Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Người Mông xứ Thanh làm giấy dó đón Tết

Quỳnh Chi - 10:45, 05/02/2021

Làm giấy dó từ cây rừng thờ cúng tổ tiên là một phong tục độc đáo của người Mông ở miền núi Thanh Hóa. Sản vật này được đồng bào xem là vật linh thiêng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình trong dịp Tết cổ truyền.

Bột giấy được phơi trên khung bằng vải. Trước khi phơi, khung được rửa sạch để bột giấy không bị dính bụi bẩn ảnh hưởng đến độ kết dính, chất lượng giấy.
Bột giấy được phơi trên khung bằng vải. Trước khi phơi, khung được rửa sạch để bột giấy không bị dính bụi bẩn ảnh hưởng đến độ kết dính, chất lượng giấy.

Ngày giáp tết Nguyên đán, chúng tôi trở lại Mường Lát, huyện vùng cao biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa tìm hiểu về cuộc sống, phong tục tập quán đón tết Nguyên đán của đồng bào Mông nơi đây. Như dự định, điểm đến của chúng tôi là xã Pù Nhi để tìm hiểu về những nét văn hóa độc đáo làm giấy dó của đồng bào Mông mỗi khi Tết đến, Xuân về.

Theo anh Lầu Văn Ly, chuyên viên Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mường Lát, cũng là người Mông sống ở xã Pù Nhi, bao đời nay, giấy dó trở thành vật linh thiêng, được xem như linh hồn người Mông, gắn với văn hóa Tết của người Mông. Do đó, mỗi dịp năm mới đến, dù là gia đình giàu hay nghèo đều phải có giấy dó mới để thay trên xử ca (bàn thờ).Thiêng liêng vậy, nên giấy phải do chính những phụ nữ làm thủ công từ các loại cây rừng, mặc dù thị trường hiện nay, có nhiều loại giấy đẹp, nhưng không thể thay thế.

Bà Thao Thị Cho, bản Cá Nọi, xã Pù Nhi, người có kinh nghiệm làm giấy 40 năm nay chia sẻ, từ thời con gái đã được các mẹ, các bà dạy cách làm giấy dó truyền thống, nên giờ chỉ cần nhìn, bà đã biết cây nứa, cây vầu nào sẽ làm ra loại giấy đẹp. Bà bảo, hằng năm cứ vào khoảng đầu tháng Chạp, dù bận bịu phụ nữ trong bản vẫn phải dành thời gian làm giấy, đặc biệt còn phải tranh thủ những ngày có nắng để phơi giấy. Bà Cho cũng cho hay, những ngày qua từ mờ sáng bà đã dậy vào rừng tìm nguyên liệu. Theo bà, những cây giang, cây vầu là nguyên liệu chính để làm giấy. Cây được chọn phải đang thì bánh tẻ, có lóng đẹp, không bị sâu, chặt bỏ đốt, chỉ lấy phần lóng dài. Ngoài ra, còn phải tìm được các loại cây có nhiều nhớt để tạo chất kết dính. “Không biết làm giấy, cũng có nghĩa rằng, không thể trở thành người phụ nữ Mông thực thụ”, bà nói.

 Nguyên liệu sau khi nấu được vớt ra cho lên thớt đập thật nhuyễn.
Nguyên liệu sau khi nấu được vớt ra cho lên thớt đập thật nhuyễn.

Chứng kiến mới thấy, làm giấy thật công phu và trải qua nhiều công đoạn. Lấy được nguyên liệu về nhà, những người phụ nữ dùng dao tước bỏ phần vỏ màu xanh bên ngoài, lấy phần ruột trắng bên trong, chẻ thành từng thanh nhỏ như chiếc đũa rồi rửa sạch, sau đó cho vào nồi gang nấu cùng với loại vỏ cây tạo nhớt trong 12 giờ. Khi đó, nguyên liệu trong nồi đã thành mềm nhừ.

Nấu nguyên liệu làm giấy dó như nấu bánh chưng, phải luôn canh chừng không được để cạn nước, cháy xém. Sau khi nấu, vớt nguyên liệu ra cho lên thớt gỗ đập nhuyễn. Việc đập nguyên liệu cũng rất quan trọng, vì nguyên liệu càng mềm, càng nhỏ, độ mịn giấy thành phẩm càng cao.

Bước tiếp theo, ngâm các nguyên liệu vào trong nước, rồi lọc đi lọc lại, bỏ phần bã để cho ra phần nước cốt mịn nhất. Công đoạn lọc lấy hỗn hợp làm giấy thật tỉ mỉ, như một sự thử thách lòng kiên nhẫn của người phụ nữ Mông. Nếu lọc sơ sài chất lượng giấy không mịn. Nhưng nếu lọc kỹ quá, độ kết dính giảm ảnh hưởng đến chất lượng. Phơi phải được nắng mới cho ra những cuộn giấy trắng, mịn và đẹp.

Phần nước cốt này sẽ được tưới lên khuôn làm bằng vải để phơi ngoài trời nắng. Nắng to từ 1 - 2 ngày là bà con đã có những cuộn giấy thật đẹp để dùng trong ngày Tết.

Sau khi phơi khô, giấy bản được cất giữ cẩn thận dùng thay bàn thờ để đón năm mới.
Sau khi phơi khô, giấy bản được cất giữ cẩn thận dùng thay bàn thờ để đón năm mới.

Thường mỗi tấm giấy thành phẩm có kích thước 1,2m x 1,5m. Mỗi gia đình dịp Tết làm 3 - 5 tấm giấy. Người Mông sử dụng giấy dó vào những việc quan trọng, nhất là thay xử ca (bàn thờ) vào ngày 30 Tết. Xử ca đơn giản gồm, một tấm giấy dài khoảng 30cm, rộng khoảng 20cm, được treo trên tường nhà đối diện hướng từ cửa chính đi vào. Trên xử ca còn đính 3 nhúm lông gà. Ngoài ra, giấy dó còn được dùng trong các nghi lễ, cúng tế, đám ma… Người Mông quan niệm, nó như vật linh thiêng kết nối giữa thế giới người sống với các linh hồn người đã chết.

Cũng là người con của đồng bào Mông, ông Hơ Văn Sáu, Phó Chủ tịch xã Pù Nhi, hiểu và trân trọng phong tục của dân tộc. Ông Sáu cho biết: Phong tục tự làm giấy của đồng bào dân tộc Mông ở đây đã có từ lâu đời. Cứ thế hệ này truyền cho thế hệ sau, nên hầu hết phụ nữ đều biết làm giấy. Giấy dó là vật linh thiêng không thể thiếu trong đời sống văn hóa, cũng như các hoạt động tâm linh của đồng bào. Đây cũng là một nét văn hóa độc đáo cần bảo tồn và phát triển.

Hiện nay, đời sống vật chất người dân ở địa phương vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng người Mông rất coi trọng truyền thống văn hóa của dân tộc. “Bà con quan niệm, ngày Tết, có thể thiếu thịt cá, hay quần áo mới, nhưng không thể thiếu giấy dó tự làm đặt trên thờ cúng tổ tiên. Thật may, đó cũng là điều mà chính quyền địa phương coi trọng và khuyến khích”, Phó Chủ tịch xã Hơ Văn Sáu cho hay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Từ 1/7/2025, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 15 năm trở lên, thì được hưởng lương hưu nếu đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động. Ngoài tiền lương hưu, người lao động còn được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Tin nổi bật trang chủ
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 4 phút trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 7 phút trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 9 phút trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 10 phút trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 11 phút trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 16 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 21 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 22 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 24 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 26 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.