Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Phải xây dựng yếu tố con người, phát huy tính nêu gương để phát triển văn hoá”

Hồng Phúc – Trần Kiều - 19:11, 24/11/2021

Chiều 24/11, Hội nghị Văn hoá toàn quốc tiếp tục diễn ra tại hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) với phần tham luận của các đại biểu. Hội nghị tập trung thảo luận xung quanh việc quán triệt triển khai chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đồng chủ trì Hội nghị.


Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam phát biểu kết tại Hội nghị
Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị

Liên quan đến việc tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có bài chia sẻ với nhiều nội dung trọng tâm. Trong đó nêu bật những nội dung cụ thể hoá chiến lược về kinh tế, xã hội, phát triển đất nước gắn liền với phát triển văn hoá.

Theo đó, Chiến lược tập trung vào các nội dung: Tiếp tục cụ thể hoá các quan điểm trong Nghị quyết XIII của Đảng rõ hơn, sâu hơn và phù hợp hơn với tình hình thực tiễn hiện nay; Xây dựng, phát triển văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc nhân văn, dân chủ, thống nhất trong đa dạng các cộng đồng, các dân tộc là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong đó, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, những người làm văn hoá nghệ thuật đóng vai trò nòng cốt; Phát triển văn hoá vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hoá, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp; Phát huy mọi nguồn lực để phát triển văn hoá trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; Chủ động hợp tác, quảng bá các giá trị văn hoá Việt Nam ra thế giới…

Trong khuôn khổ Hội nghị, trên cơ sở chỉ đạo, định hướng, các đại biểu đã thảo luận nhiều nội dung đáng chú ý. Các ý kiến tham luận đều khẳng định, văn hóa là một lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội; có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội nói riêng, với tổng thể chiến lược phát triển quốc gia nói chung. 

Các đại biểu tại Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Cụ thể, nhìn nhận văn hoá ở trong mọi khía cạnh của cuộc sống, GS. TS. Lê Hồng Lý, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng để khơi dậy những động lực và sức mạnh văn hoá, trước hết phải tạo ra được một xã hội có môi trường văn hoá nhân bản, lành mạnh và tiến bộ, mọi thứ trong môi trường đó phải rõ ràng, minh bạch. Ngoài ra, cần có những chính sách, cơ chế phù hợp với lòng người để khơi dậy được triệt để nhất động lực văn hoá của con người trên mọi hoạt động, mọi khía cạnh của cuộc sống. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, động lực văn hoá và sức mạnh nội sinh của nó có thể đem lại một sức mạnh vô biên và nguồn lực kinh tế to lớn.

GS. TS Lê Hồng Lý, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu tham luận
GS. TS Lê Hồng Lý, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu tham luận

Tham luận tại Hội nghị với nội dung “Để văn hoá, văn nghệ soi đường cho quốc dân đi”, PGS.TS. Nhạc sĩ, Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng, cần có sự đổi mới căn bản và toàn diện về cơ chế đầu tư và phát triển các nguồn lực văn hoá, văn nghệ theo hướng: Tăng cường các nguồn lực đầu tư từ Nhà nước về tài chính, cơ sở vật chất và nhất là về cơ chế, nhưng phải xác định đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm thì mới phát huy được hiệu quả tối ưu, tránh được lãng phí; ưu tiên đầu tư để phát triển đội ngũ và tổ chức, ươm tạo và bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh đó cũng dành sự ưu tiên đầu tư phát triển những ngành đào tạo, những môn nghệ thuật không thể thích ứng hoặc khó thích ứng được với cơ chế thị trường, nhưng vô cùng cần thiết với sự phát triển của toàn lĩnh vực, và để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, như nghiên cứu phê bình lý luận, những môn nghệ thuật hàn lâm, những loại hình nghệ thuật truyền thống đang cần bảo vệ khẩn cấp…

Bàn về vấn đề xây dựng môi trường văn hóa, ông Lương Đức Thắng- Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHTTDL cho biết, các phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa được triển khai rộng khắp trên cả nước, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác xây dựng môi trường văn hóa thời gian qua cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế. Đánh giá về thực trạng này, Đảng ta chỉ rõ: “Môi trường văn hoá, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền còn lớn; đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.”

