Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mộng mơ vùng cao A Lưới

Uyển Nhi - 17:52, 07/10/2022

A Lưới là một huyện miền núi biên giới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. A Lưới nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích hào hùng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: dãy rừng nguyên sinh, thác A Nôr, suối Đăq Pling, Suối Pâr le…Bên cạnh đó, đến nay A Lưới vẫn còn lưu giữ những phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực và lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây vô cùng độc đáo thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Mộng mơ vùng cao A Lưới

Thời điểm ghé thăm A Lưới

Khí hậu ở A Lưới được chia ra làm hai mùa rõ rệt là: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8. Đây là thời điểm đẹp nhất cho bạn khám phá A Lưới.

Phương tiện đi lại

Cách trung tâm thành phố Huế hơn 70km, đường tới A Lưới hiện nay khá thuận lợi. Các bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô. Để tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể đi bằng xe khách từ Huế tới A Lưới.

Nếu đi bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy bạn có thể di chuyển theo tuyến đường Điện Biên Phủ – Lê Ngô Cát – Minh Mạng qua Quốc Lộ AH1, sau đó rẽ qua Cầu Tuần và cứ thẳng đường là sẽ tới huyện A Lưới.

Mộng mơ vùng cao A Lưới 1

Địa điểm lưu trú

Một số địa điểm đáng để lưu trú trong chuyến du lịch A Lưới cho bạn lựa chọn là Homestay Mường A Lưới, Homestay Hồng Hạ, Homestay Anôr House, Hồ Trâm Homestay, Paco Tựa Homestay... Ngoài ra bạn có thể lưu trú tại một số khách sạn, nhà nghỉ như: Khách sạn Đô Thành, nhà Nghỉ Anh Đức, nhà nghỉ Trường Sơn, nhà nghỉ Kiều My, nhà nghỉ Cội Nguồn, nhà nghỉ Tây Thiên, nhà nghỉ Aliha…

Những điểm tham quan nổi tiếng tại A Lưới

Thác A Nôr nằm cách trung tâm huyện A Lưới 30km về phía Đông Bắc. Nơi đây được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh và những suối nước nóng thích hợp cho bạn vui chơi và khám phá. Thác A Nôr có ba tầng ở 3 độ cao khác nhau, trong đó, thác cao nhất hơn 120 mét. 3 dòng thác ẩn mình giữa đại ngàn thi nhau tung bọt trắng xóa, đổ xuống, trải dài như mái tóc của người con gái miền sơn cước khiến bạn bị mê hoặc trước một kiệt tác của thiên nhiên tuyệt diệu này. Ngay ở dưới chân thác là hồ nước rộng lớn để bạn thoải mái vui chơi, bơi lội và ngâm mình trong làn nước mát lạnh.

Người dân sinh sống quanh thác A Nôr cũng rất thân thiện, mến khách. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào Pa Cô.

Mộng mơ vùng cao A Lưới 2

Suối A Lin

Suối A Lin hay còn biết đến với cái tên suối A La hoặc Đăq Pling. Mang trong mình vẻ đẹp hoang dã của núi rừng, càng đi về phía thượng nguồn của suối A Lin thì phong cảnh càng quyến rũ với những thác nước tung bọt trắng xóa tuyệt đẹp.

Bên cạnh đó, khi đến đây, bạn sẽ được lắng nghe bản hòa tấu đặc sắc từ núi rừng, đó là tiếng róc rách của suối, tiếng líu lo của những chú chim, tiếng xào xạc của gió thổi vào lá cây và vô số thanh âm trong trẻo khác. Đan xen giữa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, dọc theo hai bên bờ suối bạn có thể ngắm nhìn những nhánh hoa rừng đua nhau khoe sắc thơm mát cả một vùng. Tất cả sẽ cho bạn cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những giây phút thư thái, thoải mái lạ thường.

Chợ phiên A Lưới: Chợ phiên nơi đây bắt đầu nhộn nhịp từ tờ mờ sáng. Nơi đây bày bán những sản vật của đồng bào các dân tộc như măng tươi, rau rớn, búp chuối rừng, măng, sả, khoai, ngô… và cả lợn, gà. Ngoài ra, nơi đây còn bán rất nhiều áo quần may sẵn, đồ thổ cẩm cùng rất nhiều mặt hàng lưu niệm thủ công phong phú, bắt mắt do đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây làm ra .

