Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Ngải Thầu Thượng - Nơi chạm núi, chạm mây...

Trọng Bảo - 09:55, 27/10/2021

Người Mông có câu nói “không có ngọn núi nào cao hơn đầu gối người Mông”, câu nói thể hiện đức tính chịu khó, vượt mọi khó khăn, thử thách, tập quán sinh sống của đồng bào Mông bao đời nay. Câu nói này đúng hơn khi đến với thôn Ngải Thầu Thượng, xã A Lù, huyện Bát Xát (Lào Cai) - bản người Mông nằm ở độ cao trên 2.000m so với mực nước biển (được coi là bản cao nhất Việt Nam).

Những thửa ruộng bậc thang vàng óng mùa lúa chín
Những thửa ruộng bậc thang ở Ngải Thầu Thượng

Chênh vênh Ngải Thầu Thượng

Chúng tôi có dịp đến với Ngải Thầu Thượng, bản người Mông nằm trên mũi đá Ma Cha Va hùng vĩ bốn mùa mây phủ. Ngải Thầu, tiếng địa phương là “mũi đá”, nhô ra trên đỉnh núi Ma Cha Va hùng vĩ bốn mùa sương trắng, gió trời lồng lộng, đang Thu mà rét lạnh tựa mùa đông. Đứng ở Ngải Thầu Thượng có thể phóng tầm mắt ngắm thung lũng Thiên Sinh, ruộng bậc thang Thèn Pả của người Hà Nhì, người Mông trải mênh mông "dát vàng" lên những sườn núi chênh vênh và thung lũng xa hút tầm mắt...

Trước đây, ốc đảo lạnh buốt, trơ trụi và khô khát trên đỉnh Ma Cha Va hiểm trở, đầy bí ẩn. Do vậy, chỉ những chàng trai người Mông chân cứng như gỗ nghiến, lái xe khéo léo như đi ngựa, mới dám đi xe máy vượt dốc Chin Chu Lìn để lên xuống Ngải Thầu Thượng. Đường khó, điện lưới không, sóng viễn thông chưa tới, nhưng 85 hộ người Mông ở đây kiên gan bám trụ, chân đạp đá, đầu đội mây, chịu nắng lửa, tuyết rơi, gió gào để sinh sống, thành bản thành làng, giữ đất đai biên giới.

Mặc dù được hỗ trợ từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhưng điều kiện khắc nghiệt, việc đầu tư hỗ trợ manh mún nên cuộc sống của đồng bào vẫn vô cùng gian khó. Cho đến khi, Chương trình xây dựng nông thôn mới, với nguồn lực ưu tiên và đầu tư tập trung hơn và sự thay đổi trong nhận thức của đồng bào về thoát nghèo... đã tiếp thêm sinh lực cho người dân nơi đây “chắc tay, vững chân” xây dựng bản làng no ấm.

 “Nhà nước làm cho đường trục chính rồi, thì mình phải bảo nhau góp công sức làm đường liên gia đến từng nhà, để trẻ con đi học, thanh niên chở hàng hóa đi bán, người già đi thăm nhau dễ hơn. Chỉ tập trung làm mấy ngày mà bà con đã đổ được hơn 300 mét đường bê tông vào đến bậu cửa hơn chục nhà rồi đấy”, Trưởng thôn Sùng A Sử khoe.

Ngải Thầu Thượng đang vào mùa gặt lúa ruộng bậc thang và bẻ ngô chín trên nương. Trong hiên những ngôi nhà trình tường đất vàng rực ngô đã bóc chài vỏ, buộc túm lại, treo ngược lên sào phơi ngay bậu cửa. Ở Ngải Thầu Thượng, già làng Thào Sử được suy tôn là “vua ruộng bậc thang”. Bên bếp lửa ở nhà già làng Thào Sử, câu chuyện làm ăn, trồng cây gì nuôi con gì, để phá thế độc canh cây lúa cứ dài mãi như chẳng có hồi kết.  

Ông bảo, gia đình ông có đến 30 cân giống, cấy ruộng bậc thang (khoảng 10 sào ruộng), ông chia hết cho các con cháu nên no đủ quanh năm, không lo thiếu lương thực. Kỹ thuật khai hoang, mở ruộng bậc thang của già làng Thào Sử thì không ai sánh được; chỉ với cái cuốc to bản truyền thống, ông đi khắp vùng A Lù, Ý Tý, sang tận A Mú Sung, Trịnh Tường giúp bà con mở ruộng bậc thang trên sườn núi cheo leo, dưới khe sâu hun hút để định canh định cư, không phá rừng làm nương như trước nữa.

“Ruộng bậc thang là cái bồ thóc không bao giờ vơi của người Mông, nó như cái “niềng vàng” giữ chân mọi người định canh định cư, không phá rừng làm nương như trước nữa”, già làng Thào Sử bảo vậy.

