Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Mở rộng đất diễn cho cồng chiêng (Bài 3)

Lê Hường - 06:38, 02/11/2022

Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng không chỉ cấp chiêng, trang phục truyền thống, truyền dạy cồng chiêng, mà còn phải tạo “đất diễn” để cồng chiêng cất tiếng. Vì vậy, Đắk Lắk đang tích cực phục dựng các hoạt động các nghi lễ, lễ hội truyền thống, tổ chức các chương trình biểu diễn cồng chiêng, ngày hội văn hóa các dân tộc, mở rộng không gian để văn hóa cồng chiêng lan tỏa, phát huy giá trị bản sắc văn hóa đặc sắc.

Phục dựng Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê tại Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk
Phục dựng Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê tại Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk

Tạo “môi trường thiêng” để cồng chiêng vang tiếng

Cồng chiêng gắn bó mật thiết với con người Tây Nguyên, là tiếng nói tâm linh, tâm hồn con người để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Cồng chiêng chỉ thực sự “sống”, khi ở đúng không gian của nó, và lễ hội, nghi lễ chính là một phần không gian của văn hóa cồng chiêng. Ở đó, tiếng chiêng ngân vừa rộn rã và linh thiêng xuyên suốt từ đầu đến kết thúc buổi lễ.

Đầu tháng 5/2022 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Đắk Lắk tổ chức phục dựng Lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê tại nhà bà H’Djuăn Niê (SN 1977) ở buôn Drai Sí, xã Ea Ta, huyện Cư M’gar. Từ sáng sớm, bà con trong buôn đã đến giúp gia đình chuẩn bị đồ lễ, các nghệ nhân lau chiêng sạch sẽ.

Trước khi nghi lễ diễn ra, đội cồng chiêng đã hợp tấu bài chiêng truyền thống báo hiệu nghi lễ bắt đầu, mọi người ổn định chỗ ngồi theo phong tục. Cứ như vậy, tiếng chiêng ngân vang suốt buổi lễ để thầy cúng thực hiện các nghi thức khấn bẩm báo, mời các thần linh, ông bà tổ tiên về chứng giám đến người thân, xóm làng trao vòng đồng cho người được kết nghĩa và lần lượt thưởng thức rượu cần.

Nhiều năm làm thầy cúng, ông Y Chốh Niê (70 tuổi) ở buôn Drai Sí, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, hiểu rõ tầm quan trọng của các nghi lễ trong cuộc sống của đồng bào Ê Đê và vai trò của cồng chiêng trong các nghi lễ.

Thầy cúng Y Chốt bảo: cồng chiêng là phương tiện giao tiếp của con người với thần linh. Vì vậy, trong tất cả các lễ hội của buôn làng, nghi lễ vòng đời con người của các dân tộc Tây Nguyên đều phải có tiếng cồng chiêng. Trước khi diễn ra một nghi lễ, bà con trong buôn phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và tuân thủ quy tắc, phong tục của dân tộc mình, trong đó không thể thiếu cồng chiêng.

Phục dựng lễ cúng lúa mới của đồng bào M’nông Gar
Phục dựng lễ cúng lúa mới của đồng bào M’nông Gar

Theo ông Y Mang, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cư M’gar, nghi lễ kết nghĩa anh em mang ý nghĩa nhân văn và tính giáo dục cộng đồng. Để nghi lễ kết nghĩa anh em được diễn ra thuận lợi, đúng phong tục, phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt, không thể thiếu tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống H’gơ. “Theo truyền thống của người Ê Đê, chỉ những người trong cùng một dòng họ mới được làm nghi lễ kết nghĩa anh em”.

Ngoài cấp chiêng, trang phục truyền thống và truyền dạy đánh chiêng, những năm qua tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức trình diễn, phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống như Lễ cúng bến nước, lễ cúng cầu mưa, lễ kết nghĩa anh em, Lễ cúng lúa mới, Lễ cúng ché của người Ê Đê, M’nông… 

Giai đoạn 2016-2020, Sở VHTTDL Đắk Lắk đã tổ chức phục dựng 5 nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS. Từ đầu năm đến nay, Sở VHTTDL đã tổ chức phục dựng 2 nghi lễ truyền thống của dân tộc M’nông, Ê Đê trên địa bàn tỉnh.

Đưa cồng chiêng lên sân khấu

Trước đây, không gian văn hóa cồng chiêng chỉ bó hẹp trong nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tây Nguyên, nhưng nay cồng chiêng đã hiện diện ở nhiều nơi và trên cả sân khấu hiện đại, với chất liệu nghệ thuật dân gian, đặc trưng truyền thống. “Âm vang đại ngàn” đang được nhiều người chú ý, đồng tình ủng hộ.

