Những ngày qua, người dân, du khách đến phố núi Pleiku đã rất ấn tượng với sự rực rõ sắc màu thổ cẩm của các dân tộc thiểu số; hòa trong cảm xúc rộn ràng âm thanh vang vọng bởi không gian văn hóa cồng chiêng.
Diễn ra trong 1 ngày, với 800 đại biểu tham dự trực tiếp, Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” tổ chức ngày 17/12/2022, tại Bắc Ninh, đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, thẳng thắn. Trong đó, tham luận của Trưởng đại diện UNESSCO tại Việt Nam đã khuyến nghị nhiều giải pháp hữu ích cho công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển văn hóa của Việt Nam trong thời gian tới.
Cồng chiêng là một di sản văn hóa vô cùng quý giá và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, nhiều cồng chiêng đã bị bán, thất lạc dẫn đến tình trạng “chảy máu”. Trước thực trạng trên, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Gia Lai cùng đồng bào đã chung tay nỗ lực tìm lại “hồn” chiêng, đưa cồng chiêng trở lại với buôn làng.
Biểu diễn cồng chiêng là nét văn hóa đặc sắc, luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào DTTS. Tuy nhiên, ở các vùng đồng bào DTTS tại Bình Định, hoạt động văn hóa này ngày càng thưa dần. Nguyên nhân là do nhiều làng không có cồng chiêng, nên vào những dịp lễ hội phải đi đến các làng khác để mượn. Điều này không chỉ làm cho các lễ hội của đồng bào kém bản sắc, mà đây còn là nguy cơ mất đi loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Ngày 25/11/2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 4/11/2008, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể chính thức công nhận Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Để gìn giữ những giá trị cốt lõi của không gian văn hóa cồng chiêng không tách rời với nhịp đập đời sống, cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị của cồng chiêng trong cuộc sống của đồng bào DTTS.
Với kinh phí dự kiến gần 16,4 tỷ đồng, việc thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Gia Lai giai đoạn 2023 - 2025” đã mang đến luồng sinh khí mới, tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn di sản trong vòng xoáy của các luồng văn hóa hiện đại.
Ngày 31/5, tại xã Tơ Tung (huyện Kbang, Gia Lai), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp UBND huyện Kbang, xã Tơ Tung đã ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng nữ làng Leng.
Trong 3 ngày (từ 26 - 28/10), huyện Kông Chro (Gia Lai) tổ chức Liên hoan không gian văn hóa cồng chiêng năm 2022. Tham gia Liên hoan có gần 730 nghệ nhân, người dân đến từ 14 xã, thị trấn trên địa bàn.
Ngày hội Văn hóa các DTTS tỉnh Gia Lai vừa kết thúc tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Đây là lần đầu tiên Gia Lai tổ chức bằng hình thức mới, đã tạo ra ấn tượng tốt đẹp, có sức lan tỏa rộng rãi đến mọi người, qua những hoạt động đặc sắc, tái hiện cuộc sống sinh động của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Gia Lai.
Du lịch -
Lam Anh -
10:27, 15/05/2022 Tối 14/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng với chủ đề "Vang mãi đại ngàn".
Sáng 17/6, tại Quảng trường 19/3, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thi văn hóa cồng chiêng các DTTS lần thứ II năm 2022.