Du lịch cộng đồng thôn A Hưa: Thôn A Hưa, xã Nhâm cách thị trấn A Lưới 5km về phía Tây. Đến với A Hưa bạn sẽ được trải nghiệm các hoạt động du lịch cộng đồng thú vị như: Tìm hiểu văn hóa truyền thống của người Tà Ôi, thưởng thức ẩm thực độc đáo của miền sơn cước, đạp xe tham quan bản làng… Khi đến đây bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những bàn tay tài nghệ của những phụ nữ người Tà Ôi thoăn thoắt bên những khung dệt, dệt nên những tấm thổ cẩm truyền thống (Zèng) mang đậm bản sắc của văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, khi ghé thăm nơi đây bạn sẽ được tham quan cấu trúc Nhà Rông của người Tà Ôi. Đây là biểu tượng của cộng đồng, linh hồn của làng, bản. Cấu trúc ngôi nhà được thiết kế dưới bàn tay tài nghệ của các nghệ nhân, một phần bên trong ngôi nhà được chạm khắc công phu, trang trí rất tài tình.

Đêm đến, dưới ánh lửa bập bùng bạn có thể hoà chung với những điệu múa của tộc người dân tộc nơi đây, cùng thưởng thức những chén rượu cần thơm nồng ở đêm vùng cao A Lưới chắc chắn sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên.

Ngoài các điểm du lịch còn giữ nhiều nét hoang sơ như như trên, các điểm du lịch A Lưới khác cũng thu hút không kém như thác Pông Chất, đập Ta Rê, suối nước nóng A roàng… cùng nhiều con sông, con suối lượn bao quanh vùng núi non, thác ghềnh này như sông A Sáp, Tà Rình…vô cùng hấp dẫn, đáng để bạn tìm hiểu, khám phá.

Mộng mơ vùng cao A Lưới 3

Đặc sản A Lưới

Cũng như nhiều cộng đồng cư trú trên dãy Trường Sơn, người Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô ở A Lưới đã tạo nên đặc trưng trong văn hóa ẩm thực phù hợp với môi trường sống của mình. Những món đặc trưng mà bạn nhất định phải thử khi đến với vùng cao A Lưới là: Thịt gác bếp, xôi trứng nếp cẩm, món chuột nướng ống và Ếch nướng ống, cơm lam A Lưới, bánh A Quát (bánh sừng trâu)...

Bạn còn có thể thưởng thức các món ăn được chế biến từ cá như: Cá gói lá rừng vùi tro, cá nướng, lạp cá, gỏi cá, cá nướng ống, mắm cá (pa đẹec buỏi)… Ngoài ra, các món ăn từ côn trùng như mối, dế, kiến chua, kiến thơm… cũng là món ăn được nhiều người yêu thích khi tới A Lưới.

Mộng mơ vùng cao A Lưới 4

Bạn cần chuẩn bị những gì khi đến A Lưới

Thời tiết A Lưới ban đêm và sáng sớm hơi se lạnh, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc áo khoác mỏng để giữ ấm cho cơ thể lúc cần.

Bạn cũng nên mang theo một số vật dựng cá nhân cần thiết, thuốc tiêu hóa, thuốc cảm và bông băng, thuốc đỏ để phòng trường hợp bị cảm do khí lạnh hay trầy xước da trong lúc trèo đèo, lội suối.

Ngoài ra nơi đây là thiên đường của những con suối và thác nước rất nên thơ, nên hãy chuẩn bị những bộ đồ bơi để có những trải nghiệm thú vị nhất ở đây bạn nhé.

Hãy tạm gác lại những ồn ào của cuộc sống và cùng nhau mạo hiểm vượt qua những cung đường uốn lượn của A Lưới để cảm nhận vẻ đẹp bình dị, hoang sơ, nhưng cũng rất hùng vĩ, nên thơ nơi núi rừng vùng cao xứ Huế./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Nằm bên sườn dãy núi Hoàng Liên hùng vĩ, có độ cao trên 1.300 mét so với mực nước biển, từ lâu địa danh xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) là điểm đến của nhiều du khách. Và đã thành thông lệ, cứ vào thứ Bảy hàng tuần, bà con người Thái, Mông, Khơ Mú các xã Tà Mung, Ta Gia, Khoen On (Than Uyên) lại mang các sản vật ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt.
Tin nổi bật trang chủ
Người trẻ kể chuyện bản làng