Ông Y Kô Niê, Phó trưởng Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk cho rằng: Chương trình sẽ ngày càng hấp dẫn hơn khi các tiết mục gắn với phục dựng các nghi thức, lễ hội truyền thống, phong tục và tín ngưỡng của các dân tộc tại chỗ nơi đây. Chỉ có nghi lễ, lễ hội cồng chiêng mới thể hiện được chức năng xã hội, tâm linh của nó. Sự kết hợp đó tạo ra không gian đặc trưng riêng cho cồng chiêng hòa tấu, truyền cảm xúc đến người tham dự. Có như vậy, mới lôi cuốn mọi người, nhất là du khách phương xa khi được cảm nhận, hiểu thêm về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Chương trình “Âm vang đại ngàn” thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
Chương trình “Âm vang đại ngàn” thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

Trung tuần tháng 7 vừa qua, Chương trình “Âm vang đại ngàn” tròn 5 năm ra mắt, phục vụ công chúng và du khách đến với Đắk Lắk, sau gần 2 năm tạm dừng do ảnh hưởng dịch Covid-19. Với các hoạt động nghệ thuật mang đậm giá trị văn hóa dân gian, truyền thống của đồng bào Tây Nguyên, như hòa tấu cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống, hát múa dân gian, nghi thức mời uống rượu cần, trải nghiệm thực hành các loại nhạc cụ truyền thống cùng nghệ nhân, nghệ sĩ… chương trình đã để lại những ấn tượng đặc biệt đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

Theo thống kê, trong 5 năm ra mắt phục vụ công chúng, đến nay Chương trình “Âm vang đại ngàn” đã tổ chức gần 90 buổi diễn, với hơn 500 tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Chương trình “Âm vang đại ngàn” chủ yếu dựa trên vốn văn hóa truyền thống của các DTTS Tây Nguyên.

Theo ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Đắk Lắk, dân tộc Ê Đê nói riêng và cộng đồng 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, sở hữu rất nhiều văn hóa dân gian đặc sắc. Ngoài những sự độc đáo về cồng chiêng, sử thi, kiến trúc nhà dài,... thì các nghi thức, nghi lễ, lễ hội của đồng bào dân tộc Ê Đê, M’nông, Jarai cũng phong phú.

 Việc phục dựng nghi lễ truyền thống nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, ngành VHTTDL tỉnh Đắk Lắk sẽ chủ động tái hiện, phục dựng và trình diễn nhiều lễ hội khác nhau của nhiều dân tộc khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Đắk Lắk chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới, cơ hội thoát nghèo bền vững, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống đồng bào DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch

Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch

Chương trình Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu năm 2024 với chủ đề “Hòa bình - Di nguyện của tổ tiên” sẽ được tổ chức vào lúc 20h (giờ Việt Nam), ngày 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của kiều bào từ gần 50 quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Media - BDT - 22:57, 16/04/2024
Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 22:07, 16/04/2024
Chiều 16/4, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 21:47, 16/04/2024
Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer đang rộn ràng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây (diễn ra từ ngày 13-16/4/2024). Không có điều kiện vào vùng Nam Bộ dịp này, nhiều du khách, phật tử đã có mặt tại không gian chùa Kh’léang tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) để trải nghiệm hoạt động đón Tết cổ truyền, do đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Media - BDT - 20:00, 16/04/2024
Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Media - BDT - 19:31, 16/04/2024
Nghiện game không phải yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, nghiện là một bệnh của não bộ làm biến đổi thể chất và tinh thần của người bệnh.Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy đang có sự gia tăng thanh thiếu niên nghiện game đến khám, điều trị nghiện game và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo. Vậy nghiện game có thể được xem là một bệnh lý về tâm thần, với các biểu hiện của rối loạn kiểm soát hành vi. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp cho quý vị và các bạn một số cách xử trí đối với người nghiện game.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 19:25, 16/04/2024
Vấn đề gạo giả đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng cũng như uy tín của ngành nông nghiệp Việt Nam. Để ngăn chặn hiện tượng này, cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả.
Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Phóng sự - Hà Minh Hưng - 19:21, 16/04/2024
Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.
Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Xã hội - Minh Nhật - 19:15, 16/04/2024
Các vụ bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ học sinh bạo hành lẫn nhau, giáo viên bạo hành học sinh, phụ huynh hành hung giáo viên mà không ít phụ huynh bạo hành bạn học của con, đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia cho rằng đây thực sự là một hệ quả của một chuỗi các hành vi lệch chuẩn.
Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Giáo dục - T.Hợp - 19:09, 16/04/2024
Ngày 15/4, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Để biết điểm thi, thí sinh làm theo các bước dưới đây để xem điểm thi đánh giá năng lực nhanh nhất.
Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Xã hội - An Yên - 19:07, 16/04/2024
Công tác thống kê, điều tra dân số và nhà ở nói chung, vùng DTTS ở Nghệ An trong tháng 4 năm 2024 đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Dù gặp một số khó khăn, vướng mắc nhưng tiến độ điều tra, thống kê vẫn đảm bảo theo kế hoạch.