Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đặt văn hóa vào trọng tâm của sự phát triển bền vững

Khánh Thi - 06:42, 21/12/2022

Diễn ra trong 1 ngày, với 800 đại biểu tham dự trực tiếp, Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” tổ chức ngày 17/12/2022, tại Bắc Ninh, đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, thẳng thắn. Trong đó, tham luận của Trưởng đại diện UNESSCO tại Việt Nam đã khuyến nghị nhiều giải pháp hữu ích cho công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển văn hóa của Việt Nam trong thời gian tới.

Hội thảo Văn hóa 2022 được tổ chức ngày 17/12, tại Bắc Ninh
Hội thảo Văn hóa 2022 được tổ chức ngày 17/12, tại Bắc Ninh

Trước khi diễn ra Hội thảo Văn hóa 2022, trong tháng 9/2022, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện Dự án triển khai thí điểm bộ Chỉ số Văn hóa 2030 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Được biết, kết quả của dự án này, sẽ được chuyển vào ngân hàng dữ liệu số của UNESCO, nhằm phục vụ việc thiết lập hệ thống dữ liệu toàn cầu về văn hóa.

Tại Hội thảo này, bà Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTT&DL) khẳng định, trong khi UNESCO coi văn hóa là động lực của sự phát triển bền vững thì Đảng và Nhà nước Việt Nam coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. 

Tại Việt Nam, Chính phủ đã phát triển hệ thống Mục tiêu phát triển Việt Nam (VDG), nhằm đánh giá những đóng góp của văn hóa, trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).

Cùng với 8 di sản văn hóa vật thể thế giới, hiện Việt Nam đã có 15 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNSECO công nhận. Điều này cho thấy, di sản văn hóa phong phú và đa dạng của 54 dân tộc trên đất nước ta ngày càng được cộng đồng trong nước và quốc tế quan tâm.

Dẫn lời bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào đầu tháng 9/2022, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Nguyễn Phương Hòa cho biết, quan hệ Việt Nam và UNESCO ngày càng phát triển, được coi là sự mẫu mực về hợp tác bởi Việt Nam và UNESCO cùng chung một tầm nhìn và cam kết. Kể từ khi kế thừa vị trí thành viên UNESCO (tháng 7/1976) đến nay, quan hệ hợp tác Việt Nam - UNESCO góp phần không nhỏ cho sự phát triển của Việt Nam; đồng thời Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, đầy trách nhiệm.

Những dấu ấn trong quan hệ Việt Nam – UNESCO tiếp tục được ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, khẳng định tại Hội thảo Văn hóa 2022, diễn ra ngày 17/12 vừa qua. Ông Christian Manhart đánh giá, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của UNESCO, đóng góp vào sự thành công của UNESCO trong các nỗ lực vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

“Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam chính là một thành tựu đáng kể của quốc gia trong việc phê chuẩn Công ước của UNESCO về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa - Công ước năm 2005”, ông Christian Manhart nhấn mạnh.

Theo Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, trong quá trình hợp tác, UNESCO đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc ghi danh nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vào các danh mục di sản của UNESCO, đồng thời hỗ trợ về mặt chuyên môn trong nhiều lĩnh vực trọng tâm của UNESCO. UNESCO cam kết phát triển các chính sách công hiệu quả và bền vững hơn; cũng như đảm bảo rằng sức mạnh chuyển đổi của văn hoá trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, tiếp tục được duy trì cùng với sự phát triển của các Chỉ số chuyên đề về Văn hóa trong Chương trình nghị sự 2030.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Christian Manhart, phát biểu tại Hội thảo Văn hóa 2022.
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Christian Manhart, phát biểu tại Hội thảo Văn hóa 2022

Ghi nhận Việt Nam đã đặt văn hóa vào trọng tâm của sự phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực, nhưng ông Christian Manhart cũng cho rằng, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ đối diện nhiều thách thức. Trong đó, làm thế nào để phát huy tiềm năng văn hóa, thiết kế và thực hiện các chính sách công về văn hóa, để thúc đẩy sự phát triển của ngành văn hóa-sáng tạo, hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc là vấn đề cần giải quyết.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam khuyến nghị, Việt Nam cần huy động các đại biểu Quốc hội, các mạng lưới và các đối tác tham gia Công ước UNESCO. Đồng thời, Việt Nam cần tham gia chuyển giao kiến thức, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn tốt từ khắp nơi trên thế giới và tham gia đối thoại chính sách trên các nền tảng khác nhau.

