Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân Nhân dân "giữ lửa" cho di sản văn hóa xứ Thanh

Quỳnh Trâm - 15:39, 03/04/2023

Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có 3 Nghệ nhân Ưu tú được Chủ tịch nước truy tặng và phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, 26 nghệ nhân được truy tặng, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân cho bà Phạm Thị Tắng và ông Đỗ Đình Tạ
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân cho bà Phạm Thị Tắng và ông Đỗ Đình Tạ

Trọn đời gắn bó với văn hóa xứ Mường

Với việc dành phần lớn thời gian, cuộc sống gắn bó và gìn giữ văn hóa xứ Mường, bà Phạm Thị Tắng (80 tuổi) ở thôn Lỏ, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) là 1 trong số 3 nghệ nhân xuất sắc được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong năm 2022.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm mo Mường (ông Mo - bà Máy). Từ nhỏ, cô gái Phạm Thị Tắng đã sớm được chỉ dạy và thuần thục từng điệu múa, lời hát xường của người Mường; rồi được người lớn dạy cho cách “gọt” cây chạng bạng để nở thành hoa bông trắng... Đến hôm nay, thấm thoát đã hơn 50 năm, từ ngày cô gái Tắng chính thức được ma “Nổ” (ông tổ của nghề thuốc Nam) lựa chọn để trở thành bà Máy.

Trong quan niệm của người Mường, nếu ông Mo là người thường thực hiện các nghi lễ “cúng” trong đời sống tâm linh, thì bà Máy lại là người chuyên vào rừng hái thuốc Nam chữa bệnh cho người dân. Nhiều người biết hái thuốc song không phải ai cũng có thể trở thành bà Máy. Đó phải là người được ma "Nổ" lựa chọn và cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng. Một bà Máy giỏi là khi có nhiều “con Mày, con Nuôi” (những người được bà Máy hái thuốc chữa khỏi bệnh). Sau khi được bà Máy chữa cho khỏi bệnh, các con Mày, con Nuôi sẽ dựng cây Bông tại nhà bà Máy như một cách trả ơn, hàng năm tổ chức lễ hội Pôồn Pôông múa hát quanh cây bông.

Khi trở thành bà Máy, Máy Tắng được đặc biệt truyền dạy các nghi lễ thuộc lễ hội Pôồn Pôông. Cùng với việc bốc thuốc chữa bệnh, Máy Tắng còn biết nhảy múa, hát xường rất giỏi.

Nghệ nhân dân gian Phạm Thị Tắng (áo đỏ) điều khiển trò diễn Pôồn Pôông tại liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa
Nghệ nhân dân gian Phạm Thị Tắng (áo đỏ) điều khiển trò diễn Pôồn Pôông tại liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa

Do nhiều yếu tố, từng có giai đoạn lễ hội Pôồn Pôông bị mai một, rơi vào quên lãng, không được tổ chức thường xuyên trong cộng đồng. Nhưng nhờ có những người như Máy Tắng, nó vẫn được “lưu giữ”. Bao năm nay, Nghệ nhân Phạm Thị Tắng đã dành trọn cuộc đời sưu tầm, giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ trẻ xã Cao Ngọc và nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa những giá trị văn hóa Mường. Và cũng là người có công rất lớn trong việc phục dựng, bảo tồn và phát huy Lễ hội Pồn Pôông - Lễ hội tiêu biểu, độc đáo của người Mường đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. 

Say mê gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của cha ông xưa, nghệ nhân Phạm Thị Tắng không chỉ góp phần làm “sống” dậy một lễ hội được xem như “linh hồn” của văn hóa Mường, mà còn đem lễ hội - trò diễn Pôồn Pôông đến với các liên hoan, hội thi, hội diễn trong và ngoài tỉnh để giao lưu, quảng bá.

Không chỉ say mê gìn giữ, Nghệ nhân Nhân dân Phạm Thị Tắng suốt nhiều năm qua còn miệt mài trong việc truyền dạy các nghi lễ, điệu múa, bài xường... để Lễ hội Pôồn Pôông đến được nhiều thế hệ người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Nghệ nhân Phạm Thị Tắng chia sẻ: “Bà muốn dạy cho nhiều người cùng biết hát, biết nhảy múa Pôồn Pôông, chứ biết một mình buồn lắm. Học nhảy múa không khó, nhưng để nhớ được các bài hát, điệu xường thì không dễ, phải thật chú tâm”.

