Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Lung linh “phố núi” A Nôr

Phạm Tiến - 11:14, 13/05/2024

Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành giờ đây được trang hoàng lung linh như một khu phố nhỏ trên miền núi rừng hoang sơ.

Khu Farmstay A Nôr - trang trại cá tầm của Hồ Thanh Phương ở làng du lịch cộng đồng A Nôr, thôn Đút, xã Hồng Kim (A Lưới, Thừa Thiên Huế)
Khu Farmstay A Nôr - trang trại cá tầm của Hồ Thanh Phương ở làng du lịch cộng đồng A Nôr, thôn Đút, xã Hồng Kim (A Lưới, Thừa Thiên Huế)

Dự án Trường Sơn xanh “mở lối”

Trở lại A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong những ngày cuối tháng 4/2024, cái nắng đầu hè như dịu hơn ở vùng đất được ví là “Đà Lạt” của Miền Trung này. Từ ngã ba đường Hồ Chí Minh, đi vào chưa đến 1km là điểm du lịch sinh thái cộng đồng A Nôr. Hình ảnh trực quan khác hẳn trong suy nghĩ của chúng tôi trước khi về với A Nôr. Hàng chục ngôi nhà được cải tạo xinh xắn, những bảng hiệu du lịch homestay treo trước cổng lung linh. Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đặc biệt là có Thác A Nôr nên du khách đến du lịch ở điểm du lịch sinh thái ở miền sơn cước này đông hơn tôi nghĩ.

Câu chuyện phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS ở xã Hồng Kim (A Lưới, Thừa Thiên Huế) bắt đầu từ năm 2008. Thời điểm đó, dự án Trường Sơn Xanh đã hỗ trợ cho thôn Đút, xã Hồng Kim tiểu dự án phát triển điểm du lịch cộng đồng ở A Nôr với kinh phí 500 triệu đồng. Bước đầu, Dự án hỗ trợ cho 3 hộ gia đình đồng bào Bru Vân Kiều là Hồ Trâm, Nhuận Thoa và 1 hộ nữa (giờ đã nghỉ do già yếu) cải tạo khu nhà sàn để làm du lịch cộng đồng. Trong số 500 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ cho 3 hộ gồm cải tạo nhà sàn, làm đường, cải tạo sân vườn còn lại phần lớn kinh phí được đầu tư cho tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn kinh doanh du lịch. 

Đồng hành cùng Dự án để hỗ trợ đồng bào xây dựng làng du lịch cộng đồng A Nôr, UBND huyện A Lưới đầu tư thêm tuyến đường và các hạ tầng kỹ thuật trong khuôn viên điểm du lịch. Để du lịch hoạt động bài bản, chính quyền địa phương cũng thành lập Hợp tác xã du lịch sinh thái A Nôr. Sau khi khu du lịch đưa vào khai thác, lượng khách đã tăng dần, đều cho đến nay. Vào các dịp hè, lượng khách đến với A Nôr ngày một đông có thời điểm tăng đột biến.

Cung đã vượt cầu, hiệu quả kinh tế từ mô hình homestay, farmstay ở A Nôr đã thấy rõ. Nhiều hộ gia đình người Bru Vân Kiều ở thôn Đút đã tự bỏ tiền cải tạo nhà cửa để chuyển sang kinh doanh du lịch homestay, farmstay. Đến nay toàn thôn đã có 11 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ này. Cùng với đó, số hộ tham gia dịch vụ phụ trợ như ăn uống, nuôi trồng để cung cấp thực phẩm sạch cho du khách cũng phát triển. Đời sống đồng bào ở làng du lịch cộng đồng A Nôr theo đó cũng được nâng lên.

Nhiều hộ gia đình khác ở A Nôr cũng trở nên khá giả nhờ các hoạt động giao thương, du lịch
Nhiều hộ gia đình ở A Nôr cũng trở nên khá giả nhờ các hoạt động giao thương, du lịch

Gia đình Hồ Trâm, một chủ khu homestay chia sẻ, mỗi năm gia đình anh có nguồn thu nhập ổn định khoảng 90 triệu đồng từ các hoạt động du lịch. Số tiền đó, đủ bù chi phí cho các dịch vụ và hỗ trợ thêm cho kinh tế gia đình. Có nguồn thu nhập khá, gia đình Hồ Trâm đầu tư cho trồng rừng, làm nương rẫy nên cuộc sống cũng ổn định.

Cũng như gia đình Hồ Trâm, nhiều hộ gia đình khác ở A Nôr cũng trở nên khá giả nhờ các hoạt động giao thương, du lịch. Cùng với cái được trước mắt là kinh tế đã khá lên, tư duy đồng bào cũng đã thay đổi nhanh chóng nhờ được giao thương với khách thập phương về với A Nôr.

Đồng bào Bru Vân Kiều tiếp bước

Từ 3 hộ kinh doanh dịch vụ homestay, farmstay “hạt nhân” do Dự án Trường Sơn xanh hỗ trợ. Đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Đút tiếp bước xây dựng A Nôr trở thành điểm nhấn trên dãy Trường Sơn.

