Triển khai thực hiện Dự án 6 Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận phối hợp UBND xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình tổ chức Lớp truyền dạy kỹ thuật làm gốm truyền thống cho các học viên người Chăm.
Vừa qua, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Nhằm giới thiệu và tôn vinh nghệ thuật làm gốm độc đáo của đồng bào dân tộc Chăm, trong Ngày hội sắc Xuân 2023 tại Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam, các nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đã tái hiện các công đoạn làm gốm đến đông đảo du khách thăm quan, du lịch.
Trong những ngày này, đồng bào Chăm làng Bàu Trúc phấn khởi mừng đón Lễ hội Katê 2024 đầm ấm, vui tươi. Sau khi dâng lễ thần linh các đền tháp, bà con về làng tổ chức giỗ tổ nghề gốm, tưởng nhớ công ơn tiền nhân dày công sáng tạo, truyền dạy cho con cháu ngày nay. Không khí giỗ tổ gốm Chăm Bàu Trúc diễn ra rộn ràng từ khu dân cư đến đền thờ Pô Klong Can.
Diễn ra trong 1 ngày, với 800 đại biểu tham dự trực tiếp, Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” tổ chức ngày 17/12/2022, tại Bắc Ninh, đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, thẳng thắn. Trong đó, tham luận của Trưởng đại diện UNESSCO tại Việt Nam đã khuyến nghị nhiều giải pháp hữu ích cho công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển văn hóa của Việt Nam trong thời gian tới.
Kinh tế -
Thái Sơn Ngọc -
04:58, 02/12/2023 HTX Gốm Chăm Bàu Trúc là một trong những đơn vị kinh tế tập thể tiêu biểu, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận. HTX huy động các nguồn lực đầu tư nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống người lao động gắn bó với làng nghề truyền thống. Đặc biệt, nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”, tạo động lực đưa sản phẩm gốm Chăm phát triển lên tầm cao mới.