Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cây dược liệu mở hướng thoát nghèo cho đồng bào A Lưới

Minh Thu - 17:00, 08/07/2024

Thực hiện Kế hoạch phát triển cây dược liệu giai đoạn 2021 - 2025 gắn liền với nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy hoạch trên 300ha vùng trồng dược liệu, tập trung tại các xã Quảng Nhâm, A Roàng, Hồng Bắc thuộc huyện A Lưới, từ đó, mở hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở huyện vùng cao này.

Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra công tác trồng cây dược liệu tại huyện A Lưới.
Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra công tác trồng cây dược liệu tại huyện A Lưới

Mở lối thoát nghèo

Theo đánh giá của ngành chức năng, qua triển khai trong thực tế, đến nay, nhiều loại dược liệu đã được nghiên cứu, phát triển sản xuất, trở thành nguyên liệu đầu vào của một số doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Một số loại dược liệu có thể xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Từ đó đã thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thuốc từ dược liệu, mang lại tiềm năng rất lớn cho việc phát triển trồng trọt cây dược liệu ở trong nước. Trong đó có một số cây dược liệu quý phân bố tự nhiên trên địa bàn huyện A Lưới đã và đang góp phần giúp đồng bào vùng cao A Lưới mở lối thoát nghèo.

Đơn cử như trường hợp gia đình anh Hồ Văn Như - Trưởng thôn Pi Ây 1, xã Quảng Nhâm. Từ năm 2019, anh Như đã tận dụng đất đai để trồng sâm Bố Chính và cà Gai leo. Đến đầu năm 2022, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh Như mở rộng diện tích trồng 2ha sâm và Cà gai leo.

“Với giá bán bình quân 70.000 đồng/kg sâm tươi, thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác. Trong thời gian tới, gia đình tôi sẽ mở rộng thêm diện tích trồng sâm Bố Chính và cà Gai leo để phát triển kinh tế gia đình”, anh Như chia sẻ.

Hiện nay, ngoài sâm Bố Chính, người dân xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới còn trồng thêm khoảng 10ha cây cà Gai leo - một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh gân xương, chữa phong thấp, chữa bệnh lý về gan.

Theo ông Hồ Văn Ngực - Chủ tịch UBND xã Quảng Nhâm: Qua thực tế cho thấy, trồng dược liệu có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa và các loại cây lương thực ngắn ngày của bà con. Sắp tới, địa phương sẽ mở rộng diện tích sâm Bố Chính, tăng dần diện tích nhưng vẫn đảm bảo theo đúng quy hoạch, không phát triển ồ ạt để đảm bảo đầu ra. Đồng thời, nghiên cứu chế biến, đóng gói thành sản phẩm rượu sâm, mật ong sâm, trà sâm để bảo quản lâu hơn.

Sau thời gian trồng, chăm sóc cây sâm Bố Chính phát triển tốt tại huyện miền núi A Lưới
Sau thời gian trồng, chăm sóc cây sâm Bố Chính phát triển tốt tại huyện miền núi A Lưới

Cùng với cây sâm Bố Chính, cây cà Gai leo ở xã Quảng Nhâm, chính quyền huyện A Lưới đã đưa khoảng 2ha cây Gừng gió và Thiên niên kiện vào trồng thử nghiệm với 64 hộ đồng bào DTTS ở xã A Roàng tham gia. Sau gần 3 năm trồng, cây Thiên niên kiện và Gừng gió phát triển tốt. Với phương châm khai thác một phần, phần còn lại để cây tái sinh, nên cây cho thu hoạch hằng năm đều, gần với quy luật tự nhiên.

Tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng cây dược liệu trên địa bàn, huyện tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực. Đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719. Hiện nay, huyện A Lưới đang xây dựng bản đồ Nông hóa thổ nhưỡng cho 12 xã để xác định các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với từng cây trồng cụ thể trên từng vùng đất, triển khai hạ tầng, các tuyến đường vào các khu có thể trồng được cây dược liệu.

Thông tin từ Viện Dược liệu, Bộ Y tế cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục hỗ trợ huyện A Lưới khảo sát lại thực trạng trồng, khai thác tự nhiên về cây dược liệu; khảo sát đặc điểm đất đai, khí hậu; xác định cây trồng; gắn việc trồng, phát triển cây dược liệu với sản xuất theo chuỗi giá trị. Đây là tín hiệu vui để đồng bào các DTTS ở huyện A Lưới có điều kiện gia tăng sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2024.

Nguồn thu nhập ổn định từ cây sâm Bố Chính đã và đang giúp đồng bào DTTS ở huyện A Lưới xóa đói giảm nghèo.
Nguồn thu nhập ổn định từ cây sâm Bố Chính đã và đang giúp đồng bào DTTS ở huyện A Lưới xóa đói giảm nghèo.

Có thể nói, việc triển khai được dự án Đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn huyện A Lưới có ý nghĩa thiết thực, không chỉ đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội, phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi, mà còn có ý nghĩa với công tác phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, tạo sự phát triển bứt phá, toàn diện và bền vững về phát triển dược liệu quý ở vùng đồng bào DTTS và miền núi theo các nội dung thuộc Chương trình MTQG 1719.