Số lượng người được nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Tắng truyền dạy có hàng trăm người, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, chỉ cần có nhu cầu học thì sẽ được tận tình chỉ dạy.

Cùng với việc say mê bảo tồn văn hóa, phong tục, tập quán địa phương, với uy tín và ảnh hưởng đối với cộng đồng dân cư, Ngệ nhân Phạm Thị Tắng còn là tấm gương điển hình trong lối sống, thường xuyên vận động gia đình, dòng họ, người dân xóa bỏ hủ tục, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội... góp phần xây dựng thôn bản văn minh, phát triển.

Để trò diễn Xuân Phả trường tồn

Cũng được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong năm 2022, Nghệ nhân Đỗ Đình Tạ, 88 tuổi, ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân rất xúc động, tự hào. Hơn 30 năm qua, ông và nhiều cán bộ, nghệ nhân ở xã Xuân Trường luôn tâm huyết với trò diễn Xuân Phả. Ông đã dành nhiều công sức sưu tầm, phục dựng, đưa trò diễn độc đáo của cha ông ngày càng lan tỏa và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa hiện đại của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung.

Những người ‘giữ lửa’ cho văn hoá ở xứ Thanh 2
Nghệ nhân dân gian Phạm Thị Tắng đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc
Lễ hội trò diễn Xuân Phả nhằm tưởng nhớ công ơn của vị Thành hoàng làng Đại Hải Long Vương Hoàng Lang tướng quân - người có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân. Đây được xem là sinh hoạt văn hóa truyền thống thường niên của dân làng, gồm các trò diễn và trò chơi dân gian độc đáo như: Lễ tiên hiền, rước văn, rước sắc, hội thi làm cỗ, lễ tế Thành Hoàng.

Trò diễn Xuân Phả gồm 5 điệu múa dân gian đặc sắc với tên “Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống” gồm các trò Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung (còn gọi là Tú Huần) mô phỏng các bộ tộc và các nước lân bang đem đồ tiến cống vua Đinh. Đạo cụ diễn trò hầu như được chế bằng những nguyên liệu sẵn có như tre, trúc, gỗ vông, rễ cây si… Các nhân vật tham gia trò diễn ăn mặc sặc sỡ, với màu chủ đạo là màu đỏ, màu xanh và màu vàng.

Tháng 9/2016, trò Xuân Phả được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Di sản này không chỉ là báu vật văn hóa xứ Thanh, mà đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc.

“Với trách nhiệm là người hiểu biết về trò, đang diễn trò, tôi muốn được truyền dạy lại cho lớp thế hệ sau với mong mỏi trò Xuân Phả sẽ trường tồn với thời gian”, ông Tạ chia sẻ.

“Trong thời gian tới, địa phương sẽ mở lớp dạy trò diễn Xuân Phả cho 125 cháu, chúng tôi cũng đang đề xuất với huyện Thọ Xuân đưa trò Xuân Phả vào các trường học, không chỉ ở Xuân Trường mà ở các địa phương khác”, ông Bùi Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trường cho hay. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật quốc gia

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế đã họp đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật, bộ hiện vật quý thời triều Nguyễn gồm: Chuông Ngọ Môn, Ngai hoàng đế Duy Tân, Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng và Tượng rồng thời Thiệu Trị
Tin nổi bật trang chủ
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV, năm 2024

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV, năm 2024

Sau phiên trù bị, chiều ngày 03/10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”, chính thức được khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Thông dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Tham dự đại hội, có đại diện lãnh đạo Vụ công tác dân tộc địa phương (Bộ phận Cần Thơ), Văn phòng UBDT; ngoài ra có sự tham dự của các Ban Dân tộc các tỉnh bạn gồm: Bình Thuận, Đồng Nai và Bình Phước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Việt Nam luôn chào đón doanh nghiệp Ireland mở rộng hợp tác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Việt Nam luôn chào đón doanh nghiệp Ireland mở rộng hợp tác

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn doanh nghiệp Ireland quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị; thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Nghệ An: Nhiều dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 khó triển khai vì vướng mắc đất rừng

Nghệ An: Nhiều dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 khó triển khai vì vướng mắc đất rừng