Con đường bê tông dẫn lên Ngải Thầu Thượng như dải lụa vắt ngang qua những cánh đồng lúa
Con đường bê tông dẫn lên Ngải Thầu Thượng như một dải lụa vắt qua những thửa ruộng bậc thang

Nhiều cách để làm giàu

“Bây giờ thì lớp con, cháu ở Ngải Thầu Thượng có thêm nhiều cách làm ra tiền rồi, như trồng sâm đất, dược liệu, nuôi ngựa. Ruộng bậc thang ông cha để lại thì giữ cho tốt, trồng thêm rừng để phủ xanh giữ nguồn nước lâu bền, làm thêm bờ rào đá, nhà trình tường đất, nuôi gà đen để người dưới xuôi, người Tây đến chơi, ăn cơm “khẩu nậm xíp”, mua sâm đất Hoàng Sin Cô, mua thổ cẩm bản mình làm ra. Người Mông mình bảo nhau làm du lịch cộng đồng theo định hướng và hỗ trợ của huyện và tỉnh thì sẽ nhanh giàu hơn”, già làng Thào Sử chia sẻ.

Còn nhớ, cách đây vài năm, khi đó Thào A Thếnh là người đầu tiên làm căn nhà hai tầng, theo kiến trúc nhà người Mông, nằm giữa Ngải Thầu Thượng, để đón khách đi du lịch trải nghiệm. Đây cũng là sự khởi đầu lan tỏa cách nghĩ, cách làm mới, nhằm khai thác thế mạnh cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của vùng đất và con người nơi đây, để phát triển du lịch.

Hay như mô hình nuôi ngựa kết hợp du lịch, bước đầu cho kết quả tốt của anh chàng người Mông Sùng A Chu. Chu bảo, anh mới đang thử nghiệm mô hình này, nhưng nhìn đàn ngựa đẹp mê hồn ung dung gặm cỏ trong nắng chiều thu vàng xuộm như rót mật, hình ảnh như chỉ có trong tranh, thì tôi tin Chu đang đi đúng hướng.

“Vừa rồi huyện đã phê duyệt quy hoạch làng du lịch cộng đồng, sẽ có khoảng 200 hộ. Lấy bảo tồn cảnh quan rừng Tống Quá Sủ; kiến trúc nhà truyền thống người Mông và nghề đan lát, làm thổ cẩm từ cây lanh, nhuộm chàm và in sáp ong; trồng sâm đất và nuôi gà đen, nuôi ngựa núi để xóa nghèo hiệu quả và bền vững ở mũi đá Ngải Thầu này”, Trưởng thôn Thào A Sử hào hứng khoe.

Nhờ có con đường bê tông nông thôn mới dài hơn 7 km, xe ôtô có thể đi từ dốc “ngựa ngã” Chin Chu Lìn năm nào đến tận đỉnh trời Ma Cha Va, nên cuộc sống của đồng bào ở Ngải Thầu Thượng đã khởi sắc hơn. Từ “cánh chim đầu đàn” Thào A Dung, là người đầu tiên đưa cây sâm đất về trồng trên đất này, đến nay 85 hộ người Mông ở đây đã chuyển một số diện tích nương ngô cằn cỗi, năng suất thấp sang trồng sâm đất Hoàng Sin Cô bán cho Công ty thạch rau câu Long Hải ở tận Hải Dương lên thu mua, đem về tiền tỷ mỗi năm.

Con em đồng bào Mông được đến lớp, đến trường trong vòng tay yêu thương của cô giáo
Con em đồng bào Mông được đến lớp, đến trường trong vòng tay yêu thương của cô giáo

Ngang qua điểm trường mầm non và tiểu học ở dốc “ngựa ngã” Chin Chu Lìn, thật vui vì dù dịch Covid-19 đang "gây khó dễ" nhiều nơi, nhưng các em học sinh người Mông và các thầy, cô giáo ở đây vẫn được khai giảng trực tiếp năm học mới, bởi nỗ lực chung sức đồng lòng phòng ngừa, đẩy lùi dịch bệnh ở nơi biên giới. Nghe tiếng đánh vần của học sinh vang lên thật ấm áp.

Đến với Ngải Thầu Thượng hôm nay, tôi cảm nhận sâu hơn về đất và người nơi đây. Cuộc sống người Mông, bước chân ra khỏi cửa là chạm núi, chạm mây, mặt đất lúc nào cũng như nghiêng nghiêng sẵn sàng thử thách. Người và trâu cày nương mà như làm xiếc, chân duỗi, chân quỳ men theo sườn dốc, lưỡi cày len lỏi trong đá, moi lên từng chút đất. Đồng bào Mông gắn cuộc sống của mình với rừng cao núi thẳm, đôi chân quấn xà cạp tung hoành, tạo nên lối đi, đến tận cả những đỉnh núi cao, hoang vu nhất. Họ đang là những cột mốc sống góp phần giữ gìn biên cương Tổ quốc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 5 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.