Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Ber

Ngọc Chí - 20:12, 06/01/2025

Tuổi cao, sức yếu, đôi chân đã mỏi, đôi tay không còn nhanh nhẹn, nhưng Nghệ nhân ưu tú Y Ber (dân tộc Ba Na – nhánh Jơ Lơng) ở làng Kon Săm Lũ, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) vẫn đang miệt mài giữ nghề làm gốm. Trăn trở lớn nhất của bà hiện nay là, nghề làm gốm truyền thống của người Ba Na đứng trước nguy cơ thất truyền.

Hiện ở làng Kon Săm Lũ chỉ còn mỗi Nghệ nhân ưu tú Y Ber còn làm nghề gốm truyền thống
Hiện ở làng Kon Săm Lũ chỉ còn mỗi Nghệ nhân ưu tú Y Ber còn làm nghề gốm truyền thống

Trong tiết trời se lạnh, bên hiên căn nhà sàn truyền thống, với đôi tay nhăn nheo, chai sạm, Nghệ nhân ưu tú Y Ber vẫn đang miệt mài nhào đất, nặn ra nhiều sản phẩm như: Nồi, niêu, chén, ghè, ly uống nước... Các sản phẩm gốm do Y Ber làm ra rất đơn sơ, mộc mạc, bình dị như chính cuộc sống của người Ba Na nơi đây, nhưng có sức hút đến lạ thường.

Nghệ nhân ưu tú Y Ber chia sẻ: Nghề làm gốm của người Ba Na có từ hàng trăm năm, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tôi học nghề làm gốm từ chính mẹ của mình từ năm 18 tuổi, đến nay đã có 56 năm làm nghề gốm. Để làm ra được sản phẩm hoàn thiện, phải qua nhiều công đoạn, lặp đi lặp lại nhiều khâu và cần sự tỉ mỉ, chịu khó. Sau khi nặn xong thì phơi khô, mài nhẵn, hơ lửa cho cứng lại rồi mới đem nung. Dùng nước của rễ cây T’nưng trong rừng để quệt lên tạo màu đen bóng đặc trưng và tăng độ bền.

Cách làm gốm truyền thống của người Ba Na ở làng Kon Săm Lũ khác với nghề gốm của các dân tộc khác, không dùng bàn xoay nên mất nhiều thời gian, công sức hơn. Nghệ nhân sử dụng những vật dụng đơn giản như cối, tấm phên, hòn đá, vòng tre, mảnh vải ướt để chế tác. Nguyên liệu là đất sét được lấy trong tự nhiên, phơi khô và giã nát, chọn lấy thứ đất mịn để nhào nặn. 

Với quy trình thô sơ, nguyên thủy đã tạo ra được các sản phẩm mộc mạc, có hồn, mang đậm bản sắc của người Ba Na.

Cách làm gốm truyền thống của người Ba Na ở làng Kon Săm Lũ không dùng bàn xoay nên mất rất nhiều thời gian để hoàn thành
Cách làm gốm truyền thống của người Ba Na ở làng Kon Săm Lũ không dùng bàn xoay nên mất rất nhiều thời gian để hoàn thành

“Quá trình nặn đất sét, tôi dùng một tấm phên đặt trên cái cối to, đất sét được đặt cố định trên tấm phên để tạo hình. Sau đó dùng hai tay, một tay cố định đất sét, tay kia sẽ tạo hình theo nhịp bước chân đều và đi vòng tròn. Quá trình nặn dùng thêm tấm vải ướt để vuốt nhẹ lên vật nặn để tiếp nước, giữ độ dẻo, láng cho bề mặt. Quá trình lặp lại liên tục đến khi thành sản phẩm”, Nghệ nhân ưu tú Y Ber chia sẻ.

Những sản phẩm gốm mà Nghệ nhân ưu tú Y Ber làm ra, đều là những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Ba Na. Người Ba Na làm gốm không chỉ phục vụ cho cuộc sống của gia đình, mà còn bán ra bên ngoài nên lúc ấy cả làng, phụ nữ nhà nào cũng làm gốm.

Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm gốm công nghiệp vừa rẻ, vừa bắt mắt nên nghề gốm của người Ba Na ở làng Kon Săm Lũ đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Hiện trong làng chỉ còn mỗi nghệ nhân Y Ber còn giữ nghề, những người biết nghề thì không còn làm nữa, bởi không có được nguồn thu nhập từ chính nghề này.

Các sản phẩm gốm làm ra chủ yếu được Nghệ nhân ưu tú Y Ber trưng bày trong nhà
Các sản phẩm gốm làm ra chủ yếu được Nghệ nhân ưu tú Y Ber trưng bày trong nhà

Nghệ nhân ưu tú Y Ber trăn trở: Các sản phẩm gốm hiện đại có giá vừa rẻ, vừa bắt mắt nên ít ai chuộng những sản phẩm gốm của chúng tôi làm ra. Vì vậy, nhiều nghệ nhân làm gốm giỏi trong làng vì lo mưu sinh nên không thiết tha gì với nghề nữa. Ngay cả em gái Y Pư của tôi, từng là hy vọng của bà con trong làng giờ cũng bỏ nghề rồi, không chịu làm nữa. Tôi thật buồn khi chứng kiến nghề của cha ông dần mai một.

Giờ đây, những sản phẩm mà Nghệ nhân ưu tú Y Ber làm ra, chủ yếu được bà trưng bày trong nhà và bán cho du khách dùng làm vật trưng bày, trang trí. Tuy nhiên, số lượng người mua hàng còn ít và không ổn định nên thu nhập không nhiều.

Nghệ nhân ưu tú Y Ber chia sẻ: Với mỗi sản phẩm hoàn thiện tôi bán với giá từ 100 đến 400 nghìn đồng tùy kích cỡ. Chi phí bán được không là bao nhưng tôi vẫn duy trì vì không muốn nghề truyền thống của cha ông bị mai một. Mong muốn lớn nhất của tôi lúc này là cần có sự động viên, khích lệ để thế hệ trẻ hôm nay học và giữ lại nghề gốm truyền thống này.

Chia tay Nghệ nhân ưu tú Y Ber, trong tôi cảm nhận được ánh mắt đượm buồn và nỗi niềm trăn trở, lo lắng của người nghệ nhân đầy tâm huyết này. Thiết nghĩ, để nghề gốm truyền thống của người Ba Na ở làng Kon Săm Lũ mãi trường tồn với thời gian, thì rất cần sự quan tâm của các ngành chức năng trong công tác đầu tư, bảo tồn nghề truyền thống này. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch tỉnh Quảng Ngãi – Bản hòa ca rừng và biển

Du lịch tỉnh Quảng Ngãi – Bản hòa ca rừng và biển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi là nơi hội tụ của đa sắc màu văn hóa các dân tộc; giữa vùng núi cao nguyên, đồng bằng và biển đảo. Những tiềm năng, lợi thế đó đang được tỉnh định hướng để đưa ngành du lịch cất cánh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát: “Vượt nắng, thắng mưa” để về đích (Bài 2)

Dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát: “Vượt nắng, thắng mưa” để về đích (Bài 2)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 20 phút trước
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang trong giai đoạn nước rút. Mặc dù công việc bộn bề sau sáp nhập cấp tỉnh nhưng các địa phương đang “vượt nắng, thắng mưa” để về đích mục tiêu trao mái ấm cho đồng bào.
Du lịch tỉnh Quảng Ngãi – Bản hòa ca rừng và biển

Du lịch tỉnh Quảng Ngãi – Bản hòa ca rừng và biển

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 21 phút trước
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi là nơi hội tụ của đa sắc màu văn hóa các dân tộc; giữa vùng núi cao nguyên, đồng bằng và biển đảo. Những tiềm năng, lợi thế đó đang được tỉnh định hướng để đưa ngành du lịch cất cánh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Các xã miền núi tỉnh Bình Thuận cũ sau sáp nhập: “Cầu nối” cho biển và rừng liền nhau

