Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đặc sắc Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ”

Minh Nhật - 16:29, 17/07/2024

Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).

Cây ngô đồng trên đảo Cù Lao Chàm. (Nguồn: Báo Quảng Nam)
Cây ngô đồng trên đảo Cù Lao Chàm. (Nguồn: Báo Quảng Nam)

Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19 - 25/7, tại xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, với rất nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Trong đó, điểm nhấn là Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng.

Lễ hội diễn ra cùng với thời điểm mùa ngô đồng - loài cây biểu tượng của xứ đảo Cù Lao Chàm, gắn với không gian sống, sinh hoạt của người dân nơi đây nở hoa đỏ rộ, khoe sắc thắm trên đảo.

Chương trình khai mạc sẽ diễn ra vào tối 21/7, cùng với nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn. Cùng với đó là nhiều hoạt động diễn ra từ ngày 19 - 25/7, như giải đua ghe ngang xã Tân Hiệp lần thứ 4 tại cầu cảng Bãi Làng; Trại hè san hô tại bãi biển Bãi Ông.

Tháng 11/2014, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã công nhận 3 loài cây ở Cù Lao Chàm là cây Di sản Việt Nam, trong đó có 1 cây ngô đồng đỏ ở Hòn Lao, trên 100 năm tuổi.

Tháng 4/2015, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công bố quyết định công nhận cây Di sản Việt Nam cho quần thể 3 cây ngô đồng đỏ cổ thụ tại dốc suối Tình, thôn Bãi Làng, có tuổi đời 155 - 250 năm.

Vỏ cây ngô đồng là nguyên liệu để đan võng. (Nguồn: Báo Quảng Nam)
Vỏ cây ngô đồng là nguyên liệu để đan võng. (Nguồn: Báo Quảng Nam)

Ngoài ra còn có các sự kiện như triển lãm ảnh ngô đồng đỏ; Trưng bày sản phẩm và trình diễn đan võng ngô đồng; Chương trình “Đêm Cù Lao”; “Chợ đêm Cù Lao”; Phiên chợ giới thiệu kết nối sản phẩm địa phương tại cảng du lịch Cù Lao Chàm.

Sản phẩm nghề đan võng ngô đồng truyền thống của cư dân Cù Lao Chàm là một dạng thức văn hóa dân gian, góp phần minh chứng cho sự tiếp cận, khai thác khá sớm nguồn tài nguyên rừng, nhằm thích ứng với địa hình biển đảo của cộng đồng cư dân nơi đây.

Những tri thức dân gian trong việc khai thác nguyên liệu và đan võng ngô đồng là cơ sở quan trọng để đảm bảo sự tồn tại của nghề truyền thống này ở Cù Lao Chàm, duy trì bền vững di sản văn hóa của tiền nhân để lại.

Tháng 2/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng ở xã Tân Hiệp, thành phố Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Theo nhiều người cao niên trên đảo, nghề đan võng cây ngô đồng đã có từ rất lâu không ai biết người khai sinh ra nghề nhưng đến nay, nghề vẫn tồn tại và truyền lại cho thế hệ trẻ.

Võng ngô đồng Cù Lao Chàm được nhiều người coi là chiếc võng kỳ công, sản phẩm thủ công độc đáo, bởi sự công phu, tỉ mỉ, nhẫn nại mà người đan đặt vào, từ từng khâu chuẩn bị nguyên liệu, từng sợi võng và công sức để cho ra một sản phẩm kỳ công độc đáo.

Nguyên liệu duy nhất để làm võng là vỏ cây ngô đồng, cây này chỉ mọc trên núi cao hoặc vách đá hiểm trở. Bất chấp với mưa bão rễ cây bám chắc vào đá và thân cây luôn dẻo dai, vươn dài như bất chấp sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Từ tháng 4 đến tháng 7 là mùa cây ngô đồng có hoa nở rộ. Đây cũng là thời điểm người dân trên đảo đi chọn vỏ những cây ngô đồng làm nguyên liệu đan võng. Vỏ cây ngô đồng dùng làm võng phải là cây suôn, thẳng mới cho ra sợi suôn, mềm, dai và chịu lực tốt.

Người dân nơi đây cho biết cây ngô đồng sinh trưởng rất tự nhiên do hạt quả già rơi xuống đất rồi mọc lên thành cây. Sử dụng vỏ cây để đan võng là tốt nhất nên người dân thường lựa các cây với chu vi khoảng 20 - 30cm và bán kính từ 3 - 5cm.

Sau khi chặt cây, phải đập thân cây để lấy vỏ bằng một tảng đá to. Dùng một tay giữ một đầu và tay kia đưa lên cao và đập vào đá cho đến khi vỏ cây nứt ra. Làm như vậy 2 đến 3 lần, sau đó dùng chân giữ lại và tách vỏ theo chiều dọc từ trên xuống.

Sợi cây ngô đồng trước khi làm võng sẽ được ngâm và rửa sạch bằng xà phòng. Công đoạn quan trọng là phơi nắng cho khô, rồi bó lại thành từng bó nhỏ để sử dụng khô khi đan võng.

Nghề đan võng ngô đồng. (Nguồn: Báo Quảng Nam)
Nghề đan võng ngô đồng. (Nguồn: Báo Quảng Nam)

Đan võng ngô đồng khá phức tạp hơn nhiều so với đan lưới, hay đan rổ hay rá. Muốn đan võng trước hết phải biết kỹ thuật khâu dây, người đan phải cẩn thận thắt nút rồi đan thành nhiều nút. Mỗi chiếc võng ngô đồng là một kỳ công, tùy theo loại võng (4 dây) hay võng 6 người (6 dây). Việc đan một chiếc võng cần thời gian là 2 tháng (60 ngày) liên tục.