Ông đề xuất, để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, việc quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa đầy đủ, đồng bộ có ý nghĩa quan trọng. Các công trình văn hóa, các khu vui chơi giải trí, nhà văn hóa cộng đồng, sân vận động, khu liên hiệp thể thao, thư viện, câu lạc bộ nghệ thuật, công viên, trung tâm sinh hoạt cộng đồng,... Nếu được quan tâm, đầu tư xây dựng một cách đồng bộ, hiện đại ở các xã phường, thị trấn với những hoạt động, phong trào văn hóa, văn nghệ được tổ chức định kỳ, thường xuyên sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi để người dân thực hành, sáng tạo và thụ hưởng những sản phẩm văn hóa, từ đó nâng cao năng lực, trình độ nhận thức, tạo đời sống văn hóa tinh thần phong phú cho Nhân dân.

Ngoài ra, một số tham luận của các đại biểu cũng khẳng định, môi trường văn hoá là tổng thể sống động các yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể bao quanh con người trong một không gian, thời gian xác định. Ở đó chứa đựng những giá trị văn hoá. Vì vậy, cần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú với những giá trị nhân văn, tiến bộ là nhiệm vụ trọng yếu để phát triển văn hóa dân tộc hiện nay. Việc xây dựng môi trường văn hóa sẽ góp phần tạo ra những con người mới có nhân cách, đạo đức, tri thức, năng lực và bản lĩnh, đồng thời khắc phục và đẩy lùi cái xấu, cái ác ra khỏi đời sống xã hội. Môi trường văn hóa lành mạnh là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và củng cố an ninh quốc phòng. 

PGS.TS. Nhạc sĩ, Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam biểu tham luận
PGS.TS. Nhạc sĩ, Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phát biểu tham luận

Để khắc phục những hạn chế, phát huy những thành tựu đã đạt được, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đồng bộ như tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, văn hoá có rất nhiều nội dung, có nhiều điểm cần phải làm liên tục. Từ Hội nghị Văn hoá lần thứ Nhất cho tới bây giờ và cả sau này, nếu chúng ta tổ chức các hội nghị sẽ tiếp tục nhìn thấy những vấn đề, vẫn phải nhắc lại. Do đó, cần tiếp tục nhận thức về văn hoá. Làm sao thực hiện được chiến lược phát triển văn hoá, khơi dậy được trong toàn Đảng, toàn dân. Đặc biệt tới đây, trong và sau không gian số thì vấn đề hội nhập, tiếp thu văn minh nhân loại mà không mất gốc bản sắc là vô cùng quan trọng. Đồng thời, phải xây dựng yếu tố con người, phát huy tính nêu gương để phát triển văn hoá…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Thủ tướng: Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Thời sự - PV - 20:45, 25/03/2025
Chiều 25/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về các dự thảo đề án quan trọng chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Sơn La: Huy động hơn 14 tỷ đồng tại Lễ phát động gửi tiết kiệm vì người nghèo

Sơn La: Huy động hơn 14 tỷ đồng tại Lễ phát động gửi tiết kiệm vì người nghèo

Giảm nghèo bền vững - Minh Nhật - 18:10, 25/03/2025
Ngày 25/3, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ phát động tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo năm 2025.
Món ăn - bài thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh sởi

Món ăn - bài thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh sởi

Sức khỏe - Minh Nhật - 17:46, 25/03/2025
Hiện nay, bệnh sởi đang có diễn biến phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh cũng có chiều hướng tăng. Theo các chuyên gia, thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Khi mắc bệnh, ngoài việc tuân thủ theo các phương pháp điều trị của y học hiện đại, y học cổ truyền, có nhiều món ăn - bài thuốc giúp phòng và trị bệnh.
Vụ 28 học sinh và giáo viên Trường Marie Curie Bình Dương nhập viện cấp cứu sau cơm trưa: Phụ huynh không đồng tình với kết luận của Đoàn kiểm tra

