Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

PHƯƠNG NGHI - 08:01, 08/12/2024

Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.

Bà Huỳnh Thị Thanh ở ấp An Bình cùng thành viên trong gia đình duy trì nghề đan cỏ bàng.
Bà Huỳnh Thị Thanh ở ấp An Bình cùng thành viên trong gia đình duy trì nghề đan cỏ bàng

Với quá trình đô thị hóa, những năm gần đây, nghề đan cỏ bàng Ba Chúc có nguy cơ mai một. Hiện chỉ còn gần 30 hộ gắn bó với nghề, chủ yếu là lao động nữ. Để nâng cao tính cạnh tranh, duy trì và phát triển nghề, giúp chị em phụ nữ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, làng nghề đan cỏ bàng Ba Chúc đã chuyển sang mô hình Tổ hợp tác.

Người có công làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng là chị Trần Thị Trang, chủ cơ sở Trung Trang, ở ấp An Hòa A, thị trấn Ba Chúc. Tuổi thơ của chị Trang lớn lên bên những chiếc đệm cỏ bàng nên chị chứng kiến, thấu hiểu sự thăng trầm của nghề hơn ai hết. Nhờ những năm tháng đi làm, học hỏi, tìm hiểu về sản phẩm mỹ nghệ ở nhiều địa phương xung quanh, chị Trang đã có cái nhìn mới. Từ đó, chị ấp ủ, quyết tâm đem theo khát khao đổi mới làng nghề. Khởi đầu là những chiếc giỏ làm từ cỏ bàng do chị và mẹ sản xuất, được khách hàng đón nhận, chị học hỏi trên mạng thiết kế thêm mẫu mã mới. Rồi chị học vẽ, sáng tạo mẫu túi xách, balo, ví, dép…

Chị Trần Thị Trang chia sẻ: Từ khi tham gia vào Tổ hợp tác cỏ bàng Ba Chúc, chị được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, cách quản lý và khả năng thiết kế mẫu mã hiện đại, tiên tiến, được tham quan mô hình sản xuất nhiều nơi. Nhờ vậy, năng suất, chất lượng của sản phẩm làm từ cỏ bàng của Tổ hợp tác rất bắt mắt, bán rất chạy.

Người dân Ba Chúc phơi cỏ bàng. Ảnh TL
Người dân Ba Chúc phơi cỏ bàng. Ảnh TL

Hiện tại, chị Trang nhận được nhiều đơn hàng như nệm, nón, giỏ xách, túi thời trang, các loại ví cho nam và nữ... Bình quân mỗi tháng, chị Trang có thu nhập trên 10 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Bà Nguyễn Thị Máy, Tổ trưởng Tổ hợp tác cỏ bàng Ba Chúc cho biết: “Để đảm bảo việc cung cấp đủ hàng cho Công ty, Tổ hợp tác đã huy động nguồn lực từ các xã lân cận như Lê Trì, Lạc Quới, Lương Phi. Những ai có nhu cầu đan thì đến mua cỏ bàng tại Tổ hợp tác mang về đan gia công và bán lại cho Tổ với giá 20.000 đồng mỗi cái. Sau đó Tổ phân phối về Công ty với giá 25 - 40 ngàn đồng/cái. Sau khi giao hàng, Công ty sẽ làm quai, đáy giỏ, ép khuôn, thêm hoa văn hoàn chỉnh chiếc giỏ rồi xuất khẩu”.

Theo ông Phan Bá Phước, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ba Chúc, nhận thấy tiềm năng, lợi thế của cây cỏ bàng, cấp ủy đảng, chính quyền thị trấn đã thành lập Tổ hợp tác cỏ bàng Ba Chúc nhằm hướng dẫn, dạy nghề đan cỏ bàng; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Khi vào Tổ hợp tác, các chị em được hỗ trợ dạy nghề nên biết đan rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng và đã xuất đi nhiều nước ở châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc...

Các sản phẩm từ nguyên liệu cỏ bàng của Tổ hợp tác nghề đan cỏ bàng.
Các sản phẩm từ nguyên liệu cỏ bàng của Tổ hợp tác nghề đan cỏ bàng

“Tất cả các sản phẩm đều được thị trường đón nhận tích cực. Khi tham gia Tổ hợp tác, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của chị em phụ nữ được nâng lên đáng kể”, ông Phước cho biết.

Những năm gần đây, cuộc sống của nhiều người dân vùng biên đã bước sang một trang mới nhờ nghề đan cỏ bàng. Với những cách làm mới, hiệu quả, Tổ hợp tác đã góp phần giúp người dân xứ Ba Chúc và nhiều người dân làng nghề truyền thống của huyện Tri Tôn thay đổi tư duy phát triển làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, nhất là đồng bào DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mùa Tết của làng nghề đặc sản miền Tây

Mùa Tết của làng nghề đặc sản miền Tây

Những ngày gần Tết nguyên đán Ất tỵ 2025, đến thăm các làng nghề đặc sản miền Tây như tôm, cá khô, làm bánh tráng, cốm gạo...sẽ chứng kiến không khí nhộn nhịp, làm việc tăng công suất để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường của các cơ sở sản xuất. Là đặc sản truyền thống gắn liền với nhu cầu tiêu dùng mỗi nhà nên những loại đặc sản trên luôn là mặt hàng "đắt khách", nhất là trong những dịp Tết đến, Xuân về.
Tin nổi bật trang chủ
Mùa Tết của làng nghề đặc sản miền Tây

