Những năm gần đây, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể. Điện, đường, trường, trạm, các mô hình sinh kế được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ đã và đang trở thành động lực quan trọng để A Lưới vươn mình.
Kinh tế -
Minh Thu -
17:00, 08/07/2024 Thực hiện Kế hoạch phát triển cây dược liệu giai đoạn 2021 - 2025 gắn liền với nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy hoạch trên 300ha vùng trồng dược liệu, tập trung tại các xã Quảng Nhâm, A Roàng, Hồng Bắc thuộc huyện A Lưới, từ đó, mở hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở huyện vùng cao này.
Kinh tế -
Phạm Tiến -
11:59, 21/08/2024 Vùng đồng bào DTTS có nhiều tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, khí hậu, bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS để khai thác phát triển du lịch cộng đồng. Để biến lợi thế đó thành sinh kế, giúp đồng bào thoát nghèo, chính quyền địa phương, đồng bào DTTS ở Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai nhiều cách làm hiệu quả.
Kinh tế -
Phạm Tiến -
10:38, 12/06/2024 Mới đây, Hội đồng thẩm định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 đã bỏ phiếu đồng ý trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Thoát khỏi huyện nghèo trước hẹn là cả quá trình nỗ lực, quyết tâm, đồng lòng của hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc ở A Lưới. Trong đó, phải kể đến việc huy động, lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và công tác tuyên truyền để người dân tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo.
Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2021-2023 trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế có 61 trường hợp tảo hôn. Dù ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, thế nhưng tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS tại tỉnh này vẫn chưa thể chấm dứt.
Ngay sau thành công của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ thứ IV, năm 2024, đồng bào các dân tộc của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, huyện miền núi A Lưới nói riêng đón thêm một tin vui khi đón nhận Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo năm 2024.
Sinh cơ, lập nghiệp ở xã miền núi Hồng Thái, huyện A lưới (Thừa Thiên Huế), chàng trai người Pa Cô Nguyễn Văn Mạnh đã “kiến tạo” cho gia đình mình được mô hình kinh tế hiệu quả bền vững. Nguyễn Văn Mạnh là một trong số những gương mặt tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS từng được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tấm gương già làng, Người có uy tín luôn phát huy tinh thần “tuổi càng cao, chí càng lớn”, “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”. Họ luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào ở địa phương, lan tỏa nhiều việc tốt trong cộng đồng các DTTS.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
11:14, 13/05/2024 Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành giờ đây được trang hoàng lung linh như một khu phố nhỏ trên miền núi rừng hoang sơ.
Tin tức -
Minh Thu -
18:08, 20/05/2024 Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Sau ba năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
08:13, 25/06/2024 Với phương châm “3 bám, 4 cùng, 6 xóa”, Đoàn kinh tế - Quốc phòng 92, Quân khu 4 đang đồng hành cùng đồng bào xây dựng vùng biên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng khởi sắc. Đời sống, kinh tế đồng bào không ngừng cải thiện, phát triển, thế trận lòng dân ngày một bền chặt.
Là huyện vùng cao nằm dọc biên giới Việt - Lào, A Lưới được xem là chiếc nôi văn hóa dân tộc thiểu số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên mảnh đất này, bao đời nay đồng bào dân tộc Tà Ôi không chỉ bền bỉ giữ gìn nghề dệt Zèng truyền thống, mà còn đưa Zèng trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao, giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Trong chương trình thăm, chúc Tết đồng bào các DTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ, sáng 23/1, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết đồng bào các DTTS ở huyện biên giới A Lưới.
Thời gian gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đồng bào DTTS ở các huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế như Nam Đông, A Lưới đã mạnh dạn phát triển kinh tế, từ đó từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Nhờ phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước đổi thay. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo.
Với người Bru-Vân Kiều, các làn điệu dân ca và âm thanh của các loại nhạc cụ truyền thống, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ, hội và cả đời sống thường ngày. Đặc biệt, tiếng đàn Ta Lư đã ăn sâu vào tâm hồn nhiều thế hệ, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Bru-Vân Kiều.
Khởi nghiệp bằng những mô hình sinh kế mới không chỉ giúp đồng bào DTTS có thêm thu nhập mà còn giải quyết vấn đề lao động tại địa phương. Bước đầu, những mô hình này đều mang lại tín hiệu tích cực, thanh niên vùng đồng bào DTTS có thêm động lực làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Ngày 23/12, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trường Tiểu học Phường Đúc (Tp. Huế) tổ chức trao tặng mô hình sinh kế và quà cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại xã A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trong chương trình “Ấm tình mùa Đông năm 2023”.
A Lưới và Nam Đông (Thừa Thiên Huế) là 2 huyện miền núi có nhiều thành phần DTTS sinh sống như Pa Cô; Tà Ôi; Cơ Tu; Bru-Vân Kiều…Với địa hình và thời tiết đặc thù; cùng với văn hóa truyền thống đa sắc màu của các dân tộc nên A Lưới và Nam Đông đang có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Theo đó, các địa phương đã tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc đầu tư, quảng bá bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS.