Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ hội Lồng tồng trên cao nguyên Cư M'gar

Lê Hường - 09:55, 06/02/2023

Cư M’gar là tên gọi của một ngọn núi lửa đã tắt hàng triệu năm ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Người trong vùng còn quen gọi bằng cái tên rất đẹp-Núi Hoa. Đây là vùng đất có nhiều dân tộc cùng sinh sống với không gian văn hóa, lễ hội phong phú, đa dạng và độc đáo của các dân tộc thiểu số, trong đó, có Lễ hội Lồng tồng mang đặc trưng riêng của người Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc đã định cư ổn định ở xã Cư M’gar.

Các đại biểu và du khách đến tham dự Lễ hội Lồng tồng
Các đại biểu và du khách đến tham dự Lễ hội Lồng tồng

Lễ hội Lồng tồng hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng, là lễ hội dân gian được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây cũng được xem là hoạt động tín ngưỡng cúng thần nông – vị thần cai quản đồng ruộng, các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, người Tày, Nùng thường chọn thửa ruộng đất tốt nhất, địa điểm thuận lợi nhất để tổ chức lễ hội quan trọng này.

Xã Cư M’gar có 4 dân tộc anh em sinh sống, với trên 10.000 dân. Trong đó, các dân tộc Tày, Nùng chiếm khoảng 36%. Hằng năm, chính quyền địa phương đều phối hợp với các ngành chức năng và người dân tổ chức Lễ hội Lồng tồng.

Tiết mục văn nghệ biểu diễn tại Lễ hội
Tiết mục văn nghệ biểu diễn tại Lễ hội Lồng tồng

Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Cư M’gar, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Lồng tồng cho biết: Lễ hội Lồng tồng là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng, mong ước, niềm tin thiêng liêng, cháy bỏng của mỗi người dân trong sự hoà hợp trời đất, âm dương; cầu mong cho cuộc sống khỏe mạnh, no đủ, vạn vật sinh sôi. Với đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Lễ hội Lồng tồng chính là tài sản văn hóa tinh thần vô giá. 

Những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Lễ hội Lồng tồng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng diễn ra ngày càng sôi nổi, phong phú hơn, đảm bảo các yếu tố văn hóa dân gian. Từ đó, đã thu hút du khách đến tham dự lễ hội ngày một đông, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc. Trung bình mỗi năm Lễ hội Lồng tồng thu hút khoảng 10.000 lượt du khách đến tham dự.

Người dân địa phương tham gia trò chơi dân gian bịt mắt đánh trống
Người dân địa phương tham gia trò chơi dân gian bịt mắt đánh trống

Theo thông lệ, vào ngày mùng 6 tháng Giêng đồng bào dân tộc Tày, Nùng xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, lại cùng nhau Lễ hội Lồng tồng để cầu mong một năm mới mùa màng bội thu, mọi người ấm no.

Cụ bà Hoàng Thị Ngãi (80 tuổi), trú thôn 3 chia sẻ: gia đình bà từ tỉnh Cao Bằng vào Đắk Lắk lập nghiệp từ năm 1991 đến nay. Mấy chục năm qua, cộng đồng người Tày, Nùng ở đây vẫn chăm chỉ lao động, sản xuất và bảo ban nhau gìn giữ, bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có Lễ hội Lồng tồng. Bà con đến đây, không chỉ để tạ ơn trời đất, thần linh mà còn giao lưu văn nghệ, nghe hát then, nhịp đàn tính và tham gia các trò chơi dân gian tung còn, bịt mắt đánh trống, bịt mắt bắt vịt, đi câu kiều, lấy cỏ...

Các nghệ nhân dân gian biểu diễn đàn tính, hát then-một nét văn hóa đặc trưng của người Tày, Nùng
Các nghệ nhân dân gian biểu diễn đàn tính, hát then-một nét văn hóa đặc trưng của người Tày, Nùng

Ông Y Wem Hwing, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar cho biết: Huyện rất quan tâm đến bảo tồn văn hóa dân gian các dân tộc, trên địa bàn huyện đã có nhiều lễ hội truyền thống được duy trì tổ chức nhiều năm qua như, Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng; Ăn cơm mới của người Thái; Cúng bến nước, cúng sức khỏe của người Ê Đê… Để tạo điều kiện thuận lợi cũng như thể hiện sự quan tâm của huyện, hàng năm UBND huyện hỗ trợ về kinh phí, trang thiết bị cho các địa phương tổ chức lễ hội truyền thống.

Lễ hội Lồng tồng nhằm mục đích giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Tày, Nùng và tạo nguồn cảm hứng cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Cư M’gar để gìn giữ văn hóa truyền thống. Đồng thời, góp phần động viên tinh thần bà con cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm lao động, sản xuất, để năm tới mùa màng bội thu. 

Thầy mo thay mặt bà con cúng tạ ơn trời đất, thần linh và câu năm mới nhà nhà ấm no
Thầy mo thay mặt bà con cúng tạ ơn trời đất, thần linh và cầu cho năm mới nhà nhà ấm no

Ngoài Lễ hội Lồng tồng, thời gian qua, các dân tộc Tày, Nùng trên địa bàn đã gìn giữ rất tốt các nét văn hóa truyền thống từ trang phục, đàn tính, hát then rất đặc sắc. "Giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc có ý nghĩa sâu sắc trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là các lễ hội đã tạo sức thu hút khách du lịch thập phương. Qua đó, quảng bá hình ảnh du lịch của huyện Cư M’gar và bản sắc văn hóa đặc sắc và vô cùng phong phú của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện" , ông Y Wem Hwing nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định về việc Thanh tra toàn diện Dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam. Thời gian làm việc là 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định Thanh tra.
Hiểm họa từ rác thải điện tử

Hiểm họa từ rác thải điện tử

Sức khỏe - Minh Thu - 4 giờ trước
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những tiện ích vượt bậc cho đời sống và sinh hoạt của con người, đồng thời cũng kéo theo hệ lụy về rác thải điện tử. Rác thải điện tử đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, có nguy cơ cao gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý rác thải điện tử.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia

Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia

Tin tức - Minh Thu - 8 giờ trước
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu cao quý “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 9 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 9 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 9 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.