Được phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2018, với tổng mức đầu tư hơn 553 tỷ đồng, nhưng đến nay, dự án hồ chứa nước Đăk Pokei, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) vẫn chưa thể cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho người dân. Người dân “mỏi mòn” chờ đợi nước để sản xuất, trong khi chủ đầu tư công trình liên tục hứa hẹn ngày hoàn thành.
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Sáng 6/2, tại thôn Kon Rlong, xã Đăk Kôi, UBND huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Lễ ra quân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang và lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến dự Lễ cùng với đồng bào Xơ Đăng ở xã Đăk Kôi.
Huyện Kon Rẫy (Kon Tum) có hơn 65% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS). Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS huyện Kon Rẫy đã từng bước đổi thay. Cái nghèo khó đang dần được đẩy lùi và cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn đang dần hiện hữu.
Ngày 1/7, tại huyện Kon Rẫy (Kon Tum), Cục Thống kê tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND huyện Kon Rẫy tổ chức điểm Lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS năm 2024.
Chiều ngày 14/6, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện lần thứ IV – năm 2024. Với chủ đề “Các dân tộc huyện Kon Rẫy đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Media -
Ngọc Chí -
01:07, 24/10/2023 Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đã quan tâm giải quyết kịp thời tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho người DTTS.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chỉ thị số 12, ngày 18/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum “về xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)”, huyện Kon Rẫy đã có nhiều giải pháp linh động, phù hợp điều kiện thực tiễn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS, qua đó mang đến những thay đổi tích cực, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào DTTS nơi đây.
Ngày 28/10, Ban An toàn giao thông tỉnh Kon Tum đã có văn bản gửi Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, UBND huyện Kon Rẫy và UBND Tp. Kon Tum đề nghị tăng cường quản lý, kiểm soát tải trọng, tốc độ xe tải chở cát, vật liệu đắp trên địa bàn qua đó, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn giao thông.
Ngày 29/6, tại xã căn cứ cách mạng Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy (Kon Tum), Tỉnh đoàn Kon Tum phối hợp với Tỉnh đoàn Đồng Nai tổ chức ra quân chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng năm 2024.
Toàn tỉnh Kon Tum hiện có 678 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Không chỉ là cầu nối tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS, những già làng, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn phát huy tốt vai trò trên nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Tuổi cao, sức yếu, đôi chân đã mỏi, đôi tay không còn nhanh nhẹn, nhưng Nghệ nhân ưu tú Y Ber (dân tộc Ba Na – nhánh Jơ Lơng) ở làng Kon Săm Lũ, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) vẫn đang miệt mài giữ nghề làm gốm. Trăn trở lớn nhất của bà hiện nay là, nghề làm gốm truyền thống của người Ba Na đứng trước nguy cơ thất truyền.
Trong 2 ngày (29 - 30/8), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi năm 2024, cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Kon Rẫy.
Vào khoảng 16h45 ngày 13/04, tại Km 157, Quốc lộ 24 (thuộc địa phận thôn Đắk Puih, xã Đắk Tờ Re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe ô tô tải và xe ô tô khách 36 chỗ. Vụ tai nạn khiến 23 người trên xe khách thương vong, các phương tiện đều bị hư hỏng nặng.
Tối 3/8, tại Nhà rông văn hóa thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, UBND huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ I-2022.
Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.
Trong thời gian gần đây, cùng với cà phê, cao su, dược liệu, cây mắc ca đã và đang được người dân trên địa bàn huyện Kon Rẫy (Kon Tum) xác định là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.
Mỗi khi bình minh ló rạng, nhìn về phía những đứa bạn đang tung tăng đến lớp, Y Liễu (ở làng Kon Keng, xã Đăk Tơ Lung, Kon Rẫy, Kon Tum) lại lặng buồn ngồi mơ tưởng được quay về với sự hồn nhiên nhưng mơ tưởng giản đơn ấy như làn khói mong manh.
Từ việc gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, người dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng ý thức được việc tăng cường quản lý bảo vệ và không để xảy ra mất rừng. Rừng phòng hộ giao khoán cho dân ở xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) ngày càng thêm xanh.