Người trẻ kể chuyện bản làng

Không đứng ngoài xu thế phát triển của các trang mạng xã hội, những người trẻ xứ Tuyên đã tận dụng lợi thế kết nối, lan tỏa của Facebook, Tiktok, Youtube để kể lại câu chuyện bản làng. Những nhà sáng tạo nội dung GenZ (thế hệ sinh năm 2000 đến nay) đã quảng bá bản sắc văn hóa, mỹ tục theo cách riêng với tất thảy niềm tự hào về dân tộc, quê hương.
Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống từ cơ sở (Bài 1)

Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống từ cơ sở (Bài 1)

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 4 giờ trước
Những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng tại vùng đồng bào DTTS có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, Với những hoạt động của mình, các đội văn nghệ thôn bản đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, nâng cao đời sông tinh thần cho Nhân dân.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách với Người có uy tín

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách với Người có uy tín

Người có uy tín - Mạnh Cường - 4 giờ trước
Những năm qua, đánh giá cao về vai trò, sức ảnh hưởng của những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đội ngũ này, qua đó, Người có uy tín ngày càng phát huy tốt vai trò trên các mặt công tác ở cơ sở. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế xung quanh vấn đề này.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

Công tác Dân tộc - Hòa Cao - 23:56, 04/06/2023
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, trong tháng 5, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Mường Lát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức 03 Hội nghị tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông cho 35 bản thuộc 05 xã có đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn huyện Mường Lát.
Phó Trưởng Ban dân tộc Nghệ An Lương Văn Khánh: Phải có văn bản điều chỉnh Nghị quyết HĐND tỉnh về phân khai nguồn vốn

Phó Trưởng Ban dân tộc Nghệ An Lương Văn Khánh: Phải có văn bản điều chỉnh Nghị quyết HĐND tỉnh về phân khai nguồn vốn

Tiếng nói từ cơ sở - T.Hải - 23:49, 04/06/2023
Huyện Kỳ Sơn đã làm tờ trình gửi và đề nghị UBND tỉnh Nghệ An tập trung nguồn lực cho địa phương thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719.
Vĩnh Phúc tập trung nguồn lực giữ gìn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Vĩnh Phúc tập trung nguồn lực giữ gìn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Công tác Dân tộc - Hải Khánh - 23:46, 04/06/2023
Các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều có lịch sử lâu đời, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú, mang tính cộng đồng cao. Bởi vậy, việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá của làng nghề truyền thống là hướng đi quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Sáng 3/6, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản đã chủ trì cuộc họp lần thứ 3 Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
Lai Châu: Phát huy vai trò đảng viên trong xóa đói giảm nghèo

Lai Châu: Phát huy vai trò đảng viên trong xóa đói giảm nghèo

Gương sáng - H.Thắm – P.Ly - 23:38, 04/06/2023
Những năm gần đây, nhiều đảng viên dân tộc Mảng ở xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã nêu cao vai trò, trách nhiệm, là hạt nhân trong việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Từ đó, giúp đồng bào dân tộc Mảng từng bước vươn lên, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống mới.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh

Tin tức - Như Tâm - 23:37, 04/06/2023
Vừa qua, đoàn lãnh đạo tỉnh Cà Mau do ông Trần Văn Hiện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm Trưởng đoàn đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh nhân mùa Phật Đản Phật lịch 2567. Tham gia cùng đoàn có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo Công an tỉnh; Ban Tôn giáo tỉnh.
Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 23:33, 04/06/2023
Nằm bên sườn dãy núi Hoàng Liên hùng vĩ, có độ cao trên 1.300 mét so với mực nước biển, từ lâu địa danh xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) là điểm đến của nhiều du khách. Và đã thành thông lệ, cứ vào thứ Bảy hàng tuần, bà con người Thái, Mông, Khơ Mú các xã Tà Mung, Ta Gia, Khoen On (Than Uyên) lại mang các sản vật ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt.
Ghi nhận từ công cuộc chuyển đổi số ở Bắc Giang

Ghi nhận từ công cuộc chuyển đổi số ở Bắc Giang

Khoa học - Công nghệ - Ngọc Diệp - 23:28, 04/06/2023
Trong ba năm liên tiếp (2020, 2021, 2022), tỉnh Bắc Giang dẫn đầu cả nước về lĩnh vực “Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số” trong chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh. Năm 2021, 2022, tỉnh Bắc Giang xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.
Bộ NN&PTNT khảo sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Giang

Bộ NN&PTNT khảo sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Giang

Tin tức - Trí Phương - 16:16, 04/06/2023
Ngày 4/6, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát, nắm tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Xây dựng nông thôn mới (NTM); phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).