Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Ngày 25/11/2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 4/11/2008, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể chính thức công nhận Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Để gìn giữ những giá trị cốt lõi của không gian văn hóa cồng chiêng không tách rời với nhịp đập đời sống, cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị của cồng chiêng trong cuộc sống của đồng bào DTTS.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Ngọc Thu -
10:33, 13/07/2023 Trong số hàng trăm Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú được Nhà nước phong tặng, cuộc sống của không ít người còn vô vàn khó khăn. Họ miệt mài gìn giữ, trao truyền giá trị văn hóa, nhưng lại vất vả mưu sinh trong cuộc sống thường ngày.
Ngày 23/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ III. Đây là những cá nhân đã được Chủ tịch nước quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý vào tháng 9/2022.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã bổ sung những quy định nhằm tạo điều kiện để nghệ nhân tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật vẫn còn ‘khoảng trống” về chính sách đối với những người tham gia thực hành, trao truyền di sản.
Với tình yêu say mê tiếng khèn Mông, từ nhỏ ông Hạng A Sàng, 52 tuổi ở bản Huổi Hâu, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã theo học thuần thục các bài hát, bài khèn, cách chế tác khèn của đồng bào Mông và đã sớm được nhiều người biết đến với tài nghệ thổi khèn, múa khèn. Đặc biệt, ông đã từng tham gia các hội thi múa khèn trong các lễ hội của xã, huyện, tỉnh và được Nhà nước công nhận là Nghệ nhân Ưu tú năm 2022.
Tin tức -
Lê Phương -
18:56, 12/04/2023 Chiều 12/4, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3; đồng thời vinh danh tác giả đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và trao tặng Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu dành cho văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định lần thứ VI ((2016 - 2020). Đây là sự kiện để biểu dương, vinh danh các văn nghệ sĩ, nghệ nhân đã đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Chiều 5/1, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã tổ chức lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, lần thứ 3 năm 2022 cho 10 cá nhân.
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân Ưu tú, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng là những danh hiệu được Đảng và Nhà nước, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao cho ông A Brol Vẻ, dân tộc Giẻ Triêng ở làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Media -
Ngọc Thu -
10:12, 08/06/2023 Rơ Châm Tih, sinh năm 1973, ở làng Jút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, Gia Lai nổi tiếng khắp buôn làng Tây Nguyên với tài chế tác nhạc cụ dân tộc độc đáo cùng niềm đam truyền cảm hứng âm nhạc truyền thống cho mọi người.
Chiều 9/1/2023, tại Tp. Pleiku, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng thời, trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” cho 9 cá nhân của tỉnh.
Già làng A Thuih đặt tay lên ngực trái của mình, nơi có những nhịp đập thổn thức của trái tim mấy mươi năm vẫn đăm đắm với văn hóa của người Rơ Ngao. Già nói, đây là nơi già cất giữ "âm vọng" ngàn năm tiếng chiêng của làng cổ để trao lại cho các thế hệ con cháu lũ làng giữ mãi cho mai sau...
Tin tức -
Ngọc Thu -
01:17, 26/08/2023 Chiều 25/8, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ trao kinh phí hỗ trợ 4 nghệ nhân ưu tú người DTTS đã có nhiều đóng góp trong việc lưu truyền, phổ biến, truyền dạy văn hóa truyền thống trong cộng đồng năm 2023.
Ngày 3/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND huyện Di Linh tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ III, năm 2022 và khai mạc Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Di Linh.
Trong đợt phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân nhân dân (NNND), Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) cho 628 nghệ nhân có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc trong tháng 9 vừa qua, tỉnh Hà Giang có 1 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và 15 “Nghệ nhân ưu tú”.
Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có 3 Nghệ nhân Ưu tú được Chủ tịch nước truy tặng và phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, 26 nghệ nhân được truy tặng, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Ngày 16/12, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “hội nhập mà không hòa tan” là một chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển toàn diện của đất nước.
Tối 18/11, tại Quảng trường 16-3 (Tp. Kon Tum), UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ bế mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ Nhất, năm 2022 và trao tặng Danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3, năm 2021.