Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các tỉnh Tây Nguyên với không gian văn hóa cồng chiêng: Đưa cồng chiêng trở về nơi nó sinh ra (Bài 1)

Phạm Nguyên - 04:30, 23/11/2023

Ngày 25/11/2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 4/11/2008, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể chính thức công nhận Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Để gìn giữ những giá trị cốt lõi của không gian văn hóa cồng chiêng không tách rời với nhịp đập đời sống, cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị của cồng chiêng trong cuộc sống của đồng bào DTTS.


Không gian văn hóa cồng chiêng luôn được đồng bào DTTS ở Tây Nguyên gìn giữ và phát huy
Không gian văn hóa cồng chiêng luôn được đồng bào DTTS ở Tây Nguyên gìn giữ và phát huy

Thấm đẫm hơi thở cuộc sống

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí, như: cồng đá, chiêng đá, chiêng tre, rồi tới thời đại đồ đồng mới có chiêng đồng. Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng, là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên; âm thanh cồng chiêng khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.

Nghệ nhân ưu tú A Jar kể về ý nghĩa của không gian văn hóa cồng chiêng trong đời sống đồng bào DTTS ở Tây Nguyên
Nghệ nhân ưu tú A Jar kể về ý nghĩa của không gian văn hóa cồng chiêng trong đời sống đồng bào DTTS ở Tây Nguyên

Là người dành trọn tâm huyết để nghiên cứu về sử thi và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nghệ nhân ưu tú A Jar, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam, hiện ở làng Plei Đôn, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum chia sẻ: Tôi lớn lên cùng với cồng chiêng từ thuở ban sơ, khi ấy làng và rừng gắn kết với nhau. Âm thanh của cồng chiêng vang lên cũng như là âm thanh của đại ngàn. Không gian văn hóa cồng chiêng không thể thiếu trong đời sống của đồng bào DTTS Tây Nguyên. Ngay cả trong sử thi ngày xưa người ta cũng nhắc đến không gian văn hóa cồng chiêng rất là nhiều. Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu... hay trong một buổi nghe khan đều phải có tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng dài hơn đời người, nối liền và kết dính những thế hệ.

Cồng chiêng được xem là tài sản quý giá của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên
Cồng chiêng được xem là tài sản quý giá của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc cồng chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu.

Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng. Đặc điểm chung, nổi bật của dàn cồng chiêng là sự kết hợp linh hoạt những âm thanh cao, thấp, tạo nên sự phối bè khác nhau. Kết hợp với cồng chiêng còn có cả trống, lục lạc... tạo nên sự hoà âm phong phú.

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (ở giữa) hướng dẫn cách chỉnh chiêng cho các nghệ nhân ở tỉnh Kon Tum
Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (ở giữa) hướng dẫn cách chỉnh chiêng cho các nghệ nhân ở tỉnh Kon Tum

 

Theo nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam thì yếu tố để tạo nên một bản nhạc chiêng, gọi là cồng chiêng ở Tây Nguyên là thang âm của dàn cồng chiêng, đó là mối tương quan độ cao giữa các chiêng thành viên và đó là một giá trị vô cùng to lớn của di sản văn hóa này đã được chứng minh và đã được UNESCO công nhận. Đó là hệ thống các thang âm hình thành từ 10 âm tự nhiên của đồng bào Tây Nguyên. Một người không làm nên dàn chiêng mà phải tập thể người mà đặc biệt là nghệ thuật hợp tấu, tức là mỗi người chơi một đơn vị tiết tấu để ghép lại thành một bài chiêng. 

Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng

Không gian văn hóa cồng chiêng vẫn đang được các thế hệ đồng bào DTTS ở Tây Nguyên lưu giữ, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, không gian văn hóa cồng chiêng đang đứng trước một số khó khăn, thách thức, phải đối mặt với nhiều nguy cơ, như: lối sống hiện đại, tác động tiêu cực bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường; người già hiểu biết văn hóa cồng chiêng lần lượt qua đời, đa số lớp trẻ không mấy mặn mà với văn hóa của ông cha để lại... đó đều là những nguyên nhân làm cho không gian văn hóa cồng chiêng dần bị mai một. Thậm chí, có nơi cồng chiêng không còn mang ý nghĩa linh thiêng như trước.

Trước thực trạng đó, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền 05 tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng nhiều nghị quyết, kế hoạch nhằm bảo tồn cồng chiêng nói riêng và không gian văn hóa cồng chiêng nói chung. Nhằm để không gian văn hóa cồng chiêng, những tinh hoa di sản văn hoá được tôn vinh thực sự là cầu nối văn hóa, trở thành một điểm nhấn gắn liền với niềm tự hào của đồng bào DTTS, của mỗi người dân địa phương, góp phần không nhỏ trong hoạt động văn hoá, du lịch, tạo nên sức sống, sự hấp dẫn của mảnh đất Tây Nguyên.

Tỉnh Đăk Lăk trao tặng cồng chiêng cho các làng đồng bào DTTS
Tỉnh Đăk Lăk trao tặng cồng chiêng cho các làng đồng bào DTTS

Ông Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: cùng sở hữu di sản phi vật thể đại diện của nhân loại là không gian văn hóa cồng chiêng của Tây Nguyên được UNESCO ghi danh, nhưng Đắk Lắk là tỉnh duy nhất trong 5 tỉnh Tây Nguyên có 5 nghị quyết của HĐND tỉnh, trong đó có 4 nghị quyết chính thức và 1 nghị quyết kéo dài thêm. Điều đó thể hiện sự quan tâm cụ thể của HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đối với văn hóa cồng chiêng.

Riêng tại tỉnh Kon Tum, tỉnh đã ban hành và triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 – 2020 và giai đoạn 2021 - 2025”. Trên cơ sở đó, từ năm 2021 đến nay, các huyện, thành phố đã trang bị 138 bộ cồng chiêng cho các thôn, làng chưa có cồng chiêng tập thể nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025 có 100% thôn, làng đồng bào DTTS tại chỗ có cồng chiêng; đồng thời, đã tổ chức trên 300 lớp truyền dạy về kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, chỉnh âm cồng chiêng và múa xoang với sự tham gia trên 10.000 học viên.

Các nghệ nhận luôn tích cực trong công tác truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ
Các nghệ nhận luôn tích cực trong công tác truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ

Ông Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết: Với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, hiện toàn tỉnh Kon Tum còn lưu giữ hơn 2.500 bộ cồng chiêng, tăng 584 bộ so với năm 2015; hơn 500 làng người DTTS có cồng chiêng, có đội cồng chiêng và múa xoang; những bài chiêng cổ được ký âm, lưu giữ trọn vẹn; đặc biệt là sự xuất hiện của cồng chiêng trong nhiều hoạt động văn hóa - chính trị của tỉnh, trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong hành trình khám phá, trải nghiệm văn hóa - du lịch tỉnh Kon Tum.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Tình trạng “chảy máu cồng chiêng” đã cơ bản được ngăn chặn. Cùng với đó, các tỉnh Tây Nguyên đã quan tâm phục dựng nhiều nghi thức, nghi lễ, lễ hội gắn với văn hóa cồng chiêng. Đây chính là điều kiện để không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trường tồn mãi với với thời gian.  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.