Vụ 28 học sinh và giáo viên Trường Marie Curie Bình Dương nhập viện cấp cứu sau cơm trưa: Phụ huynh không đồng tình với kết luận của Đoàn kiểm tra

Tin tức - Duy Chí - 17:37, 25/03/2025
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển đăng thông tin “Ăn cơm trưa, 28 học sinh và giáo viên Trường Marie Curie Bình Dương nhập viện cấp cứu”. Nhiều phụ huynh có con em nhập viện cấp cứu đã liên hệ phóng viên bày tỏ, không đồng tình về nhà trường và kết luận của Đoàn kiểm tra vì có nhiều nghi vấn, thiếu khoa học.
Quảng Ngãi: Người dân góp tiền mở đường làm du lịch

Quảng Ngãi: Người dân góp tiền mở đường làm du lịch

Du lịch - Đinh Quang - Xuân Thịnh - 17:30, 25/03/2025
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển đăng loạt bài về các di tích lịch sử, văn hóa quanh vùng cửa biển Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, nhiều du khách đã tìm về khám phá, thưởng ngoạn vùng biển đẹp này. Để tạo điều kiện cho du khách tham quan, chính quyền từ thôn, xã đến thành phố đã vận động người dân góp tiền mở đường đi lại, sau đó sẽ đầu tư bê tông hóa đường dẫn về các di tích.
Ngôi làng giữa miền ban trắng đẹp như cổ tích ở Điện Biên

Ngôi làng giữa miền ban trắng đẹp như cổ tích ở Điện Biên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 24/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tạm ngừng trình đề án sáp nhập huyện, xã theo tiêu chí cũ. Tạo điều kiện để đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây đoàn kết, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Ngôi làng giữa miền ban trắng đẹp như cổ tích ở Điện Biên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Dương đồng loạt khởi công công trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Bình Dương đồng loạt khởi công công trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Duy Chí - 17:26, 25/03/2025
Qua rà soát, toàn tỉnh Bình Dương hiện có 455 căn nhà/9 huyện, thị, thành phố cần xây mới và sửa chữa. Theo đó, ngày 25/3, 9 huyện, thị, thành phố đã đồng loạt khởi công công trình xoá nhà tạm, xây dựng nhà kiên cố cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã triển khai các đoàn công tác đến các địa phương tham dự Lễ khởi công.
Khánh Hòa: Chủ tịch tỉnh đối thoại với thanh niên về vấn đề việc làm và chuyển đổi số

Khánh Hòa: Chủ tịch tỉnh đối thoại với thanh niên về vấn đề việc làm và chuyển đổi số

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 17:23, 25/03/2025
Ngày 25/3, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên năm 2025. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương và đông đảo đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh.
Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang:

Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang: "Không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc..."

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 17:00, 25/03/2025
Sau khi thành lập, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang đã bắt tay ngay vào công việc, bảo đảm vận hành thông suốt, liên tục ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang xung quanh vấn đề này.
Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 tạo tiền đề phát triển chăn nuôi đại gia súc

Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 tạo tiền đề phát triển chăn nuôi đại gia súc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 16:54, 25/03/2025
Thực hiện Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk xây dựng các tổ nuôi bò, dê sinh sản tạo sinh kế giúp nhiều hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập.
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt: Điểm du lịch tâm linh trên bán đảo Sơn Trà

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt: Điểm du lịch tâm linh trên bán đảo Sơn Trà

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 16:49, 25/03/2025
Với không gian thanh tịnh, xanh mát, khoáng đạt và kiến trúc độc đáo, ngôi chùa Linh Ứng Bãi Bụt đã và đang trở thành địa điểm vãn cảnh tâm linh nổi tiếng của du khách mọi miền.