Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Rồ Ôn giữ nghề mây tre đan truyền thống

Thái Sơn Ngọc - 20:09, 24/12/2024

Rồ Ôn là khu dân cư xã vùng cao Phước Hà thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, có nhiều nghệ nhân tâm huyết giữ nghề mây tre đan truyền thống của đồng bào Raglay. Các sản phẩm đan lát từ mây tre “mẹ truyền con nối” gắn bó với đời sống người dân địa phương. Nghề mây tre đan tạo ra những sản phẩm tinh xảo, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm cho đồng bào Raglay, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.

Bà Ta Cai Gia Thị Ớ, người cao tuổi ở Rồ Ôn có trên 50 năm gắn bó với nghề mây tre đan.
Bà Ta Cai Gia Thị Ớ, người cao tuổi ở Rồ Ôn có trên 50 năm gắn bó với nghề mây tre đan.

Trở lại thôn Rồ Ôn vào những ngày giữa tháng 12/2024, chúng tôi ghi nhận đời sống vùng đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc. Cánh đồng Dá Tang Hạ vào mùa thu hoạch trúng mùa được giá, nông dân phấn khởi chở lúa về phơi trên sân nhà. Chúng tôi cảm nhận không khí thanh bình, no ấm nơi làng nghề mây tre đan truyền thống của đồng bào Raglay. 

Anh Tạ Yên Mới, Trưởng thôn Rồ Ôn cho biết, đây là khu dân cư có số người giữ nghề mây tre đan nhiều nhất của xã Phước Hà. Toàn thôn hiện có 108 hộ với 447 khẩu đồng bào dân tộc Raglay. Đời sống của bà con dựa vào nguồn thu nhập từ canh tác 43 ha ruộng lúa chủ động tưới hệ thống thủy lợi hồ Tân Giang, gieo trồng 2 vụ/năm. Kết hợp canh tác 80 ha đất nương rẫy và chăn nuôi gia súc, giúp bà con có thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm.

 Trưởng thôn Tạ Yên Mới dẫn chúng tôi đến tìm hiểu chuyện giữ nghề mây tre đan của đồng bào Raglay ở địa phương. Đến thăm gia đình Ta Cai Gia Thị Ớ, gặp bà đang cần mẫn ngồi vót nan đan những chiếc chick xinh xắn, tinh xảo. Chick là đồ dùng mây tre phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Đồng bào Chăm dùng chick đựng phẩm vật đưa lên cúng ở các đền tháp.
Đồng bào Chăm dùng chick đựng phẩm vật đưa lên cúng ở các đền tháp.

Bà Ớ là người cao tuổi ở thôn Rồ Ôn đã gắn bó với nghề đan lát hơn nửa thế kỷ. Bà Ớ không rành tiếng phổ thông nên chúng tôi phải nhờ anh Mới phiên dịch. Bà kể, từ thời con gái ở trên núi cao thuộc vùng chiến khu Anh Dũng, bà được mẹ truyền dạy nghề đan các vật dụng mây tre phục vụ sinh hoạt gia đình. Sau năm 1975, đất nước thanh bình, Rồ Ôn dời làng xuống đất bằng định cư, bà Ớ được các thương lái từ đồng bằng lên đặt đan lát các mặt hàng mây tre. Một chiếc chick do bà Ớ đan được thương lái thu mua 100 ngàn đồng chiếc nhỏ; 150 ngàn đồng chiếc lớn. Từ đan chick, bà có thu nhập trung bình 3 - 4 triệu đồng/tháng, cuộc sống ổn định giúp gia đình bà thoát khỏi diện hộ nghèo. Bà Ớ tận tâm truyền dạy nghề mây tre đan cho bà con tộc họ như Ta Cai Thị Tai, Chamalea Thị Ơi, Ma Năng Thị Đuối. Các bà Tai, Ơi, Duối tiếp tục truyền cho con cháu giữ nghề mây tre đan với các sản phẩm gùi, cà tăng, nia, chick…

Gia đình chị Ané Thị Thủy làm nghề mây tre đan có thu nhập, bảo đảm cuộc sống ổn định, nuôi con ăn học chi đáo.
Gia đình chị Ané Thị Thủy làm nghề mây tre đan có thu nhập, bảo đảm cuộc sống ổn định, nuôi con ăn học chu đáo.

