Nghệ nhân Ưu tú Triệu Văn Quẩy, 70 tuổi, dân tộc Dao, đã dành hơn 40 năm cuộc đời miệt mài, gìn giữ từng con chữ của đồng bào dân tộc Dao, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Ở tuổi 81, Nghệ nhân Ưu tú Lương Thiêm Phú, dân tộc Tày, sống tại thôn Chang Nà, xã Tình Húc, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh vẫn không quản ngại khó khăn, tích cực tìm tòi, sáng tác truyền dạy các bài hát Then của dân tộc mình cho thế hệ sau.
Nghệ nhân Ưu tú Phùng Thị Phương Hồng (1952) sinh ra tại Đan Phượng (Hà Nội), một trong những cái nôi của nghệ thuật hát ca trù. Với tình yêu lớn dành cho ca trù, nhiều năm qua, bà vẫn luôn âm thầm “thắp lửa” cho loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này. Nhờ sự tâm huyết của nghệ nhân, nhiều lớp học ca trù đã được mở ra và không ít ca nương tài năng đã ra đời.
Nghệ nhân dân gian (NNDG) được ví như “báu vật” với ý nghĩa trân trọng, tôn vinh, nhưng đồng thời gợi tưởng về một sự bất ổn, dễ mất đi. Hàng chục năm nay, chính sách cho NNDG đã được bàn thảo và xây dựng thành khung pháp lý, nhưng hiện vẫn là một khoảng trống đáng suy ngẫm.
Nghệ nhân văn hóa là những nghệ sĩ tài hoa, là “Pho sử sống về văn hóa” bởi họ nắm giữ cả kho tàng di sản văn hóa dân gian đồ sộ của cộng đồng, của dân tộc.
Được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” (NNƯT), đó là niềm vinh dự, tự hào cũng là sự động viên to lớn về mặt tinh thần đối với những người nắm giữ hồn cốt dân gian, những “báu vật sống” của buôn làng.
Không chỉ tự mình sưu tầm, lữu giữ lại những bài ca, nhạc cụ của dân tộc mình, nghệ nhân Lương Văn Nghiệp, ở bản Cằng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) còn lập ra CLB dân ca Thái để truyền dạy lại cho con cháu trong bản.
Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Ma Văn Đức (dân tộc Tày) là một trong những nghệ nhân đã có hơn 30 năm sưu tầm, nghiên cứu, dịch nghĩa, viết sách về các cung then cổ, hát quan làng, hát cọi, hát phong slư của dân tộc Tày ở Tuyên Quang.