Một số giải pháp khác cũng được ông Christian Manhart gợi ý như: Tăng viện trợ cho các cam kết thương mại và giải ngân trong lĩnh vực văn hóa; thúc đẩy các hình thức tài trợ mới cho các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo trong môi trường kỹ thuật số. 

Đặc biệt, theo Trưởng đại diện UNESSCO tại Việt Nam, có thể xem xét việc khuyến khích hỗ trợ tài chính cho các viện văn hóa được chọn hay cho các ngành công nghiệp văn hóa thông qua việc áp dụng các cơ chế giảm thuế cho các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân hay các tổ chức. 

Theo ông Christian Manhart, cách làm này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia, và được cho là có tác dụng đáng kể trong việc phát triển văn hóa của quốc gia đó, do mang lại nhiều nguồn đầu tư bổ sung và cần thiết. Ông khẳng định, UNESCO luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển về văn hóa, đưa văn hóa vào trung tâm chính sách phát triển.

Theo số liệu của Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL), cả nước hiện đã kiểm kê được hơn 40.000 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; hơn 10.000 di tích đã được xếp hạng (119 di tích quốc gia đặc biệt, 3.551 di tích quốc gia, 6.340 di tích cấp tỉnh); 64.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 396 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 7 di sản tư liệu được Chương trình Ký ức thế giới ghi danh (3 di sản tư liệu thế giới, 4 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương). Bên cạnh đó là gần 8.000 lễ hội được lưu truyền gắn với nhiều phong tục, tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công, văn hóa ẩm thực, trang phục..., trong đó có nhiều phong tục, tập quán của đồng bào DTTS được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng nhằm bảo đảm tính đa dạng, phong phú về sắc thái văn hóa của các vùng, miền trên cả nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Thể thao - Ngọc Thu - 23:46, 01/06/2023
Sau 3 ngày tranh tài diễn ra sôi nổi, chiều 1/6, tại Nhà thi đấu tỉnh Gia Lai đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải cho các đoàn đạt thành tích cao tại Hội thi Thể thao các DTTS tỉnh năm 2023.
Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Sắc màu 54 - L.Phương - 23:43, 01/06/2023
Tối 1/6, UBND tỉnh Bình Định đã long trọng tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển tỉnh Bình Định lần thứ XIV năm 2023, tại thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát.
Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 21:05, 01/06/2023
Thứ 5, ngày 1/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Phóng sự - Tiêu Dao - 21:03, 01/06/2023
Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thủơ của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Kinh tế - Song Vy - H. Diễm - 20:53, 01/06/2023
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế cho người nông dân, tỉnh Hậu Giang đang dần hình thành hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, đặc trưng và kiến tạo vành đai xanh ven đô trên hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với sự phát triển của chuyển đổi số đang gắn kết các nhà vườn làm du lịch phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả hơn.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Du lịch - PV - 20:47, 01/06/2023
Lâu nay khi nhắc đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) du khách thường nghĩ đến các địa điểm du lịch nổi tiếng, nhưng ít ai biết rằng, ở giữa “đại ngàn Măng Đen” có một ngôi làng của đồng bào DTTS độc đáo, bình yên mang đậm bản sắc của người Xơ Đăng.

"Lối mở" cho nghề làm nón Huế

Nghề nghiệp - Việc làm - Vũ Hảo - 20:45, 01/06/2023
Chiếc nón để che nắng, che mưa từ xa xưa đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Ở vùng nào cũng có nón, nhưng nón Huế được nhiều người ưa chuộng là vì sự thanh thoát nhẹ nhàng. Nón không chỉ là vật dụng sinh hoạt đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Media - Tuấn Ninh - 20:35, 01/06/2023
Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

Kinh tế - PV - 20:25, 01/06/2023
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Kinh tế - Mộc Lan - 20:23, 01/06/2023
Thời gian gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã và đang chú trọng triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, phát triển các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) theo hướng củng cố số lượng, nâng cao chất lượng với mục tiêu đưa nông sản vươn ra “biển lớn”.