(Bài Kế hoạch): Lung linh “Phố núi” A Nôr 2
Hiện, ở A Nôr có 11 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ Homestay, farmstay phục vụ du khách

Đến nay, điểm du lịch cộng đồng A Nôr có 11 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ homestay, farmstay. Nhờ có nguồn thu ổn định nên đồng bào có khả năng tái đầu tư cho cơ sở của mình. Trải qua nhiều năm, giờ đây A Nôr có cảnh quan bắt mắt du khách. Các dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng trở nên chuyên nghiệp hơn trước. Trong số những khu homestay tại A Nôr, khu farmstay trang trại cá tầm của vợ chồng anh Hồ Thanh Phương (40 tuổi) là một điểm du lịch được đầu tư khá bài bản.

Bên cạnh những hồ nuôi cá tầm là những khu nhà sàn được xây dựng bằng gỗ với phòng ốc được thiết kế sang trọng. Khu farmstay hiện có 3 khu nhà sàn phục vụ lưu trú khách đơn lẻ hoặc đoàn với khả năng phục vụ tối đa khoảng 50 người. Các phòng nghỉ được xây dựng với kiến trúc gỗ trồng thân thiện với môi trường, có ban công và tầm nhìn đồi núi tuyệt đẹp.

(Bài Kế hoạch): Lung linh “Phố núi” A Nôr 3
Đến với A Nôr, du khách còn được đắm mình trong những sinh hoạt văn hóa, ẩm thực đậm đà bản sắc

Là người có trình độ, lại đang công tác tại VNPT A Lưới nên Hồ Thanh Phương có điều kiện để phát triển dịch vụ của gia đình theo được xu thế hiện đại. Năm 2009, Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Phương trở lại A Lưới ứng tuyển và được nhận vào làm việc tại VNPT A Lưới. Có việc làm phù hợp với chuyên môn ngay tại quê hương, có thu nhập ổn định là cơ sở để Hồ Thanh Phương có thể vay vốn tiếp tục đầu tư cho khu trang trại ấp ủ bấy lâu của mình. 

Trải qua thời gian cần mẫn, giờ đây anh Phương đã làm chủ được kỹ thuật nuôi cá tầm từ nguồn nước tự nhiên A Lưới. Mỗi lứa thả nuôi lên đến 1.000 con giống, sau khoảng 1 năm nuôi có thể thu hoạch với giá 300.000 đồng/kg (cá từ 1kg đến 10kg). Sản phẩm cá tầm A Lưới của Hồ Thanh Phương giờ đây không chỉ là món đặc sản của khu farmstay mà đã bắt đầu có mặt trên các nhà hàng đặc sản A Lưới, TP. Huế và các vùng lân cận như Quảng Trị, Quảng Nam.

(Bài Kế hoạch): Lung linh “Phố núi” A Nôr 4
Thác A Nôr điểm nhấn độc đáo của điểm du lịch cộng đồng

Hiện nay, khu Farmstay A Nôr - trang trại cá tầm của Hồ Thanh Phương đang hoạt động ổn định với lượng khách đạt 80% phòng lưu trú mùa hè (từ tháng 3 - tháng 8 trong năm). Nguồn thu ổn định đã giúp vợ chồng anh trang trải nợ nần, tiếp tục đầu tư mở rộng ao hồ, tạo việc làm ổn định cho 3 - 4 người dân địa phương với mức thu nhập từ 5-8 triệu đồng/người/tháng. Với vùng cao A Lưới mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp của anh Hồ Thanh Phương đang trở thành hình mẫu cho nhiều bạn trẻ học tập, phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp ngay trên chính tiềm năng của quê hương mình.

Mở đường cho du lịch cộng đồng, mô hình sinh kế homestay, farmstay ở A Nôr là Dự án Trường Sơn xanh. Bằng ý chí và cần mẫn lao động, đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Đứt đã tiếp bước xây dựng A Nôr trở thành điểm nhấn lung linh trên đỉnh Trường Sơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với hơn 70% là người đồng bào DTTS. Từ một huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Nam, nhưng nay Đông Giang đã thay da, đổi thịt, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Kết quả này có được từ sự quyết tâm của địa phương, đồng lòng của Nhân dân trong việc triển khai các phong trào thi đua, các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó nổi bật là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM).
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Thời sự - PV - 31 phút trước
Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 31 phút trước
Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.
Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Photo - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Dân tộc Gié Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Gié Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Tin tức - Hương Trà - 5 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 5 giờ trước
Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 5 giờ trước
Xác định việc thực hiện thành công các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) sẽ tạo “luồng gió mới” giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Hỷ đã và đang nỗ lực thực hiện hiệu quả các công trình, dự án, tiểu dự án nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn ở vùng khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

"Đuổi nghèo" ở Kỳ Sơn

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 6 giờ trước
Để thấy sự đổi thay của một vùng đất, mỗi lần ngược núi, chúng tôi lại cố gắng lưu giữ trong tâm tưởng những hình ảnh thật rõ nét về cảnh sắc và con người nơi ấy. Cũng vì mang tâm tưởng ấy mà hình ảnh về huyện biên giới vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) luôn khác, mới mẻ hơn sau mỗi lần gặp lại.
Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Sắc màu 54 - Thái Tuyên - 6 giờ trước
Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.
Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Sắc màu 54 - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Mới đây, Trường Tiểu học và THCS A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa dệt thổ cẩm vào dạy trong trường học. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp dệt, may mặc trang phục truyền thống của người Bru Vân Kiều, Pa Kô. Các hoạt động này nhằm góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống đối với các em học sinh; đồng thời, bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống trong đời sống hằng ngày.
Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum đã từng bước đổi thay.