Cách nhà bà Ta Cai Gia Thị Ớ vài chục bước chân là chị Ané Thị Thủy cũng đang cần mẫn đan những chiếc nan lồ ô hoàn thành tấm cà tăng kịp giao theo đơn đặt hàng của thương lái. Để hoàn thành một tấm cà tăng có chiều ngang 1,2 m, chiều dài 8 m, chị phải mất một tuần lên núi lấy nan và hơn 10 ngày đan ròng rã với hàng ngàn chiếc nan đan “long mốt” gắn kết bền chặt theo bàn tay chịu thương chịu khó gắn bó với nghề của người thợ. Thương lái lên Phước Hà trực tiếp thu mua cà tăng của chị Thủy với giá 150 ngàn đồng/mét, chiếc cà tăng dài 8 mét bán được 1,2 triệu đồng. Anh Pô Pôn Minh, chồng chị Thủy là nghệ nhân đan gùi tiêu biểu ở thôn Rồ Ôn. Để hoàn thành một chiếc gùi, anh Minh mất một tuần lên núi chặt là a, rồi ra nan và đan lát hoàn thành, bán được 500- 600 ngàn đồng/chiếc.

Ngoài nghề đan lát truyền thống, vợ chồng chị Thủy còn canh tác 2 sào ruộng lúa chủ động tưới từ hệ thống thủy lợi Tân Giang và nuôi 2 con bò cái sinh sản từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Nhờ nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp kết hợp nghề mây tre đan bảo đảm cuộc sống gia đình ổn định, chị nuôi con gái út là Ané Thị Vải học hành chu đáo. Hiện nay, cháu Ané Thị Vải đang học lớp 9 - Trường THCS Dân tộc nội trú Ninh Phước. “Từ lúc 15 tuổi, mình được mẹ ruột là bà Ané Thị Cò truyền dạy nghề mây tre đan. Đây là nghề truyền thống của ông bà xưa truyền lại, con cháu cố gắng giữ lấy nghề mây tre đan. Nghề đan mây tre tuy chưa thể làm giàu nhưng mang lại thu nhập ổn định vào những tháng nông nhàn, có thêm chút tiền để trang trải sinh hoạt gia đình, bảo đảm cuộc sống không bị thiếu đói”, chị Thủy chia sẻ niềm vui.

: Sản phẩm mây tre đan của đồng bào Raglay thôn Rồ Ôn được thương lái thu mua đưa đến bán lại cho vùng đồng bào Chăm.
:Sản phẩm mây tre đan của đồng bào Raglay thôn Rồ Ôn được thương lái thu mua đưa đến bán lại cho vùng đồng bào Chăm.

“Tính đến cuối năm 2024, thôn Rồ Ôn còn 16 hộ nghèo, giảm 31 hộ so với cuối năm 2023. Nhờ nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp và đan lát mây tre giúp bà con có cuộc sống ổn định, các hộ làm nghề đan lát mây tre đều thoát khỏi diện hộ nghèo. Ngày 8/12/2024, Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi hỗ trợ 21 con bò cái giống sinh sản cho 7 hộ cận nghèo, tạo sinh kế giúp bà con vươn lên thoát nghèo bền vững. Rồ Ôn hiện có 23 hộ với trên 40 lao động gắn bó với nghề truyền thống. Cấp ủy và chính quyền xã Phước Hà quan tâm, vận động bà con gìn giữ, truyền dạy đưa nghề mây tre đan ngày càng phát triển, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho  đồng bào dân tộc Raglay”, Trưởng thôn Tạ Yên Mới phấn khởi cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thạch Thị Kim Hoa - cô gái Khmer tạo vẻ đẹp quyến rũ cho hoa lan