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 9 giờ trước
Chưa thể thi công, có nguy cơ vỡ tiến độ… là thực tế đang diễn ra tại một số dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An. Những dự án này, chủ yếu là còn vướng mắc diện tích đất rừng nhưng chưa chuyển đổi xong mục đích sử dụng, chưa hoàn thiện đánh giá tác động môi trường…
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Kinh tế - Quang Lê - 9 giờ trước
Cùng với cả nước, hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang triển khai 3 chương trình MTQG, gồm: Xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và Giảm nghèo bền vững. Một điểm chung của các chương trình này là tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân vùng nông thôn.
Hồi sinh thổ cẩm Cơ Tu ở Hòa Bắc

Hồi sinh thổ cẩm Cơ Tu ở Hòa Bắc

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 9 giờ trước
Sau một thời gian dài tưởng như đã “ngủ quên” trong các bản làng vùng cao, thổ cẩm của người Cơ Tu trên mảnh đất đầu nguồn sông Cu Đê đã được đánh thức bởi những bàn tay tài hoa của chị em phụ nữ ở Tà Lang - Giàn Bí, mang lại thu nhập cho người dân, đồng thời gìn giữ nét đẹp văn hóa cho thế hệ mai sau.
Ninh Thuận đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất vùng đồng bào DTTS

Ninh Thuận đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 9 giờ trước
Thời gian qua, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất, từng bước giúp đồng bào các DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, hướng tới giảm nghèo bền vững.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đối thoại với Đoàn viên, Thanh niên cơ quan Ủy ban Dân tộc năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đối thoại với Đoàn viên, Thanh niên cơ quan Ủy ban Dân tộc năm 2024

Sáng 3/10, nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); 3 năm Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10/2022 - 10/10/2024) và Sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm 2024, Đoàn thanh niên Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT với thanh niên UBDT. Chương trình được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở cơ quan UBDT và trực tuyến với 5 điểm cầu, là các Trường chuyên biệt thuộc UBDT.
Đơn Dương (Lâm Đồng) chú trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Đơn Dương (Lâm Đồng) chú trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Kinh tế - Minh Thu - 9 giờ trước
Xác định việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi công nghệ cao đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS, thời gian qua, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, chú trọng nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu…
Đội tuyển Việt Nam đá giao hữu với Ấn Độ và Lebanon trong tháng 10

Đội tuyển Việt Nam đá giao hữu với Ấn Độ và Lebanon trong tháng 10

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 9 giờ trước
Trong đợt FIFA Days tháng 10, đội tuyển Việt Nam sẽ có 2 trận giao hữu với Ấn Độ và Lebanon trên sân vận động Thiên Trường (tỉnh Nam Định).
Cúp C1 châu Âu: Đương kim vô địch Real Madrid gây thất vọng khi đối đầu Lille

Cúp C1 châu Âu: Đương kim vô địch Real Madrid gây thất vọng khi đối đầu Lille

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 9 giờ trước
Real Madrid trải qua ngày thi đấu đầy thất vọng trước các cầu thủ Lille tại lượt 2 vòng bảng Cúp C1 châu Âu mùa giải 2024/2025. Nhà đương kim vô địch đã gặp rất nhiều khó khăn trước đối thủ và chịu thất bại với tỉ số 1-0.
Sự sống sẽ nảy mầm, sinh sôi từ hoang tàn, đổ nát!

Sự sống sẽ nảy mầm, sinh sôi từ hoang tàn, đổ nát!

Sự kiện - Bình luận - Mạnh Hà - Tuấn Ninh - 12 giờ trước
Cho tới tận bây giờ, sau chuỗi ngày dài tác nghiệp, phản ánh hậu quả hoàn lưu cơn bão Yagi tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều đêm, cứ nhắm mắt lại là những hình ảnh tang thương, ám ảnh lại hiện về. Mất mát, đau thương do thiên tai là quá lớn! Song theo thời gian, nỗi đau nào cũng sẽ lắng xuống. Để rồi, trên tất thảy, vẫn là một niềm tin mãnh liệt, sự sống sẽ nảy mầm, sinh sôi từ hoang tàn, đổ nát…!
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Còn nhiều trăn trở (Bài 1)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Còn nhiều trăn trở (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Việt Hà - 12 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong đồng bào DTTS. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đang được đẩy mạnh.