Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề làm giấy dó của người Cao Lan: Nguy cơ thất truyền

Phạm Thị Ngoan - 13:08, 14/11/2020

Đã từng có thời gian rất thịnh hành nhưng nghề làm giấy dó thủ công của đồng bào Cao Lan (thuộc dân tộc Sán Chay) ở bản Khe Nghè, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) chỉ còn trong ký ức và hoài niệm của nhiều người. Cả bản giờ đây chỉ còn một gia đình túc tắc theo đuổi công việc này. Rồi đây các thế hệ sau liệu có còn ai theo đuổi nghề làm giấy dó?

Anh Dương Văn Quang giới thiệu cho học sinh về các công đoạn làm giấy dó.
Anh Dương Văn Quang giới thiệu cho học sinh về các công đoạn làm giấy dó.

Bản Khe Nghè có hơn 70 hộ, chủ yếu là người Cao Lan. Những năm qua, bà con trong bản đã bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm và làm giấy dó. Bà Trạc Thị Ngọn (80 tuổi) cùng con trai là Dương Văn Quang là một trong số ít người ở Khe Nghè còn theo đuổi đam mê làm giấy dó. Bà Ngọn cho biết, xưa kia, giấy dó được sử dụng phổ biến để lưu giữ chữ viết, tranh vẽ, tranh thờ, in dập các văn tự cổ, ghi chép gia phả của các dòng họ, gia đình.

Ngoài ra, đối với một số đồng bào DTTS, giấy dó được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống hoặc dịp tết, ma chay, cưới hỏi... Loại giấy này có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhòe khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gẫy, ẩm nát. Ở Việt Nam có nhiều nơi làm giấy dó, nhưng mỗi nơi có những kỹ thuật, bí quyết riêng. Điểm khác biệt trong kỹ thuật làm giấy dó của người Cao Lan là họ không seo giấy trong bể seo mà đồ bột giấy lên khuôn tráng có căng lớp vải để thoát nước. Khuôn tráng giấy dó được dựng nghiêng để phơi cho đến khi tách được tờ giấy ra...

Theo anh Dương Văn Quang (con trai bà Ngọn), nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm giấy dó gồm hai thứ: Cây vợt pạ và dây hau pau (cây dưỡng). Hai loại cây và dây này đều mọc tự nhiên trên những ngọn núi, khu rừng cao, người Cao Lan phải cất công đi tìm kiếm. Trong đó, hau pau được dùng để làm thành bột giấy, còn vạt pạ được ngâm để lấy nước, tạo thành chất hồ của giấy. Theo quy trình của bà con thì hau pau được làm sạch vỏ, ngâm với nước vôi trong và ninh trong nước hòa tro bếp. Sau đó, tiếp tục làm sạch tro bám trên vỏ cây. Đây là công đoạn mất nhiều thời gian nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ để tạo được độ sáng trắng của giấy.

Tiếp đó, hau pau sau khi đã ninh nhừ được đem đi giã hoặc đập dập. Đối với cây vợt pạ phải tách lấy vỏ, cạo sạch lớp vỏ lụa ngoài màu nâu, bó thành cuộn rồi ngâm vào chậu nước sạch một đêm. Sáng dậy, vớt mớ vỏ ra là được chậu keo trong vắt, tiếp đó đổ bột giấy vào, quấy đều là thành hồ để tráng giấy. Công đoạn cuối cùng là đem phần vỏ được đập nát xuống bể khuấy đều sẽ được một loại nước màu vàng nhạt, đặc sánh. Trong quá trình khuấy trộn cùng nước ngâm vạt pạ để giấy khi vào khung sẽ không bị dính.

Khung làm giấy dó do đồng bào Cao Lan tự sáng chế. Khung được ghép vuông vắn bằng 4 thanh gỗ, ở giữa căng vải màn hay vải xô, độ dày mỏng của vải căng quyết định độ dày, mỏng của giấy dó. Khâu cuối cùng là tráng giấy, đây là khâu khó vì đòi hỏi người tráng phải có kinh nghiệm, tráng đều trên khung vải đóng sẵn. Đồng bào dùng gáo múc bột giấy dàn trên mặt vải rồi cầm khung lắc đi lắc lại cho thật đều. Ở khâu này, theo kinh nghiệm của anh Quang, để có tờ giấy dó đạt chất lượng như ý thì lúc tráng giấy phải thật đều, thật phẳng, nếu không tờ giấy sẽ bị chỗ mỏng, chỗ dày. Khi bột giấy đã dàn đều thì dựng khung nghiêng, tìm nơi sạch sẽ, thoáng đãng, nhiều nắng gió để phơi giấy cho khô.

Từng nhiều năm làm giấy dó nhưng hai mẹ con bà Trạc Thị Ngọn vẫn luôn trăn trở bởi hiện tại, còn rất ít người biết làm giấy dó truyền thống. Sản phẩm làm ra giờ chủ yếu chỉ để sử dụng trong gia đình, dòng họ vào những dịp lễ, tết. Việc bán giấy dó cho đồng bào cũng có, nhưng không đáng kể. Ngành Văn hóa địa phương đã từng có một số chương trình hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm giấy dó ở Khe Nghè. Bản thân anh Quang đã nhiều lần được mời tham gia trình diễn làm giấy dó tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, song vẫn chưa tìm được người trẻ tâm huyết để truyền nghề. Nguy cơ thất truyền nghề làm giấy dó chỉ là thời gian không xa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 5 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 5 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 6 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 6 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 6 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 6 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 6 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.