Kinh tế -
Lữ Phú -
06:10, 31/10/2023 Vụ hè thu năm 2023, đồng bào các dân tộc xã biên giới Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây lạc và đã mang lại năng suất cao.
Thời gian gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao được người dân huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tích cực thực hiện. Việc chuyển đổi cây trồng không chỉ phát huy tối đa hiệu quả sản xuất mà còn giúp người dân cải thiện thu nhập.
Là xã biên giới của huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu), Mù Sang được biết đến địa bàn rộng, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, cách trở, đất đai khô cằn vì thường xuyên thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt. Vài năm gần đây, thiên tai diễn biến khắc nghiệt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân. Để đảm bảo đời sống, lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp giúp bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.
Hơn 100 nông dân trồng thuốc lá ở Kenya đã tham gia vào một dự án do Chính phủ hỗ trợ để chuyển đổi từ việc trồng cây thuốc lá sang trồng các loại cây lương thực khác bền vững hơn như ngô, khoai lang, đậu.... Vụ thu hoạch đầu tiên vào mùa hè năm nay với 135 tấn đậu không chỉ giúp tăng giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày, mà còn giảm áp lực về kinh tế cho các hộ gia đình.
Kinh tế -
Thành Nhân -
10:52, 26/05/2020 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như vùng sản xuất mía ở 3 huyện: Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, có tổng diện tích hơn 20.000ha gắn với các nhà máy đường Tuy Hòa, Sơn Hòa, Đồng Xuân. Vùng sản xuất sắn ở các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân có diện tích bình quân hằng năm hơn 13.000ha gắn với hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn Sông Hinh và Đồng Xuân.
Những năm gần đây, một số hộ dân tại xã Quân Chu, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng ở những vùng đồi hoang hóa, kém hiệu quả sang trồng chuối tiêu hồng. Mặc dù được đưa vào đồng đất Quân Chu chưa lâu, song loại cây này bước đầu đã khẳng định được hiệu quả kinh tế bởi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là không kén đầu ra.
Phóng sự -
Trọng Bảo -
09:55, 27/10/2021 Người Mông có câu nói “không có ngọn núi nào cao hơn đầu gối người Mông”, câu nói thể hiện đức tính chịu khó, vượt mọi khó khăn, thử thách, tập quán sinh sống của đồng bào Mông bao đời nay. Câu nói này đúng hơn khi đến với thôn Ngải Thầu Thượng, xã A Lù, huyện Bát Xát (Lào Cai) - bản người Mông nằm ở độ cao trên 2.000m so với mực nước biển (được coi là bản cao nhất Việt Nam).
Những năm gần đây, thị trường cà phê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên luôn rơi vào tình trạng giá cả bấp bênh, năng suất giảm sút. Cùng với đó là sự phá sản của mô hình doanh nghiệp liên kết với người dân của Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa đã khiến nhiều hộ dân chán nản đầu tư vào cà phê. Để khắc phục tình trạng này, bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả, rau màu và chăn nuôi cho thu nhập cao hơn.