Như nhận định của ông Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế: Chúng tôi đã dựa trên chính sách của Chương trình MTQG 1719, tham mưu UBND tỉnh xây dựng chuỗi liên kết để phát triển dược liệu quý tại huyện A Lưới; triển khai các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng để khai thác nguồn nguyên liệu theo mục tiêu tăng trưởng xanh, đặc biệt là giải quyết sinh kế cho người dân. Đồng thời, kêu gọi doanh nghiệp khởi nghiệp và đầu tư để khai thác tiềm năng các vùng dược liệu quý.

Tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình MTQG 1719 do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết huyện A Lưới đã ban hành Thông báo lựa chọn chủ trì liên kết với quy hoạch tổng diện tích 305ha cây dược liệu tại 3 xã: Quảng Nhâm, Hồng Bắc, A Roàng. Đồng thời, phê duyệt xong nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng cho 3 xã. 

Hiện nay, tỉnh đang lấy ý kiến thành viên UBND tỉnh trước khi ký phê duyệt Dự án triển khai thực hiện trên diện tích 215ha (trong đó có 210ha trồng dược liệu với 5 loại cây chính là Thạch tùng răng cưa, Thông đỏ lá dài, Bảy lá một hoa, Gấc và 5ha xây dựng nhà máy, vườn ươm tại xã Quảng Nhâm). Đến nay, đã có 3 HTX và 313 người dân đăng ký tham gia trồng cây dược liệu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 10 Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 10 Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Sáng 6/10, tại Tòa nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 10 để triển khai các nội dung phục vụ cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và xem xét, cho ý kiến một số nội dung quan trọng khác liên quan đến công tác dân tộc theo sự phân công của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Nhanh chóng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau bão lũ

Nhanh chóng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau bão lũ

Thời sự - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Để khắc phục hậu quả, cơn bão số 3, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát các cơ chế, chính sách để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên theo quy định của Nghị định 02/2017 về về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì mức hỗ trợ rất thấp, vì vậy cần đẩy nhanh thời gian và tăng mức hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp tái thiết sản xuất, ổn định đời sống và tăng trưởng kinh tế.
Trong lắng sâu Hà Nội…

Trong lắng sâu Hà Nội…

Sự kiện - Bình luận - PV - 4 giờ trước
70 năm kể từ ngày giải phóng (10/10/1954), Hà Nội chứng kiến bao đổi thay, phát triển trong văn hóa và lối sống của người Hà Nội. Dẫu có như vậy, trong cuộc sống hằng ngày, từ lắng sâu tâm hồn, ta vẫn nhận ra nét đẹp của người Hà Nội, để ta tin rằng, nét đẹp ấy sẽ mãi đi cùng năm tháng.
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột: Hỗ trợ điều trị miễn phí cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột: Hỗ trợ điều trị miễn phí cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

Sức khỏe - Lê Hường - 4 giờ trước
Với những kết quả ấn tượng khi tham gia chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” mùa thứ 10, năm 2023, Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đồng hành trong mùa thứ 11 của chương trình ý nghĩa này.
Bình Định: Phấn đấu đến năm 2025 có 85% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Bình Định: Phấn đấu đến năm 2025 có 85% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Tỉnh Bình Định chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025.
Nhiều hoạt động trải nghiệm khi tới du lịch Cà Mau

Nhiều hoạt động trải nghiệm khi tới du lịch Cà Mau

Tin tức - Tào Đạt - 5 giờ trước
Mới đây, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau đã tổ chức đoàn Famtrip khảo sát tuyến du lịch TP. Cà Mau - Ngọc Hiển - Cái Nước - Trần Văn Thời. Hoạt động nhằm giới thiệu điểm đến du lịch Cà Mau với các đơn vị lữ hành, du khách trong và ngoài nước.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Hàng cây kết nghĩa” chào mừng 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk

“Hàng cây kết nghĩa” chào mừng 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk

Tin tức - Lê Hường - 5 giờ trước
Chiều 5/10, Phòng Dân tộc huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan, đơn vị kết nghĩa tổ chức Chương trình Lễ trao tặng công trình “Hàng cây kết nghĩa” và tặng quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo buôn kết nghĩa - buôn Drai, xã Ea Na. Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk. Bí thư Huyện ủy Krông Ana H’Yâo Knul tham dự Chương trình.
Kinh tế 9 tháng đạt mức tăng trưởng 6,82%

Kinh tế 9 tháng đạt mức tăng trưởng 6,82%

Thời sự - Hương Trà - 5 giờ trước
Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế 9 tháng năm 2024 đạt mức tăng trưởng 6,82%. Đây là mức tăng trưởng tích cực, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động của kinh tế thế giới, khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai.
Nhà thiết kế dân tộc Tày tái hiện lịch sử vàng son với sưu tập áo dài “Thuỵ vũ nghênh hy”

Nhà thiết kế dân tộc Tày tái hiện lịch sử vàng son với sưu tập áo dài “Thuỵ vũ nghênh hy”

Sắc màu 54 - Hương Trà - 5 giờ trước
“Thụy vũ nghênh hy” là bộ sưu tập áo dài mới nhất mà nhà thiết kế người Tày Vũ Thảo Giang giới thiệu tới công chúng đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” của Hà Nội

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 6/10, tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, không gian lịch sử văn hóa hồ Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình'.
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững

Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 (theo giờ địa phương) tại Paris, Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị.