cộng đồng dân cư. Đặc biệt, việc thực hiện nghiêm những quy ước, hương ước, còn đang góp phần tăng thêm tinh thần cố kết cộng đồng, cũng như thay đổi nếp sống của đồng bào…

Hương ước, quy ước tăng tinh thần cố kết cộng đồng. (Trong ảnh: Chi hội Phụ nữ Cao Sơn Thượng, Hoàng Su Phì, Hà Giang giúp nhau phát triển kinh tế)
Hương ước, quy ước tăng thêm tính cố kết cộng đồng. (Trong ảnh: Chi hội Phụ nữ Cao Sơn Thượng, Hoàng Su Phì, Hà Giang giúp nhau phát triển kinh tế)

Thay đổi nếp sống

Ông Cư A Dín, Trưởng thôn Ba Khuy, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) cho biết, thôn có 71 hộ dân, 392 nhân khẩu, với 100% là người Mông. Ngoài việc chấp hành hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, thì từ việc thực hương ước, quy ước thôn đề ra, đời sống kinh tế, văn hóa của người dân Ba Khuy có sự thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là những thay đổi của đồng bào trong việc cưới, việc tang, trong phát triển kinh tế, bảo vệ rừng…

Minh chứng như trước kia, tổ chức đám cưới, các gia đình thường ăn uống dài ngày, thì hiện nay, thôn đã thống nhất tổ chức ăn 1 ngày, chỉ 1 bữa chính. Việc thách cưới cũng giảm đi rõ rệt, bà con thực hiện nghiêm quy định của xã Nà Hẩu là, mỗi đám cưới không thách quá 2,6 triệu đồng tiền mặt. Đặc biệt, âm thanh, loa đài không được bật sau 22h đêm, để tránh gây ảnh hưởng cuộc sống của người trong thôn, bản.

Việc tang cũng quy định không vượt quá 48 tiếng đồng hồ, người mất phải để trong quan tài để bảo đảm vệ sinh. Đặc biệt, một quy định khá nhân văn đã được bà con thực hiện thành thông lệ là, nếu nhà nào trong thôn có người mất, là mỗi gia đình sẽ đóng góp 5kg thóc hoặc ngô hạt, để hỗ trợ gia chủ giảm bớt khó khăn.

Trong bảo vệ rừng, ngoài những quy định chung của Nhà nước, theo quy ước chung của thôn, vào 30/1 (âm lịch), bà con sẽ tổ chức Lễ hội cúng rừng. Toàn thể dân làng sẽ mang gà, lợn đến cúng ở gốc cây to trong rừng để cầu một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, không có ốm đau, bệnh tật… 

Và sau ngày hôm đó, ngày mùng 2, 3 cả thôn, xã không ai được lên rừng. Trong Lễ cúng rừng sẽ lồng ghép việc tuyên truyền Nhân dân trân quý rừng, chung sống hòa thuận và bảo vệ rừng. Nhờ đó, mà Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, với diện tích trên 60.000 ha, trong đó có gần 5.000 ha rừng đặc dụng nguyên sinh được bảo vệ.

Hương ước, quy ước của thôn Ba Khuy, cũng có những quy định rất rõ ràng về việc bảo vệ mùa màng. Theo đó, nhà nào để gia súc phá hoại hoa màu thì phạt 100.000 đồng/con (nộp vào quỹ thôn) và bồi thường theo thiệt hại thực tế cho chủ nhà (chủ vườn). Nhờ đó, mà đến nay, tình trạng chăn thả trâu, bò tự do được hạn chế, ít khi xảy ra tình trạng trâu bò phá hoại mùa màng, Nhân dân yên tâm phát triển sản xuất, đời sống ấm no hơn…

Tương tự tại các thôn, làng trong cộng đồng người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, cũng xây dựng hương ước, quy ước rất chặt chẽ. Như tại thôn Quang Minh, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo có tới 95% dân số là người Sán Dìu, có quy ước: Không bật loa đài quá 22h đêm; không vứt gia súc, gia cầm chết ra ngoài môi trường mà phải chôn lấp; mỗi gia đình góp 2kg gạo, 20.000 đồng và thôn cử đội lo mai táng đến giúp đỡ gia đình có người mất…

Bản quy ước của người Dao tại thôn Dền Sáng, xã Dền Sáng, huyện Bát Xát (Lào Cai) quy định: Hàng năm vào ngày 2 tháng Giêng, trưởng các dòng tộc trong bản sẽ họp và cử ra một người làm chủ lễ, một người làm chủ rừng và 3 người giúp việc làm nhiệm vụ chế biến đồ lễ. Ngày lễ chính, mỗi gia đình phải cử 1 người đại diện là nam giới tham gia. Trong 3 ngày làng tổ chức lễ cúng rừng, mọi người trong làng tuyệt đối không được đi làm nương, lấy củi, chặt cây rừng. Các gia đình đều phải có nghĩa vụ đóng góp cho làng tổ chức lễ cúng theo từng năm.

Hương ước, quy ước thôn, bản giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm
Hương ước, quy ước thôn, bản giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Tính "mở" của quy ước, hương ước

Trên thực tế, hầu hết các DTTS ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc đều có hương ước, quy ước. Các hương ước, quy ước được xây dựng, chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ tự quản tại cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực xã hội - dân sự mà pháp luật không điều chỉnh; hoặc chỉ điều chỉnh ở mức độ quy định các nguyên tắc chung như: Việc tổ chức ma chay, cưới xin, bảo vệ trật tự trị an, phát triển sản xuất, khuyến khích học tập, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, giải quyết các tranh chấp hoặc những vi phạm nhỏ trong Nhân dân, cam kết tham gia quản lý bảo vệ rừng...

Có thể thấy rằng, nhiều hương ước, quy ước đã thể hiện được trí tuệ, công sức của tập thể cộng đồng; khơi dậy, phát huy được những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của thôn, bản, dòng họ; bố cục ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Nhiều thôn, bản đã lồng ghép việc xây dựng hương ước, quy ước với nội dung các cuộc vận động trong phong trào xây dựng làng, bản, khu dân cư văn hóa với những nội dung cụ thể, thiết thực..., góp phần đưa tỷ lệ khu dân cư được công nhận văn hóa đạt tỷ lệ ngày càng cao.

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hương ước, quy ước tại vùng DTTS cũng phải bắt nhịp với yêu cầu của cuộc sống và cần có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Ví như các quy tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống không còn phù hợp được sửa đổi, hay các quy tắc chuẩn mực đạo đức mới được hình thành... có thể đưa vào hương ước, quy ước để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 4 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 4 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 4 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 4 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.