Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chăm lo bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể là chăm lo cái cốt lõi của bản sắc dân tộc...

Hoàng Thùy - 10:50, 22/12/2022

"Chăm lo bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là chăm lo sự gắn kết giữa truyền thống, hiện tại và tương lai, chăm lo cái cốt lõi của bản sắc dân tộc. Các sở, ban, ngành địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể gắn với phát triển kinh tế"... Đó là quan điểm, sự nhìn nhận thống nhất của tỉnh Đắk Lắk, đã được Phó Chủ tịch tỉnh H’Yim Kdoh nhấn mạnh tại Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mới diễn ra gần đây, khi tỉnh có thêm 2 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghệ nhân Y Wuang H’winh là người giỏi hát kể sử thi và thuộc nhiều bài lời nói vần của huyện Cư M’gar
Nghệ nhân Y Wuang H’winh là người giỏi hát kể sử thi và thuộc nhiều bài lời nói vần ở huyện Cư M’gar

Những di sản quý

Năm 2022, Đắk Lắk có thêm 2 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) công bố, đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk và Di sản về Ngữ văn dân gian "Lời nói vần của người Ê Đê tại huyện Cư M’gar.

Lời nói vần, tiếng Ê Đê gọi là “Klei duê”. “Klei" có nghĩa là lời nói, “Duê” có nghĩa là nối kết - Lời nói có sự kết nối với nhau bằng các âm tiết cùng vần, hoặc bằng từ có các âm tiết tương đồng. Trong sinh hoạt văn hóa và đời sống của đồng bào Ê Đê trước đây, lời nói vần được sử dụng khá phổ biến và xuất hiện trong tất cả các thể loại văn học dân gian. Bởi lời nói vần được kết nối với nhau theo vần điệu nên người nghe tiếp thu nhanh và nhớ lâu.

Nghệ nhân Y Wang Hwing, buôn Triă, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar cho biết: Nội dung lời nói vần thường được dùng để diễn đạt một cách cô đọng và ngắn gọn những kinh nghiệm đã đúc kết được trong quá trình phát triển của người Ê Đê. Đó có thể là kinh nghiệm về thiên nhiên, kinh nghiệm về xã hội và con người. Điều quan trọng là phải biết kết hợp, kết nối, lựa chọn những đoạn hay, câu nói ngắn gọn, dễ hiểu có vần điệu để thu hút người nghe.

Theo thống kê của Sở VHTT&DL Đắk Lắk, huyện Cư M’gar hiện có 318 nghệ nhân biết lời nói vần, dân ca, tập trung nhiều nhất lại xã Ea Tul.

Ông Y Mang - Phó trưởng Phòng Văn hóa huyện Cư M’gar chia sẻ: Lời nói vần được tạo ra bởi tri thức dân gian, góp phần làm phong phú, đa dạng di sản văn hóa dân gian và bản thân ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc Ê Đê. Lời nói vần thì có thể sử dụng trong nhiều hoàn cảnh, từ giờ nghỉ giải lao trên nương rẫy, lúc đi lấy nước hay nhâm nhi bên ché rượu cần cùng anh em tâm tình hoặc người già răn dạy con cháu.  

Nếu như Lời nói vần là loại hình Ngữ văn dân gian độc đáo của người Ê Đê, thì Lễ mừng thọ của người Mnông ở huyện Lắk, lại là tập quán, phong tục mang tính tâm linh, có ý nghĩa gắn kết gia đình, dòng tộc, buôn làng. Lễ mừng thọ thường được tổ chức sau thời gian kết thúc mùa màng, vào tháng 1 đến tháng 2 hằng năm.

Lễ mừng thọ thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, xã hội, thể hiện sự trọng vọng, tôn kính đối với người cao tuổi. Bản thân người cao tuổi cũng cảm thấy được tôn vinh sẽ sống vui, sống khỏe hơn.

Phục dựng Lễ mừng thọ của người Mnông tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk. (Ảnh: H Yur)
Phục dựng Lễ mừng thọ của người Mnông tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk. (Ảnh: H Yur)

Theo phong tục truyền thống của đồng bào Mnông, khi cha mẹ được 60 tuổi, con cái trong gia đình sẽ tổ chức Lễ mừng thọ cho cha mẹ, nhằm thể hiện sự biết ơn, công lao đã sinh thành, buôi dưỡng của cha mẹ. Trước kia, buổi Lễ mừng thọ cho cha mẹ thường được người con gái cả tổ chức, nhưng ngày nay tất cả những người con đều được tổ chức Lễ mừng thọ cho cha mẹ mình.

Với đồng bào Mnông, Lễ mừng thọ là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong vòng đời người. Bởi lẽ mỗi lần tổ chức, thì con cháu, bà con trong buôn lại được dịp sum họp, quây quần để cầu chúc cho ông bà, cha mẹ có sức khỏe, bình an và sống lâu cùng con cháu. Đồng thời, còn là dịp để anh chị em trong nhà cùng nhau chia sẻ những khó khăn, buồn vui trong cuộc sống.

Động lực để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Đến nay, tỉnh Đắk Lắk có 3 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, gồm Sử thi, Lễ mừng thọ của người Mnông và Lời nói vần của người Ê Đê. Mang giá trị tinh thần quý báu xuất phát từ buôn làng, những di sản này, chính là báu vật cần được bảo tồn, phát huy trong các buôn làng.

Bà H’Yim Kdoh (bìa phải) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cho đại diện 2 huyện có di sản được công nhận
Bà H’Yim Kdoh (bìa phải) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cho đại diện 2 huyện có di sản được công nhận

Nói đến bảo tồn di sản văn hóa, nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niê Kđăm đề xuất giải pháp: Cách bảo tồn hai di sản này, tốt nhất là chuyển từ sinh hoạt diễn xướng truyền miệng thành bộ sách, băng đĩa, ghi âm, ghi hình… và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng để người đồng bào DTTS nghe; biên soạn thành sách song ngữ Việt - Ê Đê đưa vào thư viện các trường dân tộc nội trú; phát về buôn làng… 

Còn đối với Lễ mừng thọ của người Mnông, hàng năm có thể phục dựng nghi lễ này trong Ngày hội Đại đoàn kết. Quan tâm vai trò của người cao tuổi, Người có uy tín, chức sắc tôn giáo để vận động bảo tồn, phát huy di sản.

Phát biểu tại Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, mới đây, Phó Chủ tịch tỉnh H’Yim Kdoh cho biết: Di sản văn hóa là sự hội tụ, kết tinh những giá trị truyền thống được đúc kết từ ngàn đời của một vùng đất, một dân tộc và của toàn nhân loại. Chăm lo bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là chăm lo sự gắn kết giữa truyền thống, hiện tại và tương lai, chăm lo cái cốt lõi của bản sắc dân tộc.

"Việc Đắk Lắk được đón nhận thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là nguồn động lực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của cả nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Vì vậy các sở, ban, ngành địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế tại địa phương",  Phó Chủ tịch tỉnh H’Yim Kdoh nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới; quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm.
Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 11 giờ trước
Sau nhiều ngày đường đi huyện Lục Yên chia cắt vì giao thông tê liệt, ngày hôm nay chúng tôi mới có thể tiếp cận hiện trường vụ sạt lở đất xảy ra lúc 2h sáng ngày 10/9 tại thôn Át Thượng, xã Minh Xuân.
Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Xã hội - Khánh Sơn - 23:01, 14/09/2024
Trước những ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra đối với nhiều tỉnh, thành miền Bắc thời gian qua, Công đoàn Vietcombank ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ.
“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

Thời sự - Lê Hường - 23:00, 14/09/2024
Đó là ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Chương trình Trung thu cho em “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” với chủ đề “Trung thu cùng bạn vui đến trường”, tối 14/9 (tức 12/8 âm lịch) tại Tp.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 22:58, 14/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ không ngừng quan tâm triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng trường lớp học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Những hòn than nguội ngắt!

Những hòn than nguội ngắt!

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 22:55, 14/09/2024
UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) vừa ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 chủ tịch xã vì lơ là trong công tác phòng chống bão lũ. Giữa thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, khi mà vấn đề phòng chống mưa lũ, sạt lở đất liên tục được nâng mức cảnh báo nguy hiểm, thì các ông lại bỏ nhiệm sở đi đâu và làm gì?
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 22:46, 14/09/2024
Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Xã hội - Lê Hường - 20:11, 14/09/2024
Chiều 14/9, tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức khánh thành “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Chương trình Trung thu cho em và “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” do Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 20:05, 14/09/2024
Ngày 14/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai giảng 2 lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Cư M’gar và huyện Krông Bông. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính dự khai giảng tại huyện Cư M’gar; Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang dự khai giảng tại huyện Krông Bông.
Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Tìm trong di sản - Ngọc Chí - 19:56, 14/09/2024
Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.