Không giống như các loại võng khác, võng ngô đồng độ bền cực cao lên đến 15 - 20 năm và vẫn mang lại cảm giác rất êm ái khi nằm.

Khách hàng mua võng ngô đồng không chỉ vì nhu cầu sử dụng mà còn là thú vui, niềm đam mê tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa địa phương của vùng đất Cù Lao Chàm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Lễ hội Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Trong khuôn khổ các chương trình thuộc Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024, tối 27/8, tại huyện Cầu Kè, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc Lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè; đồng thời, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội này là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Khai giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương khóa XIV

Khai giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương khóa XIV

Chiều 28/8, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ 2).Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng.
Ba Chẽ vượt khó

Ba Chẽ vượt khó "về đích" cuộc điều tra 53 DTTS

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 15:57, 28/08/2024
Từ ngày 01/7/2024, cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) được triển khai đồng loạt trên toàn quốc. Với đặc thù địa bàn miền núi biên giới, dân cư sống rải rác, tuy nhiên cùng với cả nước, Cuộc điều tra 53 DTTS trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đến ngày 15/8 đã hoàn thành kế hoạch, đảm bảo tiến độ và chất lượng thu thập thông tin.
Rộn ràng ngày hội các Nhà Văn hóa thôn - Khu phố tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh 2024

Rộn ràng ngày hội các Nhà Văn hóa thôn - Khu phố tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:54, 28/08/2024
Tối 27/8, tại Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Khai mạc “Liên hoan văn nghệ các Nhà Văn hóa thôn - Khu phố tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2024”.
Lễ hội Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Lễ hội Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 15:52, 28/08/2024
Trong khuôn khổ các chương trình thuộc Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024, tối 27/8, tại huyện Cầu Kè, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc Lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè; đồng thời, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội này là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.
Giải vô địch Đông Nam Á - Mitsubishi Electric Cup 2024 sẽ khởi tranh từ 8/12

Giải vô địch Đông Nam Á - Mitsubishi Electric Cup 2024 sẽ khởi tranh từ 8/12

Thể thao - Hoàng Minh - 15:48, 28/08/2024
Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa thông báo điều chỉnh thời gian tổ chức giải bóng đá vô địch Đông Nam Á - Mitsubishi Electric Cup 2024.
Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện và phát triển bền vững

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện và phát triển bền vững

Thời sự - PV - 12:05, 28/08/2024
Sáng 28/8, phát biểu tại Lễ tôn vinh Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024, nêu bật mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể thiếu đóng góp của trí thức, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và đặt niềm tin vào đội ngũ trí thức nước nhà, xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện và phát triển bền vững là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và xã hội.
Đất cằn “nở hoa”

Đất cằn “nở hoa”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/8, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 3.000 người tham gia Vòng xòe đoàn kết “Lung linh sắc màu Than Uyên - Lai Châu” mừng Tết Độc lập. Trăm năm nghề rèn Bản Phố. Đất cằn “nở hoa”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương

Thời sự - PV - 09:55, 28/08/2024
Sáng 28/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương. Dự buổi làm việc có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
Các dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển

Các dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển

Thời sự - Như Tâm - 08:46, 28/08/2024
"Các dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển", là chủ đề Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức diễn ra tại Trung tâm hội nghị của tỉnh Cà Mau vào sáng ngày 27/8. Đại hội nhằm tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc của tỉnh trong 5 năm qua (2019 – 2024); đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc 5 năm tiếp theo (2024 – 2029); Đồng thời, ghi nhận, biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trên các lĩnh vực đời sống xã hội của địa phương.
Kon Tum: Nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở khu vực biên giới

Kon Tum: Nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở khu vực biên giới

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 08:41, 28/08/2024
Tỉnh Kon Tum có 13 xã biên giới, phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS và diện mạo các xã biên giới ngày càng khởi sắc.
Trường Đại học Công nghệ Đông Á: Hiện thực hóa việc học Đại học bằng chương trình học bổng 100%

Trường Đại học Công nghệ Đông Á: Hiện thực hóa việc học Đại học bằng chương trình học bổng 100%

Giáo dục - Xuân Hải - 02:41, 28/08/2024
Trong thời đại giáo dục trở thành chìa khóa của thành công, việc tiếp cận với một nền tảng Đại học chất lượng cao vẫn còn là một thách thức lớn đối với nhiều học sinh, sinh viên. Trường Đại học Công nghệ Đông Á đã mở ra một cánh cửa mới cho các em học sinh, sinh viên ưu tú nhưng kém may mắn. Với chương trình học bổng toàn phần 100%, không chỉ giúp các em thực hiện ước mơ học tập mà còn là bước đầu tiên trong việc mở ra cơ hội giáo dục và phát triển sự nghiệp cho thế hệ trẻ. Điều này, thể hiện cam kết của Trường Đại học Công nghệ Đông Á trong việc đầu tư vào tương lai của cộng đồng, mở rộng cơ hội giáo dục và xây dựng một xã hội tri thức bền vững.
Những địa điểm du lịch dịp nghỉ lễ 2/9 hấp dẫn nhất

Những địa điểm du lịch dịp nghỉ lễ 2/9 hấp dẫn nhất

Du lịch - Minh Thu - 02:37, 28/08/2024
Kỳ nghỉ lễ 02/9/2024 kéo dài 4 ngày liên tục từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9 là dịp lý tưởng để người lao động “xả hơi” sau những ngày làm việc căng thẳng. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu một số điểm du lịch để bạn đọc cân nhắc cho chuyến hành trình cùng những người thân yêu.