Thạch Thị Kim Hoa - cô gái Khmer tạo vẻ đẹp quyến rũ cho hoa lan

Vì đam mê với loài hoa lan, mà Thạch Thị Kim Hoa, cô gái Khmer ở ấp Căm Xe, xã Minh Hoà, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trở thành nghệ nhân trẻ tuổi cùng nhiều giải thưởng lớn, trong đó giải thưởng Lương Định Của - phần thưởng cao quý do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng những thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới... Cô cũng là một trong 11 gương mặt thanh niên DTTS tiêu biểu được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên xuất sắc, tiêu biểu lần thứ XI, năm 2024, được tổ chức vào cuối tháng 12 tại Hà Nội.
Tin nổi bật trang chủ
Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam

Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam

Thời sự - PV - 21:24, 24/12/2024
Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với 3 nước.
Mai anh đào gọi Xuân về

Mai anh đào gọi Xuân về

Giải trí - Hoàng Ngọc Thanh - 20:44, 24/12/2024
Lần đầu tôi đến Đà Lạt là vào mùa mai anh đào nở rộ. Trước đó tôi đã nghe nhiều về loài hoa này nhưng khi tận mắt ngắm nhìn, vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp như thơ của nàng hoa. Trong hanh hao se lạnh của phố núi mờ sương, từng chùm mai anh đào bung mình khoe sắc. Cánh hoa e ấp như em bé đang say mộng bỗng giật mình tỉnh giấc, như cô sơn nữ ngơ ngác trước phố xá rộn ràng. Màu hồng tươi thắm trong vạt nắng vàng chảy mật, rạng rỡ gọi Xuân về.
Hồi sinh một đỉnh hùng quan

Hồi sinh một đỉnh hùng quan

Du lịch - Tiêu Dao - 20:41, 24/12/2024
Cái bắt tay "lịch sử" của hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã làm sống dậy một hùng quan, tạo lập một hình mẫu tiêu biểu về công tác khôi phục bảo tồn di sản. Cứ thế, Hải Vân Quan đã sống dậy như một thời hào hùng thủa xưa, nơi mà người người đi qua phải nhớ đến.
Thanh Hóa: Hai gương mặt sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024

Thanh Hóa: Hai gương mặt sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 20:37, 24/12/2024
Năm 2024 đánh dấu năm thứ 11 Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tổ chức. Sự kiện do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện, nhằm tôn vinh các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất trên cả nước. Ở Thanh Hóa có hai sinh viên dân tộc Mường và Thổ đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024
Những dòng họ khuyến học ở vùng cao Bát Xát

Những dòng họ khuyến học ở vùng cao Bát Xát

Giáo dục - Trọng Bảo - 20:31, 24/12/2024
Bát Xát (Lào Cai) là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn; tuy nhiên, thời gian qua công tác khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh mẽ. Trong đó, các dòng họ khuyến học trong đồng bào DTTS đã và đang góp phần lan tỏa tinh thần hiếu học, học tập suốt đời.
Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư

Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay 24/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt. Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư. Lễ hội Kìn chiêng bốc mạy của người Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nậm Nhùn (Lai Châu): Quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mảng

Nậm Nhùn (Lai Châu): Quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mảng

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 20:25, 24/12/2024
Để bảo tồn, gìn giữ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; cùng với đó là sử dụng các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia để góp phần giữ gìn và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mảng.
Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025

Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025

Sức khỏe - Minh Nhật - 20:20, 24/12/2024
Chú trọng protein, các thực phẩm chống viêm, nguồn gốc thực vật, cắt giảm đường và muối là những xu hướng trong chế độ ăn uống sẽ được nhiều người lựa chọn vào năm 2025.
Hàm Yên với phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Hàm Yên với phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 20:19, 24/12/2024
Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai linh hoạt nhiều giải pháp xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo.
Hàm Yên quyết tâm đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2025

Hàm Yên quyết tâm đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2025

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 20:17, 24/12/2024
Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển”, năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao quyết tâm chính trị, vượt qua mọi khó khăn, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển đi lên của huyện.
Độc đáo lễ Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Cống tại vùng cao Nậm Nhùn

Độc đáo lễ Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Cống tại vùng cao Nậm Nhùn

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 20:15, 24/12/2024
Lễ Mừng lúa mới (Hàng Sị Phạt) của dân tộc Cống tại huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc. Đây cũng là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.