Các xã miền núi tỉnh Bình Thuận cũ sau sáp nhập: “Cầu nối” cho biển và rừng liền nhau

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Sau sáp nhập, nhiều địa bàn miền núi có đông đồng bào DTTS của tỉnh Bình Thuận (cũ) trở thành “cầu nối” giữa miền biển, đồng bằng với vùng cao nguyên của tỉnh Lâm Đồng mới. Đây là lợi thế để các địa phương khai thác phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng bão số 3

Thời sự - Quỳnh Trâm - 22:39, 24/07/2025
Chiều 24/7, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính cùng Đoàn công tác đã đi kiểm tra, thăm hỏi các gia đình sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại xã Cẩm Tú (Thanh Hóa).
Dân

Dân "kêu cứu" vì rác!

Môi trường sống - Mỹ Dung - 18:00, 24/07/2025
Gần một tuần qua, tình trạng ùn ứ rác thải sinh hoạt đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương: Phường Mông Dương, phường Cửa Ông, phường Cẩm Phả... (Quảng Ninh). Rác không được thu gom kịp thời, chất đống tại các điểm tập kết và ngay trong khu dân cư, bốc mùi hôi thối, gây mất mỹ quan và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Phát hiện ổ dịch cúm A/H5N1 gia cầm ở Đắk Lắk, cảnh giác triệu chứng cúm A/H5N1 ở người

Phát hiện ổ dịch cúm A/H5N1 gia cầm ở Đắk Lắk, cảnh giác triệu chứng cúm A/H5N1 ở người

Sức khỏe - Minh Nhật - 16:47, 24/07/2025
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, địa phương vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại xã Ea Knốp, Đắk Lắk.
Giải cứu thành công đàn bò mắc kẹt giữa bãi bồi sông Lam

Giải cứu thành công đàn bò mắc kẹt giữa bãi bồi sông Lam

Trang địa phương - Phạm Tiến - 16:39, 24/07/2025
Chiều nay, 24/7, ông Trần Thanh Nga - Chủ tịch UBND xã Đại Đồng, tỉnh Nghệ An, cho biết, chính quyền xã đã huy động lực lượng, bố trí thuyền ra bãi bồi để đưa đàn bò về an toàn cho bà con.
Gia đình hiến một phần đất, cả buôn có đường rộng rãi, khang trang

Gia đình hiến một phần đất, cả buôn có đường rộng rãi, khang trang

Xã hội - Lê Hường - 16:21, 24/07/2025
Thời gian gần đây, những câu chuyện hiến đất làm đường, hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung của đồng bào Mnông xã Liên Sơn Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã và đang lan tỏa nghĩa cử, hành động đẹp, trách nhiệm vì cộng đồng.
Động đất mạnh 3 độ richter tại Điện Biên

Động đất mạnh 3 độ richter tại Điện Biên

Tin tức - Minh Nhật - 16:17, 24/07/2025
Tỉnh Điện Biên nằm trong khu vực Tây Bắc, nơi có 2 dải đứt gãy địa chấn lớn là Điện Biên - Lai Châu và Sông Mã - Sơn La, nên thường xuyên xảy ra động đất trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng: Phải bằng mọi cách tiếp cận những nơi bị chia cắt do bão lũ, thiên tai

Thủ tướng: Phải bằng mọi cách tiếp cận những nơi bị chia cắt do bão lũ, thiên tai

Thời sự - PV - 15:45, 24/07/2025
Khai mạc Phiên họp Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chiều 24/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải bằng mọi cách tiếp cận những nơi đang bị chia cắt do thiên tai, nắm tình hình, tiếp tế cho Nhân dân, không để tình trạng "dân đang bị chia cắt mà lãnh đạo nói không lên được".