Mùa Tết của làng nghề đặc sản miền Tây

Kinh tế - Tào Đạt - 22:38, 17/01/2025
Những ngày gần Tết nguyên đán Ất tỵ 2025, đến thăm các làng nghề đặc sản miền Tây như tôm, cá khô, làm bánh tráng, cốm gạo...sẽ chứng kiến không khí nhộn nhịp, làm việc tăng công suất để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường của các cơ sở sản xuất. Là đặc sản truyền thống gắn liền với nhu cầu tiêu dùng mỗi nhà nên những loại đặc sản trên luôn là mặt hàng "đắt khách", nhất là trong những dịp Tết đến, Xuân về.
Bình Dương: Từ viên chức Nhà nước đến người bệnh nghèo nội trú… đều có tiền thưởng Tết

Bình Dương: Từ viên chức Nhà nước đến người bệnh nghèo nội trú… đều có tiền thưởng Tết

Tin tức - Duy Chí - 19:48, 17/01/2025
Nhằm mang Tết đến mọi người, mọi nhà và không ai bị ở lại phía sau, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh vừa ký quyết định hỗ trợ tiền thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cho cán bộ viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, công nhân vệ sinh, người bệnh nghèo điều trị nội trú tại các cơ sở y tế công lập…
Bộ Chính trị điều động ông Đỗ Thanh Bình giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Bộ Chính trị điều động ông Đỗ Thanh Bình giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - 19:46, 17/01/2025
Ông Nguyễn Văn Hiếu - Bí thư Thành ủy Cần Thơ được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang được điều động giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ.
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường

Media - BDT - 17:02, 17/01/2025
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường hay còn gọi là Lễ hội Khuống mùa, là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian lớn nhất của người Mường, đặc biệt ở bốn vùng Mường lớn của tỉnh Hòa Bình là Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình đã được Bộ VH-TT&DL công bố quyết định là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2022.
Cần Thơ: Bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa dịp Tết Nguyên đán 2025

Cần Thơ: Bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa dịp Tết Nguyên đán 2025

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - 16:53, 17/01/2025
Ngày 17/1/2025, Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát TP. Cần Thơ tổ chức bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách, người có công với cách mạng của huyện Thới Lai. Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường chủ trì buổi lễ.
Trải nghiệm Tết cổ truyền tại Làng cổ Đường Lâm

Trải nghiệm Tết cổ truyền tại Làng cổ Đường Lâm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm Tết cổ truyền tại Làng cổ Đường Lâm. Lễ hội Bủng Kham năm 2025. Gìn giữ những thanh âm truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thận trọng với sản phẩm mứt Tết tràn lan trên thị trường

Thận trọng với sản phẩm mứt Tết tràn lan trên thị trường

Tin tức - Minh Nhật - 16:47, 17/01/2025
Đa phần tất cả các sản phẩm mứt Tết tại các chợ, các cửa hàng đều có điểm chung là “3 không” - không bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông thăm, tặng quà Tết Người có uy tín, hộ nghèo tại Gia Lai

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông thăm, tặng quà Tết Người có uy tín, hộ nghèo tại Gia Lai

Tin tức - Ngọc Thu - 16:46, 17/01/2025
Ngày 17/1/2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông làm Trưởng đoàn, đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho Người có uy tín, hộ nghèo đồng bào DTTS tại xã Lơ Ku và Krong (huyện Kbang). Cùng tham gia Đoàn có đại diện Vụ Công tác dân tộc địa phương, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai và lãnh đạo huyện Kbang.
Báo chí góp vai trò quan trọng cho sự phát triển của tỉnh Bạc Liêu

Báo chí góp vai trò quan trọng cho sự phát triển của tỉnh Bạc Liêu

Tin tức - Tào Đạt - 16:41, 17/01/2025
Dù còn nhiều khó khăn thách thức, song năm 2024, tỉnh Bạc Liêu vẫn đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng, với tốc độ tăng trưởng 6.62%, đứng thứ 10/13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả này có được là nhờ sự phấn đấu, nỗ lực quyết tâm toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Công an Đắk Nông mang Tết ấm đến với người nghèo

Công an Đắk Nông mang Tết ấm đến với người nghèo

Xã hội - Lê Hường - 16:37, 17/01/2025
Bên cạnh công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Tết, lực lượng Công an các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã và đang phối hợp với các đơn vị, các nhà hảo tâm tổ chức hàng loạt chương trình thiện nguyện hướng về cơ sở, thăm, trao tặng hàng nghìn phần quà đến người dân, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mang Tết ấm đến người nghèo, gia đình chính sách.
Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ, 2025: Miền Bắc mưa phùn gió bấc, miền Nam không nắng nóng

Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ, 2025: Miền Bắc mưa phùn gió bấc, miền Nam không nắng nóng

Tin tức - Minh Nhật - 16:32, 17/01/2025
Tết Nguyên đán, khu vực miền Bắc sẽ rét đậm, mưa phùn; khu vực Trung Bộ và Nam Bộ trời nắng nhưng không gay gắt.